Chu Nguyên Chương bóc cam cho Chu Đệ, mẫu thân khuyên nên trốn

Vì sao sau khi nghe hoàng tử kể lại câu chuyện vua cha đích thân bóc cam cho mình ăn, người mẹ lại có phản ứng kỳ lạ như vậy.

Chu Nguyên Chương bóc cam cho Chu Đệ, mẫu thân khuyên nên trốn

Vị hoàng đế máu lạnh, vô tình

Trong các vị hoàng đế của lịch sử Trung Quốc, Chu Nguyên Chương (Minh Thái Tổ) là một nhà vua có xuất thân khá đặc biệt. Gia đình ông vốn thuộc tầng lớp bần nông nghèo khổ. Chu Nguyên Chương đã từng có thời điểm làm hòa thượng và ăn mày. Mãi sau đó, ông mới tham gia Hồng Cân quân (đội quân khăn đỏ) và từ một người không có gì trong tay trở thành tướng lĩnh đứng đầu quân doanh.

Sau khi lật đổ ách thống trị của nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương lên ngôi và lập ra vương triều nhà Minh. Xét trên những công lao mà Chu Nguyên Chương lập được với đất nước Trung Hoa thời bấy giờ thì ông có thể coi là một trong những vị quân chủ vĩ đại. Tuy nhiên, xét trên yếu tố tư chất đạo đức thì Chu Nguyên Chương quả thực là 1 hôn quân.

Cho tới nay, nhiều sử sách vẫn còn lưu lại những ghi chép về tội ác của Chu Nguyên Chương đã gây ra. Ông không chỉ là 1 vị vua đa nghi mà còn vô cùng tàn bạo, máu lạnh, giết chết hàng loạt văn võ bá quan và những công thần, gây ra bao nỗi oan khiên.

Chu Nguyen Chuong boc cam cho Chu De, mau than khuyen nen tron

Chu Nguyên Chương là vị hoàng đế có tài thao lược nhưng vô cùng đa nghi, tàn bạo. (Ảnh: Baidu)

Thậm chí, Chu Nguyên Chương còn sẵn sàng ra tay với người thân ruột thịt, đầu áp tay gối. Bởi Chu Nguyên Chương tay không dựng nghiệp lớn, không có một tấc đất nào trong tay nhưng nhờ tự lực phấn đấu mà lập nên giang sơn Đại Minh nên đối với ông, việc tìm người kế thừa sự nghiệp là rất quan trọng. Chu Nguyên Chương biết rằng bản thân không thể ngồi trên ngai vàng suốt đời nên ông muốn gấp rút tìm ra người sẽ thay mình giúp triều đại ngày càng hưng thịnh.

Càng về cuối đời ông càng buồn rầu không thôi vì không tìm được người xứng đáng. Sau khi xem xét kỹ lưỡng, cuối cùng Chu Nguyên Chương đã chọn được hoàng tử Chu Tiêu. Tuy là con trai trưởng của Minh Thái Tổ nhưng tính nết trái ngược với cha: Chu Tiêu hiền hậu, đôi lúc có phần nhu nhược nên nhiều lần khiến vua cha cảm thấy không hài lòng. Khi Chu Tiêu được 13 tuổi đã được vua cha lập làm Hoàng thái tử.

Minh Thái Tổ còn mời danh sĩ nổi tiếng đương thời là Tống Liêm về dạy dỗ cho Thái tử. Sau nhiều năm trau dồi kiến thức, Chu Tiêu đã đủ bản lĩnh để nối nghiệp của cha thì không may trong 1 lần đi thị sát ở Thiểm Tây, ông bất ngờ mắc bệnh lạ rồi qua đời. Việc Chu Tiêu qua đời đã khiến cho Chu Nguyên Chương vô cùng đau lòng. Một phần là bởi những người con trai còn lại khó có thể tin tưởng. Kẻ thì đầy dã tâm, người thì kém cỏi, đam mê tửu sắc, hoang đường thối nát, không có chút tài năng nào.

Quyết định sai lầm

Cuối cùng, Chu Nguyên Chương thấy rằng chỉ có Yên vương Chu Đệ và đích tôn Chu Doãn Văn là đủ khả năng làm nên nghiệp lớn. Các quan võ trong triều đều ủng hộ Chu Đệ bởi ông ta được nuôi và trưởng thành giữa các trận chiến. Nếu xét về tài năng và bản lĩnh, Chu Đệ không hề thua kém Chu Nguyên Chương bởi ông ta cũng là bậc anh hùng thao lược hiếm có. Chu Đệ là người dũng mãnh mưu trí hơn người, khi mới 33 tuổi ông đã được coi là nhất đại "chiến thần".

Nhưng, Chu Nguyên Chương vốn là người có tính đa nghi vô cùng lớn, tuy nhìn thấy tương lai của nước nhà có thể đặt trên vai của Chu Đệ nhưng ông vẫn luôn có 1 nỗi niềm canh cánh không yên. Theo một ghi chép không chính thức, việc Chu Nguyên Chương nghi ngờ Chu Đệ bắt nguồn từ một giấc mơ của mình. Minh Thái Tổ nằm mơ thấy có 1 người mặc áo giáp tới chiếm đoạt cung điện của mình. Ông cho rằng người đó chính là Chu Đệ và cảm thấy con trai mình có thể sẽ là mối đe dọa lớn của triều đình.

Chu Nguyen Chuong boc cam cho Chu De, mau than khuyen nen tron-Hinh-2

Vì 1 giấc mơ, Chu Nguyên Chương đã nghi ngờ con trai của mình. (Ảnh: Baidu)

Vì vậy, Chu Nguyên Chương đã gọi Chu Đệ vào cung để gặp mặt. Lần gặp mặt, Chu Nguyên Chương thậm chí còn đích thân bóc cam đưa cho Chu Đệ ăn. Khi Chu Đệ gặp phải tình huống này, ông đã vui mừng vì cho rằng cha đang thể hiện tình cảm yêu mến đặc biệt dành cho mình. Kết thúc buổi gặp mặt, Chu Đệ hào hứng trở về kể với mẹ sự việc này.

Nào ngờ, khi câu chuyện kết thúc, mẫu thân của Chu Đệ vô cùng hoảng hốt, bà liền nói "Đứa con đáng thương của ta, con hãy tìm cách trốn đi càng sớm càng tốt, bởi cha của con đang có ý định giết con đấy. Con có hiểu rằng bóc quả cam cũng đồng nghĩa với "lột da rút gân" không? Đây chắc chắn không thể chuyện đùa". Chu Đệ rất sợ hãi sau khi nghe mẹ phân tích, ông liền xin vua cha cho mình ra biên cương trấn ải. Chính vì thế, Chu Đệ đã thoát được 1 mạng.

Đáng tiếc rằng, sau đó, khi Chu Nguyên Chương lập đích tôn Chu Doãn Văn lên làm người kế vị, ông không ngờ rằng đây là quyết định sai lầm của mình. Sau khi Chu Nguyên Chương mất, Chu Đệ đã phát động một cuộc nội chiến để cướp lại ngôi vị từ chính tay cháu của mình.

Cung nữ mất mạng khi dâng cháo Chu Nguyên Chương lúc nửa đêm?

Hoàng đế cổ đại có nhiều cách để xưng hô, ngoài từ "trẫm" ra, còn có từ "quả nhân". Cách xưng hô này thật ra rất dễ hiểu, thể hiện sự tập trung quyền lực của một quốc gia, tuy rằng vinh hiển không ai bằng, nhưng đồng thời cũng là sự cô đơn đến cùng cực.
 

Cung nữ mất mạng khi dâng cháo Chu Nguyên Chương lúc nửa đêm?
Trên đầu đội mũ miện thể hiện sự tập trung quyền lực, ngay kể cả người thân nhất cũng không thể tin cậy, huống hồ là anh em bằng hữu.

Hiện tượng nào luôn xuất hiện khi các hoàng đế Trung Hoa ra đời?

Liệu đây có phải là điềm báo của trời đất khi có 1 hoàng đế được sinh ra?

Hiện tượng nào luôn xuất hiện khi các hoàng đế Trung Hoa ra đời?

Sự kế thừa ngôi vị hoàng đế trong xã hội phong kiến Trung Quốc là tương đối điển hình, mỗi vị hoàng đế vì muốn chứng minh sự hợp pháp của mình khi kế thừa ngai vị, đều cho biên soạn một bài viết về việc mình ra đời.

Những bài viết đó đại khái đều miêu tả rằng khi hoàng đế sinh ra đều có mây hồng che vạn trượng, trời giáng điềm lành, hoặc nơi hoàng đế sinh ra có hai con rồng vàng trên tòa thành... Nói chung là sự miêu tả vô cùng phong phú, muôn hình vạn trạng.

Nhờ 4 câu thơ, Lưu Bá Ôn được Chu Nguyên Chương tha mạng

Nếu không có 4 câu thơ này, có lẽ Lưu Bá Ôn khó mà bảo toàn mạng sống sau chuyến ghé thăm của Chu Nguyên Chương.

Nhờ 4 câu thơ, Lưu Bá Ôn được Chu Nguyên Chương tha mạng

Trong các triều đại phong kiến của Trung Quốc, nhà Minh là được coi là triều đại có nhiều nét đặc biệt. Nhà Minh có thể nói là triều đại mở đầu cho nhiều chế độ nhưng cũng chấm dứt nhiều chế độ.

Ví dụ như, thời nhà Minh bãi nhiễm vị trí Thừa tướng, đưa Hoàng đế trở thành người thống trị, nắm quyền trực tiếp các bộ ban ngành trong triều.

Đọc nhiều nhất

Tin mới