Chú chim cánh cụt e thẹn đáng yêu mê hoặc cư dân mạng

Khoảnh khắc chú chim cánh cụt biểu cảm xấu hổ e thẹn vô cùng đáng yêu sau khi đi nhầm đàn khiến cư dân mạng tan chảy.

Chú chim cánh cụt e thẹn đáng yêu mê hoặc cư dân mạng
Nếu bạn đã từng lạc mất bạn bè giữa đám đông, có thể bạn sẽ đồng cảm với chú chim cánh cụt trong bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội.
Đoạn video thú vị ghi lại cho thấy con chim tách khỏi nhóm và nhảy theo nhóm lạ nhưng may cho nó khi một người bạn cùng nhóm đã quay lại để nhắc nhở.
'The Southern Barlows', một kênh YouTube chia sẻ các video về cuộc sống ở quần đảo Falkland, Đại Tây Dương, ngoài khơi bờ biển phía nam Argentina, nơi sinh sống của khoảng 320.000 cặp chim cánh cụt rockhopper phương nam.
Theo tổ chức bảo tồn Falklands, loài chim cánh cụt sinh sản tập trung ở đó hàng năm từ khoảng tháng 10 đến tháng 4.
Klemens Pütz, Giám đốc khoa học của Tổ chức nghiên cứu Nam Cực tại Bremervörde, Đức cho biết đàn chim cánh cụt đang lao xuống dốc với tốc độ rất nhanh, có thể chúng đang đi ra biển để câu cá. Cảnh hỗn loạn diễn ra khi hai nhóm con chim cánh cụt chạm trán nhau và nhanh chóng hòa lẫn vào nhau. Một nhóm có khả năng đang quay trở về từ hướng đại dương và nhóm kia trở lại đàn sinh sản.
 
Klemens Pütz cho biết: "Đó chỉ là sự pha trộn của nhiều con chim cánh cụt, trong lần tới, có thể con chim cánh cụt sẽ ở trong nhóm hoàn toàn khác. Khi các nhóm chim đi theo hướng khác nhau, va chạm vào nhau, sự nhầm lẫn thường xuất hiện. Chim cánh cụt có xu hướng làm theo người khác và điều này luôn mạnh hơn so với định hướng ban đầu của nó".
Klemens Pütz nói: "Tôi nghĩ rằng đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khiến cho người ta hiểu rằng một trong những con chim cánh cụt quay lại giúp đỡ con kia và đưa nó trở lại đúng hướng".
Và mặc dù chú chim cánh cụt mất phương hướng ngắn ngủi trong video dường như đã nhận được một số sự giúp đỡ từ một con chim họa mi có liên quan, nhưng không chắc rằng chú chim cánh cụt thứ hai đang thực sự thể hiện hành vi vị tha. Thay vào đó, nó có lẽ cũng bối rối như lần đầu tiên
Chim cánh cụt Rockhoppers đến nơi sinh sản ở Quần đảo Falkland vào tháng 10 và đẻ trứng vào giữa tháng 11. Khi mùa sinh sản kết thúc, chim bố mẹ thay lông và bắt đầu hành trình kiếm ăn trong mùa đông của chúng.
Nicolás Alejandro Lois, một nhà nghiên cứu Viện cho biết, chim cánh cụt bối rối trong video tạm thời không phân biệt được nhóm nào với nhóm nào, đâu là đàn của mình nhưng chúng hoàn toàn có thể xác định bạn tình và con cái trong số hàng chục nghìn con.
Các loài chim chủ yếu tìm thấy nhau bằng cách sử dụng âm thanh, chúng gọi nhau và đối phương đáp lại tiếng kêu ấy cũng như tín hiệu hình ảnh. Chim cánh cụt Rockhoppers đực và cái thường kết đôi trong vài năm, một số bằng chứng cho thấy chúng gặp nhau rồi kết đôi trong một đợt vào mùa xuân.
Nina Dehnhard, một nhà sinh thái học chim biển thuộc Viện Nghiên cứu Na Uy ở Trondheim, Na Uy cho biết đến mùa đông các cặp đôi thường tách riêng. Những thói quen đó giải thích tại sao chim cánh cụt Rockhoppers có tỷ lệ ly hôn thấp hơn chim cánh cụt hoàng đế, loài không có địa điểm làm tổ cố định

Hoan nghênh chim cánh cụt diễu hành tự hào đồng tính

Sắp tới, chim cánh cụt cũng sẽ có sự kiện 'diễu hành tự hào đồng tính' của riêng mình. Tất nhiên là do con người tổ chức.

Hoan nghênh chim cánh cụt diễu hành tự hào đồng tính

Sở thú thành phố London là nhà của cặp đôi chim cánh cụt đồng tính nổi tiếng Ronnie và Reggie. Nhằm tôn vinh tình yêu cao đẹp của cặp đôi này và những mối quan hệ tương tự trong sở thú, ban điều hành nơi đây đã quyết định tổ chức “Diễu hành tự hào đồng tính” đầu tiên dành riêng cho động vật. Nó nằm trong khuôn khổ sự kiện thường niên Zoo Night diễn ra vào ngày 5.7, một ngày trước sự kiện “Diễu hành tự hào LGBT” tại London.

Khám phá gây choáng loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới

(Kiến Thức) - Chim cánh cụt Rockhopper là một trong những loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới và không thể phân biệt giới tính của loài này nếu chỉ dựa vào ngoại hình.

Khám phá gây choáng loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới
Kham pha gay choang loai chim canh cut nho nhat the gioi
 Chim cánh cụt Rockhopper là một trong những loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới với trọng lượng khoảng 2,3kg - 2,7kg, cao khoảng 50cm khi trưởng thành, con đực lớn hơn so với con cái. Ảnh: wikipedia.
Kham pha gay choang loai chim canh cut nho nhat the gioi-Hinh-2
 Chim cánh cụt Rockhopper đôi mắt màu đỏ, mỏ màu cam, màng chân màu hồng, và chỏm lông màu vàng, đen và nhọn trên đầu. Ảnh: khoahoc.
Kham pha gay choang loai chim canh cut nho nhat the gioi-Hinh-3
 Chim cánh cụt Rockhopper không thể được phân biệt giới tính chỉ dựa vào ngoại hình, mà phải phải bằng cách kiểm tra ADN từ chiếc lông vũ của nó. Ảnh: staticflickr.
Kham pha gay choang loai chim canh cut nho nhat the gioi-Hinh-4
 Chim cánh cụt Rockhopper sống trong môi trường khắc nghiệt, có nhiều đá nên chúng không thể trượt bằng bụng như các loài cánh cụt khác, mà chúng nhảy từ nơi này đến nơi khác. Ảnh: staticflickr.
Kham pha gay choang loai chim canh cut nho nhat the gioi-Hinh-5
 Chim cánh cụt Rockhopper là loài ăn thịt, chúng sống sót bằng cách ăn động vật biển như cua, tôm hùm, mực, cá,...Ảnh: hbw.
Kham pha gay choang loai chim canh cut nho nhat the gioi-Hinh-6
 Chim cánh cụt Rockhopper có thể ở ngoài biển trong nhiều ngày khi đi săn. Và chúng có thể lặn sâu tới 100m trong vài phút mỗi khi tìm kiếm con mồi. Ảnh: nzbirdsonline.
Kham pha gay choang loai chim canh cut nho nhat the gioi-Hinh-7
 Chim cánh cụt Rockhopper bố mẹ sẽ cùng nhau chăm sóc con mình cho tới khi cánh cụt con được 3 tuần tuổi. Ảnh: cloudinary.

Mời quý vị xem video: Chim cánh cụt giải cứu con đầy kịch tính

Sửng sốt chim cánh cụt biết tự đi "mua cá" cho mình

(Kiến Thức) -  Người dân trong thị trấn rất bất ngờ và thích thú khi thấy một chú chim cánh cụt hoàng đế lang thang với chiếc ba lô dễ thương của mình. Trông chú ta giống như một cậu bé đang đi học, thực sự rất ngộ nghĩnh.

Sửng sốt chim cánh cụt biết tự đi "mua cá" cho mình
Sung sot chim canh cut biet tu di
 Theo thông tin đăng tải, Lala là một chú chim cánh cụt hoàng đế vô cùng đáng yêu, được giải cứu khi bị thương sau đó ở lại luôn với một cặp vợ chồng già ở Nhật Bản. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới