Chống lãng phí không phải đợi để bắt, cho vào tù

ĐB Nguyễn Anh Trí (đoàn TP Hà nội) nhận định, lãng phí có những việc thấy được, đo đếm được nhưng rất nhiều việc không thấy được, không đo đếm được nếu không chú ý.

Chống lãng phí không phải đợi để bắt, cho vào tù
Phát biểu tại nghị trường Quốc hội khóa XV sáng 26/7, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí, Đoàn ĐBQH Hà Nội, Hội Huyết học - Truyền máu Việt Nam, thành viên Đoàn chủ tịch VUSTA cho biết, tình trạng lãng phí về văn bằng, chứng chỉ không hợp lý vẫn đang tiếp diễn. Việc đua nhau đi học nhiều khi không biết học để làm gì cũng cứ học, vì thấy người bên cạnh học, người trong cơ quan học thì mình cũng học. Ngoại ngữ không cần thiết cũng học.
“Tôi là cán bộ khoa học và tôi cảm thấy ngoại ngữ hết sức cần thiết, mình có ngoại ngữ mình làm việc chứ không phải học ngoại ngữ để bằng cấp đẹp lên” - đại biểu Nguyễn Anh Trí nói.
Chong lang phi khong phai doi de bat, cho vao tu
Đại biểu Nguyễn Anh Trí. 
Theo ông, tiết kiệm, chống lãng phí là phạm trù rất rộng, đó là tiền bạc, kinh phí, đất đai,… và những cái như thời gian, cơ hội, đặc biệt là sức lực, trí tuệ, cách thức tổ chức làm việc, chủ trương chính sách.
“Một chủ trương chính sách sai sẽ gây ra lãng phí cực kỳ nhiều, không đo đếm được. Tham nhũng đáng phê phán, đáng lên án, đáng nghiêm trị còn lãng phí thì phải hơn thế nữa. Vì lãng phí là mất mát, thất thoát” - đại biểu Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh.
“Xót xa vô cùng khi thấy những mảnh đất rộng bỏ hoang hóa 3-5 năm thậm chí 10 năm, nhân dân cử tri rất bức xúc. Chống lãng phí thì phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không phải đợi để bắt, cho vào tù. Việc này cũng khó, vì có nhiều việc không đo đếm được, không lượng hóa được nên khó bắt, khó quy tội”-  đại biếu nói và đề nghị phải đẩy mạnh giáo dục, truyền thông về tiết kiệm, chống lãng phí. Phải coi tiết kiệm là lẽ sống, là đạo đức để mà sống, thực hành, quản lý xã hội. 
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) cũng cho rằng, tiết kiệm chống lãng phí phải bền vững, lâu dài, mọi nơi, mọi lúc, mọi việc. Ông đặt vấn đề, chúng ta có thể tiết kiệm vài chục ngàn trong khi điện nước dùng xả láng, có những cái ta tiết kiệm nhưng không bù lại được những cái đã lãng phí.
Chong lang phi khong phai doi de bat, cho vao tu-Hinh-2
 Đại biểu Trương Trọng Nghĩa.
Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, muốn tiết kiệm chống lãng phí phải là thói quen, nếp sống của từng cá nhân phải bắt đầu từ giáo dục, từ mầm non, mẫu giáo. 
Có dịp sống và làm việc ở các quốc gia phát triển, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa thấy rằng càng giàu càng tiết kiệm, càng chống lãng phí đã trở thành đặc trưng của quốc gia văn minh, phát triển.
“Tôi cũng quan sát mấy chục năm thấy rằng chính nhờ tiết kiệm lãng phí quốc gia đó ngày càng giàu hơn. Tiết kiệm, chống lãng phí trở thành yêu cầu, thói quen từ trẻ em ở nhà trẻ, mẫu giáo và trong gia đình. Họ tiết kiệm, chống lãng phí không chỉ của mình mà còn của cả người khác, của xã hội. Thấy vòi nước đang chảy không ai dùng ở ngoài nhà ga, công cộng là tự đến ngắt luôn” - đại biểu Trương Trọng Nghĩa dẫn chứng.
Một vấn đề khác cũng được ông nêu ra, đó là có những người rất tiết kiệm khi đó là tài sản của riêng họ nhưng nếu là tài sản công, tài sản người khác thì họ không quan tâm, không tiết kiệm. Ở nhiều quốc gia phát triển không có điều này. ĐBQH nhấn mạnh, nên tôn trọng tài sản công như tài sản của chính mình.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Công bố danh sách người trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV

Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp

Thấy gì từ “hành động” xe tiền, bánh mì không phải hàng thiết yếu?

"Một số cán bộ còn non nớt, nhận thức chưa đầy đủ... việc trước mắt và gấp rút là các địa phương phải công bố công khai danh mục những loại nào là thiết yếu..." - ĐBQH khóa XIII Bùi Thị An nói.

Thấy gì từ “hành động” xe tiền, bánh mì không phải hàng thiết yếu?
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền clip với nội dung cán bộ trực chốt kiểm soát y tế ngăn xe ngân hàng đi qua với lý do "tiền không phải hàng hóa thiết yếu" gây ra nhiều tranh cãi.
"Sự cố" bánh mì và xe chở tiền
Theo đó, clip gây xôn xao dư luận có độ dài 4 phút 53 giây, được đăng tải trên tài khoản facebook T.Đ.V.A. (tài xế của một ngân hàng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận) vào 11h trưa 23/7.
Thay gi tu “hanh dong” xe tien, banh mi khong phai hang thiet yeu?

Clip tranh cãi được anh T.Đ.V.A. đăng tải trên mạng xã hội (Ảnh chụp màn hình). 

Theo nội dung clip, tài xế này cùng đồng nghiệp lái xe chở tiền đi từ TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) về huyện Ninh Hải thì bị lực lượng chức năng trực chốt tại thị trấn Khánh Hải (huyện Ninh Hải) chặn lại kiểm tra.
Trong quá trình kiểm tra, tổ trưởng tại điểm chốt này (được xác định là ông Bùi Ngọc Chiến, Bí thư Đoàn thanh niên thị trấn Khánh Hải) yêu cầu xe quay đầu với lý do "tiền là mặt hàng không cần thiết, không cấp thiết".
Sự việc dẫn đến chuyện 2 bên tranh cãi to tiếng tại chốt kiểm soát dịch. Toàn bộ quá trình được ông T.Đ.V.A. quay lại và đăng tải lên mạng xã hội. Sau đó, clip này được lan truyền với tiêu đề "cán bộ bắt xe ngân hàng quay đầu vì tiền không phải là hàng thiết yếu".

Trao đổi vói báo chí, ông Trịnh Minh Hoàng, Bí thư Huyện ủy huyện Ninh Hải cho biết: "Sự việc vừa rồi là một chuyện đáng tiếc của anh em trong quá trình thực thi nhiệm vụ!".

Theo ông, trong quá trình chống dịch, cực khổ cộng với những áp lực khi luôn phải giải thích, phân bua nên đôi lúc trong giao tiếp, lực lượng thực thi đã có phát ngôn chưa đúng, chưa phù hợp.

Bí thư Huyện ủy huyện Ninh Hải cho biết thêm, lực lượng chủ yếu gác tại các chốt kiểm soát y tế là cán bộ cơ sở, đoàn viên thanh niên tham gia chống dịch, không phải là lực lượng chuyên nghiệp. Vì là lực lượng tự quản, chưa được đào tạo chuyên sâu nên nhiều cán bộ trực chốt chưa có kinh nghiệm.

Ông Trịnh Minh Hoàng nói: "Qua sự việc, Huyện ủy, Ban chỉ đạo phòng chống dịch của huyện đã chỉ đạo rà soát lại hết các chốt, chấn chỉnh và hướng dẫn nghiệp vụ chuyên sâu hơn để đảm bảo hoạt động kiểm soát đúng quy định, chuẩn hóa cả cách trao đổi, diễn đạt của anh em, tránh gây ra sự hiểu lầm như vụ việc xe chuyển tiền".

Trước đó, dư luận cũng phản ứng gay gắt về hành vi của Phó chủ tịch UBND phường Vĩnh Hoà, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà Trần Lê Hữu Thọ tuyên bố "bánh mì không phải lương thực, thực phẩm” và xử phạt một nam thanh niên trên đường đi mua bánh mì, thậm chí vị lãnh đạo này còn gửi clip hình ảnh này đến công ty nam thanh niên này dẫn đến việc người này bị đuổi việc.
Thay gi tu “hanh dong” xe tien, banh mi khong phai hang thiet yeu?-Hinh-2
 Nam thanh niên xuất trình giấy thông hành nhưng bị cự tuyệt, thậm chí bị dọa đuổi việc.
Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, Phó chủ tịch UBND phường Vĩnh Hoà đã bị kỷ luật, vị này cũng đã công khai xin lỗi nam thanh niên. Đặc biệt, ngay sau vụ việc, Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa đã ban hành văn bản hướng dẫn về hàng hóa thiết yếu khi thực hiện giãn cách xã hội, trong đó có bánh mì.

10 tỉnh có điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 cao nhất cả nước

Năm 2021, Bình Dương dẫn đầu cả nước về điểm thi trung bình tốt nghiệp THPT đợt 1 với 6,939 điểm (tăng hơn 0,1 điểm so với năm 2020).

10 tỉnh có điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 cao nhất cả nước
10 tinh co diem thi tot nghiep THPT 2021 cao nhat ca nuoc
Từ dữ liệu điểm thi của Bộ GD-ĐT cho thấy, Bình Dương là tỉnh dẫn đầu cả nước với mức điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT 2021 với 7,056 điểm. (Ảnh minh họa)
10 tinh co diem thi tot nghiep THPT 2021 cao nhat ca nuoc-Hinh-2
Nam Định là địa phương xếp thứ 2 với điểm trung bình  đạt 6,996 điểm. (Ảnh minh họa)

Chân dung Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Sáng 26/7, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026, với 100% ĐBQH có mặt tán thành, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc chính thức giữ chức Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
 

Chân dung Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
Chan dung Chu tich nuoc Nguyen Xuan Phuc
 Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh năm 1954, quê ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương 4 khóa (X, XI, XII, XIII); Ủy viên Bộ Chính trị 3 khóa (XI, XII, XIII) và là đại biểu đại biểu Quốc hội 4 khóa (XI, XII, XIV, XV).

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.