Chồng đưa vợ con về quê, một mình ở lại TP.HCM chống dịch

Nghe con trai hỏi "Ba đi đâu lâu dữ vậy?", anh Bảo Đức lại thấy xót xa. Nhưng với mong muốn góp sức cho thành phố mình lớn lên, anh quyết tâm ở lại TP.HCM hỗ trợ dập dịch.

Chồng đưa vợ con về quê, một mình ở lại TP.HCM chống dịch
"Hai mẹ con ở Vũng Tàu sao rồi? Ba vừa chạy vài chuyến chở rau, gạo tới quận 12, Bình Tân và Gò Vấp cho bà con trong khu phong tỏa", Phạm Lê Bảo Đức (33 tuổi, ngụ tại quận Bình Thạnh) trò chuyện với vợ qua điện thoại.
Hơn 2 tháng qua, vợ chồng anh chỉ có thể hỏi thăm lẫn nhau qua vài dòng tin nhắn, những cú điện thoại kéo dài 15-30 phút. Đầu tháng 5, khi dịch Covid-19 manh nha bùng phát, anh Đức khuyên bà xã dẫn con trai 5 tuổi về quê ngoại tạm trú, còn mình ở lại TP.HCM làm việc.
Chong dua vo con ve que, mot minh o lai TP.HCM chong dich
Khi dịch Covid-19 manh nha, anh Bảo Đức khuyên vợ con về quê ngoại, một mình ở lại TP.HCM tham gia công tác hỗ trợ dập dịch. 
Một tháng trước, anh quyết tham gia nhóm Phản ứng nhanh Sài Gòn, hỗ trợ vận chuyển thực phẩm tới các khu vực phong tỏa, cách ly tập trung trên địa bàn thành phố.
Do công tác tình nguyện ngày càng bận rộn, anh hiếm có thời gian gọi điện cho gia đình, bèn tranh thủ gửi gắm nỗi nhớ, trấn an vợ con bằng những tấm hình khi mình làm nhiệm vụ.
"Xa hai mẹ con hơn 2 tháng, tôi cũng nhớ họ lắm. Giờ vợ con đều an toàn ở Vũng Tàu, tôi có thể yên tâm dốc sức cùng mọi người chống dịch", anh chia sẻ với Zing.
Chạy xe tiếp tế khắp TP.HCM
Từ khi gia nhập nhóm Phản ứng nhanh Sài Gòn, anh Đức dành phần lớn thời gian ngồi sau tay lái, chạy xe bán tải khắp thành phố để trao tặng hàng tấn lương thực cho người dân trong khu vực phong tỏa theo sự chỉ đạo từ Thành đoàn TP.HCM và yêu cầu của các mạnh thường quân.
Trước đó, người đàn ông 33 tuổi này từng tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện ở các tỉnh, thành phố trên cả nước cùng vài thành viên trong nhóm. Vì thế, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, khoảng 30 người nhanh chóng tụ họp, tình nguyện giúp đỡ lực lượng chức năng.
Chong dua vo con ve que, mot minh o lai TP.HCM chong dich-Hinh-2
Từ khi tham gia công tác tình nguyện, anh Bảo Đức chấp nhận thức khuya, dậy sớm, chạy xe khắp thành phố để vận chuyển thực phẩm tới khu vực cách ly. 
"Tôi hiểu công việc tình nguyện lần này rất khác so với các hoạt động trước. Tôi cũng lo lắng, nhưng không vì thế mà chùn chân. Anh em tham gia hỗ trợ dập dịch đều có ý thức thực hiện quy định phòng dịch, với mong muốn duy nhất là giúp TP.HCM sớm 'khỏe mạnh' lại", anh nói.
Khoảng 20-21h hàng ngày, anh lại lên nhóm chat chung của đội Phản ứng nhanh Sài Gòn để cập nhật các "điểm nóng" cần tiếp tế lương thực. Bảo Đức kể rằng những ngày này, cả đội đều sinh hoạt, làm việc theo một khung giờ khác thường.
Chong dua vo con ve que, mot minh o lai TP.HCM chong dich-Hinh-3
Dù công việc vất vả, kèm theo sức nóng từ bộ đồ bảo hộ, anh Đức vẫn luôn giữ tinh thần tích cực và trách nhiệm cao. 
"Có hôm tôi phải xuống ruộng cắt rau muống ủng hộ bà con từ 5-6h, rồi tiếp tục chạy vài cuốc xe đến 22-23h.
Cũng có ngày anh em phải có mặt tại chợ đầu mối lúc tối muộn để nhận hàng tập kết, chuẩn bị cho hôm sau đem phát cho các khu phong tỏa", anh vừa kể, vừa hồ hởi chia sẻ những tấm hình ghi lại cảnh cả nhóm làm nhiệm vụ.
Thỉnh thoảng, anh cũng tham gia hỗ trợ công tác phun khử khuẩn ở các khu vực có ca nhiễm theo chỉ đạo từ Thành đoàn.
Trò chuyện với Zing, Bảo Đức thú thực việc này chẳng hề đơn giản, ngay cả anh cũng khó giấu nổi nét mệt mỏi trên khuôn mặt sau hàng chục tiếng chạy xe liên tục, làm nhiệm vụ khắp TP.HCM.
Những lúc ấy, anh lại nghĩ tới gia đình nhỏ, tới thành phố nơi mình sinh ra và lớn lên để tiếp thêm động lực cho bản thân.
"Tất nhiên, tôi cũng có lúc cảm thấy mệt mỏi, nhưng chưa bao giờ nản lòng. Thấy lực lượng tuyến đầu căng mình chống dịch, bà con gặp nhiều khó khăn, tôi cũng muốn góp sức hỗ trợ để cuộc sống sớm bình thường trở lại, tôi có thể gặp lại vợ con".
"Chỉ mong được đoàn tụ với vợ con"
Trước khi làm nhiệm vụ hay lúc rảnh tay, Bảo Đức đều theo thói quen nhắn tin cho bà xã, hiện sống tại TP Vũng Tàu. Anh cho biết bản thân đắn đo khá lâu khi quyết định khuyên vợ con về quê ngoại tránh dịch.
Tuy nhiên, do con trai còn quá nhỏ, anh muốn đảm bảo gia đình được an toàn để mình yên tâm hơn.
Nhìn con trai nhỏ líu lo kể chuyện qua màn hình điện thoại, anh Đức cảm giác mọi lo lắng, mệt mỏi đều tan biến. "Xa con hơn 2 tháng nên tôi nhớ nó lắm. Vợ con chính là động lực để tôi tham gia các hoạt động thiện nguyện".
Ở khoảng cách gần 100 km, chị Nguyễn Ngọc Diễm (33 tuổi), vợ anh Đức, ngày nào cũng theo sát tình hình dịch bệnh ở TP.HCM vì lo lắng cho chồng. Hễ thấy đài báo thông tin số ca mắc Covid-19 tăng cao, chị lại cảm thấy tim mình trầm xuống một nhịp.
Lo lắng là vậy, song chị Diễm chưa từng phản đối quyết định tham gia hỗ trợ công tác chống dịch của chồng. "Trước giờ, tôi luôn tôn trọng mọi quyết định của anh xã. Để chồng toàn tâm làm nhiệm vụ, tôi cố gắng chăm sóc bản thân và con nhỏ thật tốt. Tôi cũng ít khi chủ động gọi điện vì biết anh thường cầm lái cả ngày".
Ở nhà, chị thường cho con trai nhỏ xem ảnh, kể chuyện ba đang đi chống dịch cùng "các cô chú bác sĩ, công an". Dù vậy, cậu bé vẫn thường xuyên đòi về TP.HCM thăm ba do vốn quấn quít hàng ngày.
"Bé còn quá nhỏ, chưa hiểu dịch bệnh là gì. Mỗi lần gọi video cho ông xã, bé đều kêu nhớ ba và trách ba đi làm lâu quá. Nhìn chồng, tôi biết anh cũng rất nhớ con", chị giãi bày. Do TP Vũng Tàu cũng đang thực hiện giãn cách xã hội, chị Diễm chỉ biết dỗ dành con, dặn dò chồng chú ý an toàn.
Với cả hai vợ chồng, mong muốn lớn nhất trong thời điểm này là dịch bệnh sớm qua đi để cả nhà được đoàn tụ.
"Tôi chỉ làm việc mình nên làm, không vu lợi hay mong cầu gì. Tôi hy vọng mình có thể góp sức cho thành phố mình lớn lên, trở thành gương tốt cho con trai", anh Đức nói.

Dịch COVID-19: Xe buýt Hà Nội khách vắng teo, mỗi chuyến chưa đến chục người

Dịch Covid-19 đã khiến số lượng hành khách đi xe buýt tại Hà Nội sụt giảm rõ rệt, kể cả vào giờ cao điểm thì mỗi chuyến cũng chưa có đến chục hành khách.

Dịch COVID-19: Xe buýt Hà Nội khách vắng teo, mỗi chuyến chưa đến chục người
Tại các bến xe lớn của Hà Nội những ngày gần đây, các chuyến xe buýt đều rất vắng khách. Anh Dũng - một hành khách thường xuyên sử dụng xe buýt đi làm từ Sơn Tây đến Hà Đông (Hà Nội) - cho biết nếu như trước đây tuyến xe buýt 89 luôn trong tình trạng chật kín, hành khách thường xuyên phải đứng cả chặng đường dài, thì giờ đây khách lên xe lúc nào cũng có ghế ngồi.

Thêm 4 tỷ đồng góp phần phòng, chống đại dịch COVID-19

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, đây là những tấm lòng thể hiện trách nhiệm, sự đồng hành của doanh nghiệp khi sẻ chia cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ trước những khó khăn mà đại dịch COVID-19 gây ra.

Thêm 4 tỷ đồng góp phần phòng, chống đại dịch COVID-19
Ngày 29/5, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã tiếp nhận ủng hộ phòng chống dịch COVID-19 từ Công ty TNHH MTV Lan Anh số tiền 2 tỷ đồng và Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Cường Thịnh Phát Group số tiền 2 tỷ đồng.

TP.HCM và Hà Nội đối mặt nguy cơ bùng dịch COVID-19 sau kỳ nghỉ lễ

Các chuyên gia nhận định sau kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày, hai thành phố sẽ tiếp nhận lượng người rất lớn từ các địa phương đổ về nên đối mặt nguy cơ bùng phát dịch.

TP.HCM và Hà Nội đối mặt nguy cơ bùng dịch COVID-19 sau kỳ nghỉ lễ
Những ngày qua, hình ảnh biển người tại các khu vui chơi ở Vũng Tàu, Đà Lạt, Phú Quốc, Nha Trang khiến nhiều chuyên gia lo lắng nguy cơ bùng phát dịch ở những nơi này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới