Choáng với nội dung bài văn đại học duy nhất đạt điểm tuyệt đối

Bị điểm kém sẽ bị phạt, nhưng điểm đã cao mà không duy trì được cũng vẫn bị phạt. Đây là áp lực vô hình trung đè nặng trên vai mỗi học sinh.

Choáng với nội dung bài văn đại học duy nhất đạt điểm tuyệt đối
Những dòng suy tư trên được trích ra từ bài làm 800 chữ của một nam sinh tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, người đã đạt điểm 10 tuyệt đối trong kì thi tuyển sinh Đại học tại nước này năm 2016. Lời văn đầy cảm xúc với dẫn chứng cụ thể đầy thuyết phục đã được thầy giáo Trịnh Quỳnh (Trường THPT Lương Thế Vinh, tỉnh Nam Định) dịch lại và giới thiệu trước thềm kì thi THPT quốc gia 2017 và đang nhận được sự quan tâm lớn của mọi người.
Đề bài như sau: "Trên một bức tranh châm biếm vẽ hai học sinh đang giơ số điểm thành tích bài thi lên, trên má một học sinh có in hình chiếc môi vừa hôn lên đó, trên má một học sinh khác in hằn cái tát của bàn tay… Yêu cầu: Kết hợp nội dung và ngụ ý của bức tranh châm biếm, lựa chọn góc độ, lập ý và thể loại văn phải rõ ràng, tự đặt mệnh đề cho bài làm. Không được rập khuôn, không được sao chép. Làm bài văn trên 800 chữ".
Đề văn trên được đánh giá là hay và sáng tạo khi mượn bức tranh châm biếm xoáy sâu vào bệnh thành tích, chăm chăm vào điểm số của các phụ huynh. Bị điểm kém sẽ bị phạt, nhưng điểm đã cao mà không duy trì được cũng vẫn bị phạt. Đây là áp lực vô hình trung đè nặng trên vai mỗi học sinh, ép mình phải là đứa con hoàn hảo học giỏi trong mắt cha mẹ.
Một nam sinh tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã chọn hình thức bức thư gửi mẹ để bày tỏ nỗi lòng trăn trở của một người con luôn được mẹ kì vọng trở thành người xuất sắc nhất. Bức thư đã lột tả trọn vẹn tâm sự của các học sinh và chạm đến trái tim của nhiều vị phụ huynh.
Choang voi noi dung bai van dai hoc duy nhat dat diem tuyet doi
Ảnh minh họa. 
Sau đây là bài làm điểm 10:
"Bức thư gửi mẹ
Mẹ thân yêu!
Trước hết con xin mượn một câu danh ngôn như sau: “Con người có thể leo lên đỉnh cao của danh dự, nhưng lại không thể nào sống lâu dài ở trên đó”. Con biết rằng mẹ gửi gắm niềm hi vọng tha thiết vào con, mong con mãi mãi là người con xuất sắc nhất, con cảm thông trước tâm trạng của mẹ mong con có thể như cá chép hóa rồng, trên thế gian này có người mẹ nào mà không mong con cái mình trở thành người con xuất sắc? Nhưng hôm nay con muốn thưa với mẹ rằng, xin mẹ tha thứ cho con không thể lúc nào cũng có thể trở thành đứa con xuất sắc nhất.
Con nhớ hồi con còn nhỏ, mẹ luôn đem con ra so sánh với con cái của người khác... Con nhớ thằng em họ có khi đến nhà mình ăn cơm lại nói: “Nào… đứa nào ăn nhanh nhất nào”. Mỗi lần thấy con ăn xong nhanh nhất mẹ lại gật gật đầu hài lòng.
Con nhớ hồi con tập đàn piano, mỗi lần tập mẹ lại ngồi nghe con đánh cho đến lúc âm điệu các nốt nhạc dưới ngón con trở nên trôi chảy rồi mẹ mới mỉm cười hài lòng và cho phép con rời khỏi cỗ đàn. Tuy con không hẳn ghét chơi đàn piano, nhưng con chán ớn việc thi trình độ chơi đàn piano. Mọi thứ đều từ kì vọng quá cao của mẹ.
Khi đứa bạn cùng lớp con cầm lá đơn thành tích được đánh giá trình độ trung bình mà vẫn hớn hở về nhà vì thành tích bạn đó có sự tiến bộ hơn. Nhưng trong lòng con thì lại hồi hộp vì mẹ yêu cầu con lần thi nào cũng phải đạt thành tích 95 điểm trở lên. Cho nên con mới lo sợ mặc dù thành tích của con đã rất tốt so với các bạn cùng lớp rồi.
Mẹ ơi, con mong mẹ có thể hiểu được mà cảm thông với con. Đôi khi áp lực học hành cũng chính là động lực thật nhưng nhiều khi áp lực như quả trứng gà vậy. Trứng gà mà bị nứt từ bên trong ra ngoài thì đó là sự sống nhưng trứng gà bị vỡ từ bên ngoài vào trong thì đó là sự diệt vong. Con mong được mẹ tôn trọng ý nguyện chân thật nhất của con từ trong nội tâm chứ không phải chỉ cứ gây áp lực cho con. Quá trình trưởng thành của con không phải được quyết định bởi ý chí riêng của mẹ đâu. Cũng như nhà tư tưởng nhà văn Pháp Rousseau nói: “Trước khi trẻ em khôn lớn nên người, thế giới tự nhiên mong muốn trẻ em được sống như những trẻ em thực sự”.
Đôi khi con cũng liên tưởng đến các hiện tượng “mẹ hổ cha sói” trong xã hội. Họ là những phụ huynh nghiêm ngặt nhất chỉ mong con cái mình từ nhỏ đã có thể giành thắng lợi ngay trên vạch xuất phát, có thể khác hẳn so với số đông người. Thế nhưng con cảm thấy con cái của họ không có niềm vui thực sự.
Mẹ ơi, con biết, mẹ lúc nào cũng thương yêu con. Cái vẻ bên ngoài lúc nào cũng nghiêm nghị của mẹ chẳng qua cũng vì mẹ mong muốn con càng xuất sắc hơn mà thôi. Có lẽ mẹ nên chọn biện pháp khác để chỉ bảo hướng dẫn cho con, động viên con. Con càng mong muốn có thể thấy mẹ của mình là một người phụ nữ dịu dàng hiền hòa.
Hôm nay con đang ngồi trong trường thi tuyển sinh đại học, rất có thể con đường đời dài dằng dặc sau này sẽ được viết bằng hoặc có sự thay đổi ngay dưới ngòi bút của con. Con chỉ muốn mượn dịp này thưa với mẹ một câu rằng: "Lần này mẹ hãy để con là một người của chính con thực sự. Bất kể kết quả ra sao con cũng không hối hận."
Cảm ơn mẹ!
Con trai mẹ."
(Bài làm của thí sinh ở Quảng Đông - Kỳ thi tuyển sinh ĐH 2016 ở Trung Quốc)
Theo thầy Trịnh Quỳnh, hướng ra đề văn này rất mở từ hình thức thể hiện, không giới hạn số từ, và quan trọng nhất là rất mở về cách nghĩ, cho phép thí sinh “lựa chọn góc độ” để khai thác đề bài và không hướng dẫn chấm điểm cụ thể. Từ đó tạo điều kiện để thí sinh tự thể hiện suy nghĩ quan điểm của chính mình mà không phải e ngại quan điểm người chấm.
Đánh giá về bài văn đạt điểm tuyệt đối của nam sinh Trung Quốc, thầy giáo trẻ cho biết, anh rất ấn tượng với lối hành văn giản dị nhưng chân thành, giàu cảm xúc. Có những câu văn khiến chúng ta phải suy nghĩ lại: “Tuy con không hẳn ghét chơi đàn piano, nhưng con chán ớn việc thi trình độ chơi đàn piano"; "Quá trình trưởng thành của con không phải được quyết định bởi ý chí riêng của mẹ đâu"; "Thành tích lợi ích đều như lá cây chớ nên bị lá cây che mắt…” Qua lời lẽ giản dị nhưng người đọc có thể cảm nhận được sự dũng cảm khi dám thốt lên tiếng nói riêng, sự trưởng thành trong suy nghĩ của tuổi trẻ.
Áp lực thi cử là đề tài muôn thuở của nhiều nước câu Á, nơi từng phụ thuộc nhiều vào nền giáo dục khoa bảng. Theo thầy Trịnh Quỳnh, nguyên nhân dẫn đến áp lực trên là do truyền thống thi cử lập thân lập danh trọng bằng cấp. Cha mẹ luôn muốn con trưởng thành xuất sắc từ vạch xuất phát, từ điểm số thành tích trong trường học, thi cử. Nhưng thực tế, nhiều học sinh chỉ học để thi chứ chẳng biết để làm gì cho cuộc đời mình. Việc học khi ấy bỗng dưng sẽ trở nên vô ích.

Xem giới trẻ “bạo hành” sách vở... xả xì trét

(Kiến Thức) - Học sinh trung học Trung Quốc rộ mốt xếp những quyển sách đã gắn bó trong suốt 3 năm và chụp ảnh với nó như một cách giải tỏa áp lực.

Xem giới trẻ “bạo hành” sách vở... xả xì trét
"Cọc sách 3 năm" gồm tất cả những quyển sách giáo khoa, sách bài tập, sách ôn luyện, các đề thi, các bài thi, những quyển vở ghi chép trên lớp và tự học... của những học sinh trung học này. Họ tổng hợp lại tất cả và chồng chúng thành cọc sách. Khá bất ngờ là cọc sách lại rất cao, gần bằng chiều của của chính những học sinh này.
"Cọc sách 3 năm" gồm tất cả những quyển sách giáo khoa, sách bài tập, sách ôn luyện, các đề thi, các bài thi, những quyển vở ghi chép trên lớp và tự học... của những học sinh trung học này. Họ tổng hợp lại tất cả và chồng chúng thành cọc sách. Khá bất ngờ là cọc sách lại rất cao, gần bằng chiều của của chính những học sinh này.  

Nguy cơ “lú lẫn” trong giới trẻ

Không dừng lại ở những người trung niên, bệnh suy giảm trí nhớ đã tấn công sang cả người trẻ.

Nguy cơ “lú lẫn” trong giới trẻ
Nói trước quên sau
Hai năm trở lại đây phòng khám nội thần kinh của Bệnh viện Nhân dân 115 luôn tấp nập người trẻ đến khám. Có ngày, trong 150 người đến khám có đến 50% những bệnh nhân đến khám chứng suy giảm trí nhớ khi họ mới 18-35 tuổi. “Mấy năm trước chúng tôi chỉ khám cho những người trung niên với hội chứng đãng trí nhưng hai năm trở lại đây, khách hàng của phòng khám xuất hiện nhiều người trẻ. Có người mới ở tuổi 20 đã mắc chứng nói trước quên sau”- BS Võ Đôn- Trưởng khoa Nội thần kinh Bệnh viện Nhân dân 115, nói.
Từ đầu năm học đến nay, anh Nguyễn Văn Long, 20 tuổi, sinh viên trường Đại học Kinh tế TP HCM cứ như một ông già, luôn bị đãng trí. Quá lo lắng, sáng 7/11, anh Long đến khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Nhân dân 115 thăm khám. Tại đây, các bác sĩ cho biết, anh Long đang gặp bệnh đãng trí- một dạng về suy giảm trí nhớ.
“Áp lực học hành và cuộc sống trong xã hội phát triển dẫn đến stress làm cho các bệnh lý thoái hóa thần kinh tăng lên”- BS Đôn nói. Chị Hồ Thị Thy Thy, thư ký cho Tổng giám đốc Công ty dược M. ở quận 10, TP HCM tưởng mình “miễn nhiễm” với chứng đãng trí khi tuổi 29. Nhưng một tháng nay chị Thy cho biết “đầu óc có vấn đề”.
Theo chị Thy, nhiều lúc ngồi vào máy tính định gửi email truyền đạt công việc nhưng khi bật máy lên lại loay hoay không nhớ mình phải làm việc gì. “Có lần em định vào bếp nấu món canh nhưng khi lấy nguyên liệu lại không nhớ ý định mình thực hiện mà đi nấu cơm”- chị Thy nói.
PGS - BS Nguyễn Thi Hùng- Phó Chủ tịch Hội Thần kinh học TP HCM cho rằng, chưa có khảo sát chính thức về tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ nhưng những thống kê sơ bộ từ Hội Thần kinh học TP HCM cho thấy, cứ 100 người trẻ đến khám bệnh ở các bệnh viện công tại TP HCM thì có đến 20 người gặp trục trặc về suy giảm trí nhớ.
Người trẻ cần giảm áp lực học hành, thư giãn, ngủ đủ giấc...để ngăn chặn lại bệnh. Ảnh: L.N.

Người trẻ cần giảm áp lực học hành, thư giãn, ngủ đủ giấc...để ngăn chặn lại bệnh. Ảnh: L.N.

Vì sao bệnh xuất hiện nhiều ở người trẻ?
“Khoảng 20% bệnh nhân dưới 35 tuổi của các phòng khám thần kinh gặp vấn đề về suy giảm trí nhớ. Xu hướng trẻ hóa người bệnh đáng báo động”- BS Thi Hùng nói. BS Hùng giải thích, căng thẳng tâm lý là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy giảm trí nhớ cùng với chế độ ăn công nghiệp, thói quen uống rượu bia và chất kích thích, tình trạng béo phì, ô nhiễm môi trường...

Sách vở xé nát, bay rợp trời khi học sinh TQ xả stress

(Kiến Thức) - Áp lực học tập, thi cử luôn lơ lửng trên đầu của các học sinh Trung Quốc và họ đã nghĩ ra muôn vàn cách để giải tỏa vấn đề này.

Sách vở xé nát, bay rợp trời khi học sinh TQ xả stress
Sach vo xe nat, bay rop troi khi hoc sinh TQ xa stress
 Bất cứ ở nơi đâu trên thế giới, áp lực học hành và thi cử luôn là gánh nặng vô hình với học sinh đặc biệt là các sĩ tử cuối cấp.

Đọc nhiều nhất

Tin mới