Choáng ngợp khu lăng mộ 4 tỷ của đôi vợ chồng còn sống

Choáng ngợp khu lăng mộ 4 tỷ của đôi vợ chồng còn sống

Đôi vợ chồng già trên 80 tuổi tại Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) đã dành dụm tiền qua nhiều năm và từ sự đóng góp của con cháu để xây dựng khu lăng mộ đồ sộ có trị giá khoảng 4 tỷ đồng khi đang còn sống.

Tại nghĩa trang làng An Bằng - nơi được mệnh danh là “thành phố lăng” thuộc xã Vinh An (huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế) có một  khu lăng mộ đồ sộ, được đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng, khiến nhiều người đến tham quan phải choáng ngợp.
Tại nghĩa trang làng An Bằng - nơi được mệnh danh là “thành phố lăng” thuộc xã Vinh An (huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế) có một khu lăng mộ đồ sộ, được đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng, khiến nhiều người đến tham quan phải choáng ngợp.
Khu lăng mộ đồ sộ này nằm trên mặt tiền của đường vào nghĩa trang An Bằng khiến công trình càng trở nên nổi bật về quy mô xây dựng cũng như sự cầu kỳ về kết cấu, trang trí thẩm mỹ.
Khu lăng mộ đồ sộ này nằm trên mặt tiền của đường vào nghĩa trang An Bằng khiến công trình càng trở nên nổi bật về quy mô xây dựng cũng như sự cầu kỳ về kết cấu, trang trí thẩm mỹ.
Không khó để biết về chủ nhân của khu lăng tẩm chưa có mộ phần này. Đó là khu lăng của đôi vợ chồng già đang còn sống có tên là Hồ Văn Thiết (87 tuổi) và bà Văn Thị Thuận (86 tuổi, cùng ngụ thôn An Bằng, xã Vinh An). Ngay trong khu lăng mộ có một tấm bia đá lớn khắc sẵn tên của đồng chủ nhân ngôi mộ, cùng con cháu đồng phụng lập.
Không khó để biết về chủ nhân của khu lăng tẩm chưa có mộ phần này. Đó là khu lăng của đôi vợ chồng già đang còn sống có tên là Hồ Văn Thiết (87 tuổi) và bà Văn Thị Thuận (86 tuổi, cùng ngụ thôn An Bằng, xã Vinh An). Ngay trong khu lăng mộ có một tấm bia đá lớn khắc sẵn tên của đồng chủ nhân ngôi mộ, cùng con cháu đồng phụng lập.
Phần lăng của ông Thiết và bà Thuận có kiến trúc khá đặc biệt, gồm hệ thống bậc cấp lát đá dẫn vào bên trong. Phía trước lăng là 4 cặp trụ biểu rất lớn, cùng với đó là cặp sư tử đá ngồi chầu trên lối vào. Bên trong xây dựng thêm nhà bia có tên An Tịnh Đường, thiết đặt tượng Phật, sau cùng là bức bình phong trang trí các linh vật.
Phần lăng của ông Thiết và bà Thuận có kiến trúc khá đặc biệt, gồm hệ thống bậc cấp lát đá dẫn vào bên trong. Phía trước lăng là 4 cặp trụ biểu rất lớn, cùng với đó là cặp sư tử đá ngồi chầu trên lối vào. Bên trong xây dựng thêm nhà bia có tên An Tịnh Đường, thiết đặt tượng Phật, sau cùng là bức bình phong trang trí các linh vật.
Bên phải và bên trái của bình phong đắp nổi 4 bức tranh nêu ý nghĩa về cuộc đời của đôi vợ chồng già, lòng hiếu thảo của con cháu, tinh thần hướng về quê hương, cha mẹ, tổ tiên của những người con Vinh An xa xứ…
Bên phải và bên trái của bình phong đắp nổi 4 bức tranh nêu ý nghĩa về cuộc đời của đôi vợ chồng già, lòng hiếu thảo của con cháu, tinh thần hướng về quê hương, cha mẹ, tổ tiên của những người con Vinh An xa xứ…
Nhiều linh vật rồng, phượng được đắp nổi, trang trí công phu, cầu kỳ. Cùng với đó là những câu đối, chữ thọ, chữ đức, họa tiết trang trí mô tả cảnh quan sông núi, hoa lá, cây cỏ... Phần mái của nhà bia và bình phong đều được lợp ngói đỏ và được trang trí nhiều màu sắc. Đáng chú ý, bên trong khu lăng chưa có mộ phần.
Nhiều linh vật rồng, phượng được đắp nổi, trang trí công phu, cầu kỳ. Cùng với đó là những câu đối, chữ thọ, chữ đức, họa tiết trang trí mô tả cảnh quan sông núi, hoa lá, cây cỏ... Phần mái của nhà bia và bình phong đều được lợp ngói đỏ và được trang trí nhiều màu sắc. Đáng chú ý, bên trong khu lăng chưa có mộ phần.
Ông Hồ Văn Thiết, chủ nhân khu lăng mộ, cho biết để làm khu lăng này, gia đình đã mua đến 19 tấn mảnh sành sứ để làm vật trang trí. Mỗi ngày có 10 thợ đến làm việc tại khu lăng mộ từ năm 2017 đến 2019 mới xong. Ông Thiết kể gia đình có 9 người con. Trước khi xây dựng lăng mộ, hai ông bà thuê người thiết kế bản vẽ. Sau khi tham khảo ý kiến toàn gia đình và nhận được sự đồng thuận, khu lăng đã được xây dựng theo bản thiết kế.
Ông Hồ Văn Thiết, chủ nhân khu lăng mộ, cho biết để làm khu lăng này, gia đình đã mua đến 19 tấn mảnh sành sứ để làm vật trang trí. Mỗi ngày có 10 thợ đến làm việc tại khu lăng mộ từ năm 2017 đến 2019 mới xong. Ông Thiết kể gia đình có 9 người con. Trước khi xây dựng lăng mộ, hai ông bà thuê người thiết kế bản vẽ. Sau khi tham khảo ý kiến toàn gia đình và nhận được sự đồng thuận, khu lăng đã được xây dựng theo bản thiết kế.
Ông Thiết cho biết phần lớn kinh phí xây dựng khu lăng mộ là tiền tích lũy của hai vợ chồng trong hàng chục năm qua. Bên cạnh đó là đóng góp của những người con. Nếu tính thời giá năm 2024, công trình có trị giá đầu tư hơn 4 tỷ đồng. “Ở đây nhiều người quan niệm sống cái nhà, thác cái mồ, mồ mả cũng quan trọng như nhà cửa mình ở vậy. Nhà cửa khang trang thì mộ phần cũng phải khang trang”, ông Thiết chia sẻ.
Ông Thiết cho biết phần lớn kinh phí xây dựng khu lăng mộ là tiền tích lũy của hai vợ chồng trong hàng chục năm qua. Bên cạnh đó là đóng góp của những người con. Nếu tính thời giá năm 2024, công trình có trị giá đầu tư hơn 4 tỷ đồng. “Ở đây nhiều người quan niệm sống cái nhà, thác cái mồ, mồ mả cũng quan trọng như nhà cửa mình ở vậy. Nhà cửa khang trang thì mộ phần cũng phải khang trang”, ông Thiết chia sẻ.
Còn theo lời kể của bà Thuận, trước đây gia đình làm nghề chài lưới, điều kiện kinh tế khó khăn. Sau này, con cái kinh tế ổn định có tiền gửi về phụng dưỡng cha mẹ. Ông Thiết, bà Thuận từng sang Mỹ sống cùng con cháu, nhưng vì tuổi già nên cả hai đã quay về Việt Nam.
Còn theo lời kể của bà Thuận, trước đây gia đình làm nghề chài lưới, điều kiện kinh tế khó khăn. Sau này, con cái kinh tế ổn định có tiền gửi về phụng dưỡng cha mẹ. Ông Thiết, bà Thuận từng sang Mỹ sống cùng con cháu, nhưng vì tuổi già nên cả hai đã quay về Việt Nam.
Ông Phạm Phụng, Chủ tịch UBND xã Vinh An, thông tin ông Hồ Văn Thiết là đương kim thủ bộ (giống già làng) của làng An Bằng. Tại làng, không riêng gia đình ông Thiết mà hầu hết người dân nơi đây khi có điều kiện đều xây dựng lăng mộ cho ông bà, cha mẹ, bản thân.
Ông Phạm Phụng, Chủ tịch UBND xã Vinh An, thông tin ông Hồ Văn Thiết là đương kim thủ bộ (giống già làng) của làng An Bằng. Tại làng, không riêng gia đình ông Thiết mà hầu hết người dân nơi đây khi có điều kiện đều xây dựng lăng mộ cho ông bà, cha mẹ, bản thân.
"Ngày xưa cha mẹ nghèo chưa có điều kiện để lo chu đáo cho nơi an nghỉ cuối cùng. Nay con cái đi làm ăn xa, đời sống ổn định, kinh tế khá giả nên đã quay về báo hiếu, xây lăng mộ, nhà thờ họ để tri ân tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Việc người dân xây dựng khu lăng mộ gia đình, dòng tộc với quy mô lớn là do yếu tố lịch sử để lại, trên phần đất mà gia đình đã tạo lập từ trước”, ông Phụng cho biết.
"Ngày xưa cha mẹ nghèo chưa có điều kiện để lo chu đáo cho nơi an nghỉ cuối cùng. Nay con cái đi làm ăn xa, đời sống ổn định, kinh tế khá giả nên đã quay về báo hiếu, xây lăng mộ, nhà thờ họ để tri ân tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Việc người dân xây dựng khu lăng mộ gia đình, dòng tộc với quy mô lớn là do yếu tố lịch sử để lại, trên phần đất mà gia đình đã tạo lập từ trước”, ông Phụng cho biết.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.