Choáng ngợp dàn súng ống khác người của Đặc nhiệm Nga

Choáng ngợp dàn súng ống khác người của Đặc nhiệm Nga

(Kiến Thức) - Có thể nói đặc nhiệm Nga là lực lượng đặc biệt duy nhất trên thế giới được trang bị nhiều loại vũ khí khác người nhất, thậm chí một trong số đó còn đi trước cả thời đại vài thập kỷ.

Lặng lẽ vô hiệu hóa các mục tiêu cảnh giới, xâm nhập vào căn cứ địch, thực hiện nhiệm vụ và quan trọng nhất, rút lui nguyên vẹn và không để lại dấu vết luôn là mục tiêu cuối cùng mà mỗi đơn  đặc nhiệm Nga hướng đến khi thực hiện nhiệm vụ. Và để làm được điều này họ càn được trang bị các loại vũ khí thực sự đặc biệt cho phép mỗi người lính có thể “xuất quỷ, nhập thần” giữa lòng địch. Nguồn ảnh: Sputnik.
Lặng lẽ vô hiệu hóa các mục tiêu cảnh giới, xâm nhập vào căn cứ địch, thực hiện nhiệm vụ và quan trọng nhất, rút lui nguyên vẹn và không để lại dấu vết luôn là mục tiêu cuối cùng mà mỗi đơn đặc nhiệm Nga hướng đến khi thực hiện nhiệm vụ. Và để làm được điều này họ càn được trang bị các loại vũ khí thực sự đặc biệt cho phép mỗi người lính có thể “xuất quỷ, nhập thần” giữa lòng địch. Nguồn ảnh: Sputnik.
Và không phải tự nhiên mà Nga luôn là quốc gia đi đầu trong việc phát triển các loại vũ khí dành cho tác chiến đặc biệt nhất là các loại vũ khí bộ binh. Các đơn vị đặc nhiệm Nga luôn được trang bị các loại súng có một không hai chỉ có duy nhất họ có, giúp lực lượng này có được ưu thế vượt trội trước kẻ thù trong mọi tình huống. Vậy những khẩu súng đó là gì? Nguồn ảnh: Pinterest.
Và không phải tự nhiên mà Nga luôn là quốc gia đi đầu trong việc phát triển các loại vũ khí dành cho tác chiến đặc biệt nhất là các loại vũ khí bộ binh. Các đơn vị đặc nhiệm Nga luôn được trang bị các loại súng có một không hai chỉ có duy nhất họ có, giúp lực lượng này có được ưu thế vượt trội trước kẻ thù trong mọi tình huống. Vậy những khẩu súng đó là gì? Nguồn ảnh: Pinterest.
Đầu tiên ta có thể nói đến mẫu súng tiểu liên PP-90M1 sử dụng đạn 9mm do Liên Xô phát triển cho các đơn vị đặc nhiệm của nước này. Về thiết kế PP-90M1 nặng chỉ 1,6 kg, hình dáng trông không bình thường do băng đạn hình trụ kéo dài dọc theo thân và cũng có chức năng của ốp nòng súng. Giải pháp thiết kế này giảm kích thước của vũ khí, làm cho thuận tiện hơn để mang theo. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đầu tiên ta có thể nói đến mẫu súng tiểu liên PP-90M1 sử dụng đạn 9mm do Liên Xô phát triển cho các đơn vị đặc nhiệm của nước này. Về thiết kế PP-90M1 nặng chỉ 1,6 kg, hình dáng trông không bình thường do băng đạn hình trụ kéo dài dọc theo thân và cũng có chức năng của ốp nòng súng. Giải pháp thiết kế này giảm kích thước của vũ khí, làm cho thuận tiện hơn để mang theo. Nguồn ảnh: Pinterest.
Băng đạn lớn của PP-90M1 chứa tới 64 viên (thông thường hoặc xuyên giáp), tốc độ bắn 600-800 viên mỗi phút cung cấp hỏa lực mật độ dày đặc. Tầm bắn hiệu quả của mẫu tiểu liên này thường ở mức 200 mét đổ lại và nó cũng có những nhược điểm không mấy dễ chịu đối với “lính mới” khi mới làm quen với PP-90M1. Nguồn ảnh: Sputnik.
Băng đạn lớn của PP-90M1 chứa tới 64 viên (thông thường hoặc xuyên giáp), tốc độ bắn 600-800 viên mỗi phút cung cấp hỏa lực mật độ dày đặc. Tầm bắn hiệu quả của mẫu tiểu liên này thường ở mức 200 mét đổ lại và nó cũng có những nhược điểm không mấy dễ chịu đối với “lính mới” khi mới làm quen với PP-90M1. Nguồn ảnh: Sputnik.
Cái tên tiếp theo trong danh sách này là súng phóng lựu "Burya" hay còn được gọi là “Storm”, mẫu vũ khí này được Liên Xô phát triển từ năm 1970 dành cho đặc nhiệm quân đội thực hiện các hoạt động phá hoại ở phía sau lưng địch. Nguồn ảnh: army-news.ru.
Cái tên tiếp theo trong danh sách này là súng phóng lựu "Burya" hay còn được gọi là “Storm”, mẫu vũ khí này được Liên Xô phát triển từ năm 1970 dành cho đặc nhiệm quân đội thực hiện các hoạt động phá hoại ở phía sau lưng địch. Nguồn ảnh: army-news.ru.
Súng phóng lựu Burya có khả năng bắn các loại đạn nổ hay đạn xuyên giáp 30mm ở cự ly 300 mét. Ngoài ra, các thiết kế sư chế tạo ra nó còn trang bị cho Burya cơ chế bắn giảm thanh và đi kèm với kích thước nhỏ gọn thuận tiện cho việc hành quân. Hiện tại một số đơn vị đặc nhiệm của Nga vẫn còn trang bị Burya. Nguồn ảnh: army-news.ru.
Súng phóng lựu Burya có khả năng bắn các loại đạn nổ hay đạn xuyên giáp 30mm ở cự ly 300 mét. Ngoài ra, các thiết kế sư chế tạo ra nó còn trang bị cho Burya cơ chế bắn giảm thanh và đi kèm với kích thước nhỏ gọn thuận tiện cho việc hành quân. Hiện tại một số đơn vị đặc nhiệm của Nga vẫn còn trang bị Burya. Nguồn ảnh: army-news.ru.
Ở vị trí tiếp theo là mẫu súng ngắn bắn dưới nước SPP-1 của lực lượng biệt kích hải quân Nga, đây cũng là mẫu vũ khí đầu tiên có khả năng tác chiến dưới nước không hề thua kém các loại vũ khí thông thường trên bờ. Súng SPP-1 sử dụng cỡ đạn 4.5mm được phát triển vào những năm 1960 cho người nhái hải quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Sputnik.
Ở vị trí tiếp theo là mẫu súng ngắn bắn dưới nước SPP-1 của lực lượng biệt kích hải quân Nga, đây cũng là mẫu vũ khí đầu tiên có khả năng tác chiến dưới nước không hề thua kém các loại vũ khí thông thường trên bờ. Súng SPP-1 sử dụng cỡ đạn 4.5mm được phát triển vào những năm 1960 cho người nhái hải quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Sputnik.
Tầm bắn hiệu quả dưới nước của SPP-1 là từ 17-20 mét, trên mặt đất cũng không quá 20 mét. Các đặc tính của loại vũ khí đặc biệt này đáp ứng đầy đủ các mục tiêu của lực lượng đặc biệt dưới nước như chống phá hoại, bảo vệ vị trí đóng tàu, trinh sát ở các vùng ven biển. Nguồn ảnh: Sputnik.
Tầm bắn hiệu quả dưới nước của SPP-1 là từ 17-20 mét, trên mặt đất cũng không quá 20 mét. Các đặc tính của loại vũ khí đặc biệt này đáp ứng đầy đủ các mục tiêu của lực lượng đặc biệt dưới nước như chống phá hoại, bảo vệ vị trí đóng tàu, trinh sát ở các vùng ven biển. Nguồn ảnh: Sputnik.
ASh-12.7 là mẫu súng máy tấn công đầu tiên trên thế giới được thiết kế theo đơn đặt hàng của Cơ quan an ninh FSB của Nga và được giới thiệu trước công chúng lần đầu tiên vào năm 2011. Nguồn ảnh: thefirearmblog.com.
ASh-12.7 là mẫu súng máy tấn công đầu tiên trên thế giới được thiết kế theo đơn đặt hàng của Cơ quan an ninh FSB của Nga và được giới thiệu trước công chúng lần đầu tiên vào năm 2011. Nguồn ảnh: thefirearmblog.com.
Súng ASh-12.7 được chế tạo theo thiết kế "bullpup" (băng đạn đằng sau và ốp nòng súng, tay cầm với cò súng ở phía trước) và sử dụng đạn 12.7x55mm kể cả đạn xuyên giáp. Đây là vũ khí tấn công được FSB sử dụng trong các đợt đột kích chống khủng bố ở khu vực dân cư, không gian hạn chế và ở khoảng cách ngắn. Nguồn ảnh: pikabu.ru.
Súng ASh-12.7 được chế tạo theo thiết kế "bullpup" (băng đạn đằng sau và ốp nòng súng, tay cầm với cò súng ở phía trước) và sử dụng đạn 12.7x55mm kể cả đạn xuyên giáp. Đây là vũ khí tấn công được FSB sử dụng trong các đợt đột kích chống khủng bố ở khu vực dân cư, không gian hạn chế và ở khoảng cách ngắn. Nguồn ảnh: pikabu.ru.
Cái tên cuối cùng trong danh sách này là súng phóng lựu RG-6 "Gnome" được phát triển vào đầu những năm 1990. Trong số vũ khí vừa được giới thiệu trên thì RG-6 có bề dày chiến tích nhiều nhất khi liên tục tham gia các hoạt động chống khủng bố và ly khai trên khắp nước Nga. Nguồn ảnh: socimage.net
Cái tên cuối cùng trong danh sách này là súng phóng lựu RG-6 "Gnome" được phát triển vào đầu những năm 1990. Trong số vũ khí vừa được giới thiệu trên thì RG-6 có bề dày chiến tích nhiều nhất khi liên tục tham gia các hoạt động chống khủng bố và ly khai trên khắp nước Nga. Nguồn ảnh: socimage.net
Tính năng độc đáo chính của RG-6 chính là việc nó được trang bị hộp tiếp đạn ổ quay mang theo 6 viên đạn phóng lựu 40mm. Thiết kế này cho phép RG-6 có tốc độ bắn cao hơn các mẫu súng phóng lựu cá nhân thông thường vào khoảng 16 phát/phút với phạm vị sát thương rộng. Nguồn ảnh: Sputnik.
Tính năng độc đáo chính của RG-6 chính là việc nó được trang bị hộp tiếp đạn ổ quay mang theo 6 viên đạn phóng lựu 40mm. Thiết kế này cho phép RG-6 có tốc độ bắn cao hơn các mẫu súng phóng lựu cá nhân thông thường vào khoảng 16 phát/phút với phạm vị sát thương rộng. Nguồn ảnh: Sputnik.
Mời đọc giả xem video: Đặc nhiệm Nga tác chiến với dàn vũ khí hiện đại.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.