Chó thường nằm co chân trước, chổng mông lên trời... đang thể hiện gì?

Việc chó nằm co chân trước, chổng mông lên trời rất cao là một hành động khá hiển nhiên, giống như khi chúng ta làm việc trước máy tính trong thời gian dài, chúng ta sẽ có thói quen vươn vai giơ hai tay lên.

Chó thường nằm co chân trước, chổng mông lên trời... đang thể hiện gì?

Trạng thái cảnh báo

Cho thuong nam co chan truoc, chong mong len troi... dang the hien gi?

Trong môi trường hoang dã, chó sói là loài động vật sống theo bầy đàn và chúng đứng đầu chuỗi thức ăn nhờ sống theo bầy đàn. Nhưng bất chấp điều này, chúng cũng phải đối mặt với những mối đe dọa tiềm tàng như hổ, gấu hay chính đồng loại.

Khi đối mặt với một mối đe dọa, đặc biệt là khi con mồi bị cướp hoặc có sự tranh chấp lãnh thổ giữa đồng loại, chó sói thường không chọn cách chạy trốn mà chọn cách đối phó với nó. Khi đối phó với nó, hành động đầu tiên của nó là giữ với kẻ thù một khoảng cách nhất định, sau đó cúi xuống phía trước, chổng mông lên trời, đây là hành động đầu tiên thể hiện hành vi tấn công của sói.

Cho thuong nam co chan truoc, chong mong len troi... dang the hien gi?-Hinh-2

Hành động này có hai ưu điểm: thứ nhất, khi gặp đồng loại, việc ưỡn mông lên có thể tiết ra nhiều pheromone để dọa đối phương; thứ hai, hành động này là động tác chuẩn bị cho việc chạy và nhảy, có lợi cho con sói phải đối phó với những thay đổi của đối thủ.

Vì vậy, hành động này thực chất là hành động cảnh báo của con chó sói, tức là mình sẽ bước vào trạng thái chiến đấu ở bước tiếp theo. Thực tế đối với chó nuôi cũng vậy, khi có người lạ đến nhà thì phản ứng tức thì của nó là co chân trước, cong mông lên và sủa lớn, nếu chú chó này không kiềm chế được, bước tiếp theo là nhảy vào tấn công kẻ lạ mặt.

Đầu hàng

Cho thuong nam co chan truoc, chong mong len troi... dang the hien gi?-Hinh-3

Chó sói là loài động vật sống theo bầy đàn và chúng cũng có ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ của loài sói có thể được chia thành hai loại: ngôn ngữ giọng nói và ngôn ngữ cơ thể. Ngôn ngữ giọng nói là tiếng sói tru mà chúng ta thường nói. Ngôn ngữ này thường được sử dụng khi đồng loại ở cách xa chúng. Ở trạng thái không săn mồi, chúng thường giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể.

Ngôn ngữ cơ thể của sói rất phong phú, bao gồm biểu cảm đuôi, trạng thái lông của sói và cử động cơ thể.

Điều đặc biệt trong ngôn ngữ cơ thể của chó sói khi sống bầy đàn chính là khi được tiếp cận sói đầu đàn, lúc này những con sói có địa vị thấp hơn sẽ co chân trước, cong mông lên trên. Hành động này tạo điều kiện cho con sói đầu đàn có thể “kiểm tra” thành viên trong bầy đàn mình.

Mặc dù chó sói luôn tỏ ra nguy hiểm, hung dữ khi đi săn mồi, nhưng trong bầy đàn thì đứng trước mặt sói đầu đàn thì đây cũng là một loại ngôn ngữ cơ thể, thể hiện sự vâng lời và phục tùng.

Động dục

Cho thuong nam co chan truoc, chong mong len troi... dang the hien gi?-Hinh-4

Thời kỳ động dục của loài chó đã bị "thay đổi", vì tổ tiên của chó chỉ có một kỳ động dục trong năm, thường tập trung vào cuối mùa đông. Tuy nhiên trong thời nay, việc được nuôi nhốt và thường được phối giống nhân tạo, cộng thêm việc nuôi dưỡng bằng nguồn thức ăn dồi dào nên chúng có 2 thời kỳ động dục thường tập trung vào mùa xuân và mùa thu.

Cho thuong nam co chan truoc, chong mong len troi... dang the hien gi?-Hinh-5

Trong thời kỳ động dục, chó cái ngoài sưng tấy bộ phận sinh dục còn có một đặc điểm dễ nhận thấy đó là hành động rướn người, hành động này là do khó chịu trong thời kỳ động dục.

Nếu chủ nhân thấy chó cái đột nhiên xuất hiện thường xuyên trong một tháng cố định thì nên chú ý, nếu không muốn nó phối giống thì nên chơi với nó nhiều hơn và đánh lạc hướng nó, để nó quên đi vấn đề động dục.

Trào lưu móc khóa động vật sống bị lên án gay gắt

(Kiến Thức) -  Trong những chiếc móc chìa khóa bằng động vật sống những con rùa, cá và thằn lằn bị nhốt trong một cái bao plastic nhỏ khiến nhiều người phải xót xa và lên tiếng phản đối mạnh mẽ.

Trào lưu móc khóa động vật sống bị lên án gay gắt
Trao luu moc khoa dong vat song bi len an gay gat
 Ở Trung Quốc thời gian qua rộ lên một phong trào mua móc chìa khóa động vật sống. Những con vật được nuôi bên trong có thể là  rùa, cá và thằn lằn.

Phải cắt tứ chi vì bệnh nghi lây từ chó cưng

Ông Greg Manteufel ở bang Wincosin, Mỹ, được chẩn đoán mắc căn bệnh cực kỳ hiếm có thể do lây từ chính chó cưng của mình, khiến ông phải cắt cụt chân tay.
 

Phải cắt tứ chi vì bệnh nghi lây từ chó cưng
Thật khó có thể tưởng tượng rằng con chó cái Ellie lại là mối nguy hiểm đối với người chủ Manteufel, 49 tuổi. "Chúng tôi yêu nó như con gái mình", ông nói với AP.

Dơi hút máu và những loài động vật bạn tuyệt đối đừng đến gần

(Kiến Thức) - Thế giới động vật vô cùng phong phú và cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm chết người. Chúng ta cần tránh xa khi chạm mặt những loại động vật sau.

Dơi hút máu và những loài động vật bạn tuyệt đối đừng đến gần
Doi hut mau va nhung loai dong vat ban tuyet doi dung den gan
Sứa hộp: được biết đến là loài động vật biển độc hại nhất trên toàn thế giới. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới