Cho học sinh ăn gạo mốc ở TQ: Lương tâm người thầy ở đâu?

(Kiến Thức) - Mới đây, cảnh sát Trung Quốc tiến hành bắt giữ Liang Ailian - hiệu trưởng phụ trách hai trường mầm non tại thành phố Vũ Hán vì sử dụng giấm quá hạn và gạo mốc trong bữa ăn của học sinh. Đây là trường hợp mới nhất về sử dụng thực phẩm kém chất lượng tại Trung Quốc bị phát giác.

Cho học sinh ăn gạo mốc ở TQ: Lương tâm người thầy ở đâu?
An toàn thực phẩm là vấn đề đang được dư luận hết sức quan tâm. Trong số này, những vụ bê bối về mất vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm kém chất lượng xảy ra ở trường học khiến công chúng phẫn nộ và lên án.
Mới đây, China Daily đưa tin cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ Liang Ailian - hiệu trưởng phụ trách trường mầm non Tongxin và trường mầm non Dedebei tại thành phố Vũ Hán, tỉnh An Huy. Lý do Liang Ailian bị bắt giữ là vì sử dụng giấm quá hạn và gạo mốc trong bữa ăn của học sinh hai trường mầm non trên.
Fang Zhong, lãnh đạo phường Jiujiang, thành phố Vũ Hán, cho hay trước khi hiệu trưởng Liang Ailian bị bắt giữ, 2 trường mầm non trên đều bị tố cáo cung cấp thức ăn không đủ tiêu chuẩn cho học sinh.
Trước tính chất nghiêm trọng của vụ việc, giới chức trách đã tịch thu những thực phẩm hỏng, gồm 2 chai giấm gạo đã hết hạn sử dụng, 7 túi gạo có rệp và đã mốc, 6 túi xúc xích đóng gói. Các kho để thực phẩm của 2 trường mầm non trên đều bị đóng cửa.
Cho hoc sinh an gao moc o TQ: Luong tam nguoi thay o dau?
 Hiệu trưởng Liang Ailian bị bắt vì sử dụng giấm quá hạn và gạo mốc trong bữa ăn của học sinh. Ảnh minh họa: StraitsTimes)
Tuần trước, cha mẹ của các học sinh tại trường mầm non Tongxin cho hay con cái của họ ăn chân gà thối và gạo mốc ở trường.
Vài ngày sau đó, phụ huynh có con theo học tại trường mầm non Dedebei bày tỏ sự lo lắng về chất lượng của dầu ăn, thịt lợn và xúc xích được sử dụng để chế biến thức ăn cho học sinh.
Sau khi nhận được phản ánh của nhiều phụ huynh tại hai trường mầm non trên, giới chức giáo dục và phụ trách thực phẩm đã tiến hành thanh tra. Thêm nữa, khoảng 300 học sinh đã được đưa tới các bệnh viện tại An Huy và tỉnh Giang Tô gần đó để kiểm tra sức khỏe. Kết quả kiểm tra cho thấy 9 em học sinh gặp các vấn đề về sức khỏe nhưng vẫn trong tình trạng ổn định.
Dự kiến, hơn 600 em học sinh khác cũng sẽ được kiểm tra xem có gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không do sử sụng thực phẩm kém chất lượng.

Mời độc giả xem video: Thực phẩm sạch hay bẩn (nguồn: ANTV)

Vụ việc lần này lại một lần nữa cho thấy vấn nạn sử dụng thực phẩm bẩn, kém chất lượng trong các trường học vẫn đang vô cùng nhức nhối trong xã hội Trung Quốc. 
Trong những năm qua, Trung Quốc đã xử lý mạnh tay những trường hợp sản xuất thực phẩm bẩn, vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm. Ví dụ như vào năm 2013, bê bối dầu ăn kém chất lượng gây rúng động dư luận.
Khi ấy, Tòa án nhân dân thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô tuyên án người đàn ông họ Vương tù chung thân và hơn chục bị cáo khác tù có thời hạn lên tới 15 năm do sản xuất và bán dầu ăn bẩn làm từ chất thải cống rãnh. Những đối tượng này đã thu lợi hơn 60 triệu NDT (khoảng 9,8 triệu USD) từ việc bán dầu ăn kém chất lượng trong thời gian từ tháng 1/2011 - 3/2012.
Năm 2011, tòa án tỉnh Cam Túc tuyên án tử hình Mã Tú Linh và chồng - Ngô Quảng Toàn án tù chung thân. Hai vợ chồng này đối mặt với bản án tù nghiêm khắc trên vì phạm tội cố tình bỏ chất độc hại nitrit (một loại muối công nghiệp) vào sữa tươi hồi tháng 4/2011 nhằm trả thù do mâu thuẫn trong làm ăn. Việc làm này của vợ chồng Mã Tú Linh đã khiến 3 trẻ sơ sinh tử vong và 36 trẻ khác nhập viện điều trị.

Vua chúa kiểm soát thực phẩm sạch nghiêm ngặt thế nào?

(Kiến Thức) - Thời cổ đại, các hoàng đế đã sử dụng các độc chiêu tuy rất đơn giản nhưng lại rất hiệu quả để kiểm soát thực phẩm sạch trong hoàng cung. 

Vua chúa kiểm soát thực phẩm sạch nghiêm ngặt thế nào?
Mời xem clip: Sự trùng hợp kỳ lạ giữa vua chúa Việt Nam và thế giới" tại đây:

Vua chúa Việt đề phòng thực phẩm bẩn, độc như thế nào?

(Kiến Thức) - Vấn đề thực phẩm bẩn độc đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Vậy, thời xưa, vua chúa nghĩ ra những độc chiêu gì để đề phòng vấn nạn nhức nhối này? 

Vua chúa Việt đề phòng thực phẩm bẩn, độc như thế nào?
Nếu thời nay, người tiêu dùng vô cùng bối rối để phân biệt, nhận diện thực phẩm bẩn độc thì thời xưa, vua chúa Việt lại nghĩ ra trăm phương ngàn kế để đảm bảo an toàn trong mỗi bữa ăn.

Thời xưa đồ của vua, thứ gì cũng phải là số 1. Do vậy trong bữa ăn của vua, ngoài của ngon vật lạ thì việc đảm bảo an toàn cũng là yêu cầu số 1.

Có một điều thiếu sót là nước ta không có nhiều sách vở ghi chép về những sinh hoạt trong cung đình. Từ thế kỷ 10, các triều đại: Lý, Trần, Lê thay nhau trị vì mỗi triều hàng trăm năm nhưng đến nay chúng ta có rất ít sách vở nói chi tiết về việc trong cung đình chuyện ăn uống sinh hoạt ra sao. Ngoại trừ triều Nguyễn có sách Hội điển. Mặt khác, do triều Nguyễn gần với thời nay nhất nên ngoài sách Hội điển thì cũng còn có các lời kể của một vài nhân chứng lịch sử giúp chúng ta có thể hiểu được một phần nào đó về sinh hoạt cung đình.
Để phục vụ bữa ăn của nhà vua, triều Nguyễn cho lập hẳn các sở là Lý Thiện và Thượng Thiện. Trước đó, thời các đời chúa Nguyễn thì đội lo việc nấu ăn cho chúa gọi là đội Nội Trù hoặc Tư Thiện. Năm 1820, vua Minh Mạng cho lập đội Thượng Thiện trực thuộc cấm binh và xây dựng sở Thượng Thiện ở gần Thái Y viện.

Những bê bối thực phẩm chức năng rúng động thế giới

(Kiến Thức) - Thời gian qua, cơ quan chức năng ở nhiều nước phanh phui không ít bê bối thực phẩm chức năng chứa chất độc, chất cấm..

Những bê bối thực phẩm chức năng rúng động thế giới
Không ít thực phẩm chức năng có xuất xứ từ các quốc gia lớn như Trung Quốc, Mỹ... dính vào bê bối chứa chất độc, chất cấm. Sau khi những bê bối thực phẩm chức năng bị phát giác, giới chức trách đã yêu cầu ngừng cung cấp/ngừng bán, thu hồi những loại thực phẩm chức năng đó vì chúng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới