Cho đứng trước bệ xe máy, con ngã lăn ra đường

(Kiến Thức) - Chị Na đi xe ga, lên cho cháu đứng trước bệ xe. Khi chị quay xe thì con ngã lăn ra đường, cũng may chỉ bị thương nhẹ mà không gẫy chân, tay.

Cho đứng trước bệ xe máy, con ngã lăn ra đường
Chị Nguyễn Thị Na (Thanh Xuân, Hà Nội) đèo con  2 tuổi đi chợ bằng xe máy. Chị đi xe ga, lên cho cháu đứng trước bệ xe. Khi chị quay xe thì con ngã lăn ra đường, cũng may chỉ bị thương nhẹ mà không gẫy chân, tay. Nhưng cháu sợ quá khóc thét lên, mặt mũi tái ngắt...
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Lời bàn: TS Lê Thị Thanh Nhạn, Bệnh viện Tuệ Tĩnh chia sẻ, nhiều gia đình đi xe máy thường cho con ngồi hoặc đứng trước bệ xe. Với cách ngồi này trẻ rất thích nhưng sẽ nguy hiểm đặc biệt khi chỗ đông người như đi chợ, cha mẹ quên không tắt chìa khóa xe máy, hay quay xe như trường hợp trên. 
Vì vậy, đối với trẻ nhỏ khi đi xe cùng người lớn mà không có người giữ, ôm thì cần có ghế ngồi, yếm buộc phòng các cháu ngủ gật, nghịch ngợm gây tai nạn đáng tiếc xảy ra. 

Chấn thương sọ não vì xe tập đi

Chấn thương sọ não vì xe tập đi

- Vừa qua, cháu Hùng (Phú Thọ) phải nhập viện trong tình trạng ngủ gà, nôn ói... Qua chẩn đoán bác sĩ xác định cháu bị chấn thương sọ não do va đập.


[links()]
 
Nguyên nhân được biết, cháu Hùng mới 10 tháng tuổi được mẹ cho vào xe tập đi. Do mẹ mải làm việc nên để cháu tự điều khiển xe, khi cả người và xe lăn xuống sân thì cháu bị va vào nền sân khiến tụ máu trên đầu.

Lời bàn: Chấn thương sọ não ở trẻ em thường do bất cẩn trong sinh hoạt (chiếm 60% trường hợp), thường gặp nhất là ngã cầu thang, ngã giường,  ngã võng hay do người lớn bồng ẵm tuột tay.

Các lý do tiếp theo là ngã xe đạp, tai nạn giao thông, vật nặng va đập trúng đầu. Chấn thương sọ não thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái do hiếu động hơn, đa số ở lứa tuổi 1 - 6. Trẻ càng nhỏ càng dễ bị do phần đầu còn to và nặng, thường rơi xuống trước, các cháu lại chưa có khả năng điều chỉnh tư thế cân bằng khi ngã.

Do vậy, khi trẻ chơi, người lớn cần quan sát hoặc chơi cùng. Nếu không có người trông mà cha mẹ bận việc gì đó thì phải tránh để trẻ chơi ở  những nơi nguy hiểm, dễ ngã và va đập.

TS.BS Phạm Xuân Tú

Chủ quan vì ngã nhẹ

Chủ quan vì ngã nhẹ

- Ông Đỗ Văn T. (61 tuổi, quận Bình Thạnh, TPHCM) đi trong nhà trượt chân té đập vai xuống đất. Cú ngã nhẹ nhưng làm ông T. đau vùng vai, cơn đau ngày càng nhiều.

Bám dân, bám bản chữa bệnh cho đồng bào

(Kiến Thức) - Chắc ít ai có thể tin được rằng, hiện nay vẫn có những cán bộ y tế phải xuyên rừng thâu đêm, đi bằng "bốn chân" để khám, chữa bệnh cho người dân.

Bám dân, bám bản chữa bệnh cho đồng bào
Trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2013 ngành y tế Việt Nam đã chứng kiến không ít những vụ “bê bối” gây chấn động dư luận. Tuy nhiên, đó chỉ là những “con sâu, làm rầu nồi canh” chứ không phải là tất cả. Vẫn còn rất nhiều bác sĩ tận tuỵ với nghề, quyết bám dân, bám bản để làm sao mang lại sức khoẻ tốt nhất cho bà con.
Đi trên đỉnh núi trong đêm tối

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông bà chăm cháu, 5 điều nói ra dễ tan cửa nát nhà

Ông bà chăm cháu, 5 điều nói ra dễ tan cửa nát nhà

Học cách hài lòng về cuộc sống, bạn không cần tìm đến sự “khen ngợi” của những người xung quanh mới cảm thấy gia đình mình có nhiều thành tựu. Ngược lại, ông bà chăm cháu nói những điều này còn dễ tan cửa nát nhà.
Trẻ mấy tuổi có thể không cần ngủ trưa?

Trẻ mấy tuổi có thể không cần ngủ trưa?

Trẻ nhỏ cần giấc ngủ trưa vì ngủ nhiều sẽ giúp trẻ có thể phát triển tối ưu. Mặt khác, bộ não non nót của trẻ không thể thức trong khoảng thời gian quá dài mà cần giấc ngủ trong ngày để nghỉ ngơi.