Chính phủ Việt Nam thắng kiện vụ DialAsie

Vụ kiện của DialAsie được xem là thắng lợi thứ 2 của Chính phủ Việt Nam sau vụ kiện South Fork (đã có phán quyết vào tháng 12/2013).

Chính phủ Việt Nam thắng kiện vụ DialAsie
Sáng ngày 31/12, tại trụ sở của Bộ Tư pháp (Hà Nội) đã diễn ra cuộc họp báo tổng kết công tác tư pháp năm 2014. Tại cuộc họp báo, Bộ Tư pháp đã công bố kết quả vụ kiện của nhà đầu tư Pháp (DialAsie) kiện Chính phủ Việt Nam trong dự án Bệnh viện Quốc tế Thận và lọc thận tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Trần Tiến Dũng - Chánh văn phòng Bộ Tư pháp phấn khởi thông báo về phán quyết của Toà án La Hay trong vụ DialAsie (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
Ông Trần Tiến Dũng - Chánh văn phòng Bộ Tư pháp phấn khởi thông báo về phán quyết của Toà án La Hay trong vụ DialAsie (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+) 
Ông Trần Tiến Dũng, Chánh văn phòng Bộ Tư pháp cho biết ngày 17/11/2014, Hội đồng trọng tài tại Toà trọng tài thường trực La Haye (Hà Lan) đã ban hành phán quyết vụ kiện DialAsie với nội dung: Không có bất kỳ một cơ quan nhà nước nào của Chính phủ Việt Nam vi phạm Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư Việt-Pháp, vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc thực hiện bất kỳ một hành động sai trái nào.
Trên căn cứ này, tất cả các khiếu kiện của nguyên đơn DialAsie đối với Chính phủ Việt Nam hoàn toàn bị bác bỏ.
Về chi phí, mỗi bên phải trả một nửa chi phí Hội đồng trọng tài, đây là quy định chung. Còn luật sư thì các bên phải tự chi trả.
Đại diện Vụ Pháp luật Quốc tế (Bộ Tư pháp) - bà Nguyễn Thị Hường cho biết, từ năm 2011, nhà đầu tư này đã gửi thông báo ra trọng tài quốc tế. Vụ DialAsie đã được Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp xử lý.
Vụ việc DialAsie khởi phát từ tháng 3/2001. Cụ thể, bệnh viện DialAsie ký hợp đồng thuê tòa nhà tại phố Điện Biên Phủ, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn Co.op) với giá 23.000 USD/tháng. Sau đó, do không thể chi trả được tiền thuê toà nhà, DialAsie bị Saigon Co.op kiện ra Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam.
Trong vụ kiện này, DialAsie đã bị xử thua và phải thanh toán số tiền hơn 571.000 USD (khoảng 8 tỷ đồng). Tiếp sau đó, theo công văn của Bộ Y tế, bệnh viện này cũng phải ngừng tiếp nhận bệnh nhân, chuyển các bệnh nhân đang điều trị tại đây tới trung tâm y tế khác.
Tuy nhiên, sau đó, Bệnh viện DialAsie không trả được tiền nên Sài Gòn Co.op đưa đơn khởi kiện Bệnh viện DialAsie ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.
Cho rằng mình bị đối xử không công bằng, DialAsie đã kiện Chính phủ Việt Nam tới Toà trọng tài quốc tế và tiếp tục thua kiện vào tháng 11 vừa qua.
Đại diện Vụ Pháp luật Quốc tế (Bộ Tư pháp - Bà Nguyễn Thị Hường (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
 Đại diện Vụ Pháp luật Quốc tế (Bộ Tư pháp - Bà Nguyễn Thị Hường (Ảnh: Võ Phương/Vietnam+)
“Trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang là bị đơn trong một loạt các vụ kiện đầu tư quốc tế và một số nhà đầu tư đang đe dọa Chính phủ Việt Nam thì thắng lợi trong vụ kiện này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng,” Chánh văn phòng Bộ Tư pháp khẳng định.
Vụ kiện của DialAsie được xem là thắng lợi thứ 2 của Chính phủ Việt Nam sau vụ kiện South Fork (đã có phán quyết vào tháng 12/2013).
Được biết, trong giai đoạn 2010-2013, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành địa phương giải quyết 17 vụ tranh chấp quốc tế liên quan đến cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước.
Đại diện Vụ Pháp luật Quốc tế chia sẻ thêm: Để tránh những tranh chấp đầu tư quốc tế, gây tốn kém tiền bạc, công sức của địa phương, bộ ngành, Chính phủ đã có rất nhiều biện pháp, một trong số đó là ban hành quy chế phối hợp tranh chấp đầu tư quốc tế, trong đó, làm rõ vai trò của các bộ, ngành.
"Ngoài ra trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục xây dựng và nâng cao hiệu quả của hệ thống cảnh báo sớm. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao các biện pháp phòng ngừa, kiểm tra giám sát và thi hành pháp luật, nâng cao hiểu biết về hội nhập cho các bộ, ngành, doanh nghiệp," bà Hường khẳng định.

3 giải pháp khởi kiện TQ... ngư dân VN thắng 100%

(Kiến Thức) - Theo một nhà luật học, để bảo vệ ngư dân Việt Nam lâu dài và toàn diện, có ba giải pháp khởi kiện Trung Quốc - đều khả thi cả - tại Tòa án luật biển quốc tế.

3 giải pháp khởi kiện TQ... ngư dân VN thắng 100%
Hành động Trung Quốc dùng tàu lớn đâm trực diện, phá hỏng, nhấn chìm tàu cá cùng toàn bộ ngư dân Việt Nam mới đây là hành động vô nhân đạo và đã gây làn sóng phẫn nộ rất lớn tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Hành động này không chỉ coi thường tính mạng con người mà còn cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu ngang ngược coi thường các nguyên tắc ứng xử quốc tế, không tuân thủ các nghĩa vụ mà họ trong tư cách là một nước thành viên Liên Hiệp quốc, một nước đã ký Công ước Luật biển của Liên Hiệp quốc phải thực hiện.
Trước những hành động ngày càng ngang ngược, vô nhân tính này của Trung Quốc, Việt Nam cần phải làm gì để Trung Quốc không dám lặp lại nữa, phải làm gì để đảm bảo an toàn tính mạng, phương tiện cho ngư dân đánh bắt tại vùng biển chủ quyền của Tổ quốc?
Ba giải pháp khả thi
Một nhà luật học đã chia sẻ trên BBC News, để bảo vệ ngư dân Việt Nam lâu dài và toàn diện, có ba hướng khởi kiện Trung Quốc - đều khả thi cả - tại Tòa án luật biển quốc tế.
Hình ảnh tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Ảnh: VTC News.
 Hình ảnh tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Ảnh: VTC News. 
Thứ nhất đó là ngư dân khởi kiện thông qua đại diện của mình là Hiệp hội nghề cá Đà nẵng.
Thứ hai là Nhà nước khởi kiện yêu cầu Tòa án Luật biển quốc tế ra phán quyết xác định (declaratory judgement) việc Trung Quốc dùng tàu đâm tàu Việt Nam, phá hoại phương tiện đánh bắt của ngư dân Việt Nam là hành vi sử dụng vũ lực.
Ba là kết hợp một cách khéo léo cả hai hình thức khởi kiện trên.
Thủ tục khởi kiện, tố tụng xét xử tại Tòa án luật biển quốc tế đặc biệt phức tạp. Hơn nữa, các thủ tục này hoàn toàn xa lạ và khác với thủ tục tố tụng tại Việt Nam. Ngay cả việc thu thập chứng cứ, chuẩn bị hồ sơ cũng theo các chuẩn mực không giống như Việt Nam vẫn quen thuộc.
Trong hầu hết các giai đoạn của quá trình khởi kiện như chuẩn bị hồ sơ khởi kiện; tố tụng văn bản; tố tụng công khai, đều có những trở ngại và ẩn chứa nguy hiểm có thể dẫn đến thất bại. Muốn thắng kiện, phía Việt Nam chắc chắn phải được một công ty luật nước ngoài chuyên về Luật biển quốc tế tư vấn và đại diện trước Tòa án luật biển quốc tế.
Ngay cả khi có nhiều khó khăn, trở ngại như thế, ngư dân Việt Nam cũng nên nộp đơn kiện lên Tòa án luật biển quốc tế. Vì ngay từ khi Tòa án quốc tế này nhận đơn khởi kiện, ngư dân ta đã được bảo đảm an toàn rồi.
Kể từ thời điểm đơn kiện được thụ lý, Trung Quốc có nghĩa vụ không được tiếp tục thực hiện những hành động làm hiện trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Nghĩa là không được tiếp tục phá hoại phương tiện, cản trở ngư dân ta đánh cá nữa.
Nếu Trung Quốc vẫn làm, nguyên đơn (Hiệp hội nghề cá) có quyền yêu cầu Tòa án luật biển quốc tế quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc Trung Quốc hoặc phải rút tàu ra khỏi vùng biển có ngư dân Việt Nam đánh bắt, hoặc phải bảo đảm các tàu của Trung Quốc giữ một khoảng cách an toàn xác định đủ để các tàu ngư dân Việt Nam an tâm đánh bắt.
Về trường hợp con tàu ĐNa 90152TS của bà Huỳnh Thị Như Hoa bị tàu Trung Quốc đâm tả tơi, xơ xác, hư hỏng nặng, thiệt hại cụ thể của bà Hoa và của những ngư dân khác từng bị tàu Trung Quốc tấn công sẽ được tính đến trong đơn khởi kiện của Hiệp hội, hoặc trong khi đàm phán giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc sau khi Tòa án luật biển quốc tế ra phán quyết (declaratory judgement) có lợi cho đơn kiện của Việt Nam.
Những vụ tàu cá VN bị tàu TQ đâm va, tấn công
Nhiều ngư dân đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa - Việt Nam khó có thể quên được cảm giác kinh hoàng khi tận mắt chứng kiến tàu cá ĐNa 90152TS bị tàu vỏ sắt Trung Quốc cố tình đâm chìm vào chiều 26/5 vừa qua. Đây là vụ tàu Việt Nam bị đâm mạnh nhất và gây hư hại nặng nề nhất.
Sau khi con tàu ĐNa 90152TS được trục vớt, lai dắt về cảng Đà Nẵng, nhìn con tàu tả tơi, xơ xác, vết đâm lồ lộ trên thân tàu và hư hỏng đến 80%, bà Huỳnh Thị Như Hoa nghẹn ngào cho biết, gia đình bà có truyền thống đi biển, đánh bắt cá hoàn toàn hợp pháp trên vùng biển Việt Nam từ bao đời. Nay bỗng dưng bị tàu Trung Quốc truy đuổi, uy hiếp và phá hỏng tài sản, bà sẽ đi tìm công lý. Bà Hoa đã ủy quyền cho Hội Nghề cá Đà Nẵng tiến hành các thủ tục khởi kiện đòi bồi thường.
Ngư dân Lê Văn Hường bị thương vào mặt do mảnh kính văng trúng.
 Ngư dân Lê Văn Hường bị thương vào mặt do mảnh kính văng trúng.
Chiều 5/6, luật sư Đỗ Pháp, Trưởng Văn phòng luật sư Đỗ Pháp (Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng) đã chính thức tiếp nhận ủy quyền thực hiện pháp lý vụ kiện phía Trung Quốc ra tòa trong vụ đâm chìm tàu ĐNa 90152TS của gia đình bà Hoa. Luật sư Đỗ Pháp cho biết: “Gia đình bà Hoa đủ điều kiện khởi kiện chủ tàu vỏ sắt Trung Quốc, vì các lý do sau: Thứ nhất, vị trí tàu cá của bà Hoa bị tàu Trung Quốc đâm chìm là khu vực quần đảo Hoàng Sa, huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Hiện, luật sư Đỗ Pháp đang khẩn trương tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết. Dự kiến tháng 7/2014, vụ khởi kiện sẽ được tiến hành tại TAND TP Đà Nẵng. Toàn bộ lệ phí suốt quá trình khởi kiện đến kết thúc vụ án, Văn phòng luật sư Đỗ Pháp sẽ hoàn toàn miễn phí cho gia đình bà Hoa.
Chiều 6/6, bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi cho biết, kể từ khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển Việt Nam, đến nay đã có 6 tàu cá của ngư dân huyện Lý Sơn bị tàu Trung Quốc tấn công, đập phá, cướp tài sản khi đang hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Nạn nhân mới nhất là tàu cá QNg 96029 TS của ngư dân Lê Túc ở thôn Tây, xã An Hải (Lý Sơn, Quảng Ngãi). Tàu cá này cùng 10 lao động đã về đến đảo Lý Sơn vào ngày 5/6 trong tình trạng thiết bị phục vụ đánh bắt cá hư hỏng hoàn toàn, thân tàu bị hư hại nhiều, kính ca-bin tàu bị vỡ.
Theo thuyền trưởng Lê Túc, khoảng 20 giờ ngày 3/6, trong lúc cho tàu cá QNg 96029 TS di chuyển vào đảo Bom Bay (thuộc vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam) để hành nghề lặn bắt hải sâm thì tàu của ông bị 2 tàu Trung Quốc số hiệu 37102 và 31101 thay nhau tấn công bằng vòi rồng. Dù các ngư dân đã nỗ lực cho tàu né tránh, đóng toàn bộ cửa ở ca bin và dùng chăn, đệm trên tàu chặn cửa kính nhằm giảm áp lực của vòi rồng, tuy nhiên do sức nước từ vòi rồng công suất lớn nên toàn bộ cửa kính ca-bin tàu bị bể nát, mảnh kính văng trúng khiến ngư dân Lê Văn Hường bị thương ở vùng cổ và mặt, các thiết bị nghề cá trên tàu như máy dò, định vị I-com... đều bị ướt và hư hỏng. Do trang thiết bị, máy móc trên tàu bị hỏng nên thuyền trưởng Lê Túc và ngư dân trên tàu đành cho tàu chạy về đảo Lý Sơn để sửa chữa.
Trước đó, ngày 15/5, tàu cá QNg 96110 TS do ngư dân Huỳnh Công Nhiệm (ở thôn Đông, xã An Hải, huyện Lý Sơn) làm thuyền trưởng, trên tàu có 11 lao động, cũng bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 306 tấn công và cướp tài sản gần đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tàu Trung Quốc đã cướp đi 1 máy dò, 1 định vị, chặt phá 3 bành dây hơi và lấy đi 150 con hải sâm do các ngư dân lặn bắt được. Cùng thời gian này, tàu cá QNg 96110 TS cũng bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 786 rượt đuổi và tấn công bằng đạn lửa. Sau khi thoát khỏi sự rượt đuổi của tàu Trung Quốc, tàu cá này vẫn tiếp tục kiên trì bám trụ lại Hoàng Sa để hành nghề.

10 sự kiện nóng hầm hập dư luận Việt Nam trong tuần (45)

(Kiến Thức) - Gần trăm cảnh sát vây 2 người ôm bom xăng, chồng nổ súng bắn cả nhà vợ, tuyển VN thua đau Malaysia... 

10 sự kiện nóng hầm hập dư luận Việt Nam trong tuần (45)
1. Trung Quốc lại ngang ngược tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Tối 11/12, trước việc Việt Nam phản đối lập trường về đường 9 đoạn của Trung Quốc và thông báo đã làm rõ lập trường của mình với Tòa án trọng tài của Liên hợp quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã tuyên bố Bắc Kinh sẽ không thay đổi lập trường, đồng thời ngang ngược nói Tòa án trọng tài không có quyền tài phán đối với những tranh chấp tại biển Đông.
1. Trung Quốc lại ngang ngược tuyên bố chủ quyền trên biển Đông.
Tối 11/12, trước việc Việt Nam phản đối lập trường về đường 9 đoạn của Trung Quốc và thông báo đã làm rõ lập trường của mình với Tòa án trọng tài của Liên hợp quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã tuyên bố Bắc Kinh sẽ không thay đổi lập trường, đồng thời ngang ngược nói Tòa án trọng tài không có quyền tài phán đối với những tranh chấp tại biển Đông. 
Trước đó cùng ngày, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã khẳng định: "Một lần nữa, Việt Nam tuyên bố có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các quyền và lợi ích pháp lý khác của Việt Nam ở Biển Đông. Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng như yêu sách 'các quyền lịch sử' của Trung Quốc đối với vùng nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển bên trong 'đường đứt đoạn' do Trung Quốc đơn phương đưa ra".
 Trước đó cùng ngày, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã khẳng định: "Một lần nữa, Việt Nam tuyên bố có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các quyền và lợi ích pháp lý khác của Việt Nam ở Biển Đông. Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng như yêu sách 'các quyền lịch sử' của Trung Quốc đối với vùng nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển bên trong 'đường đứt đoạn' do Trung Quốc đơn phương đưa ra".
3. Cháy lớn tại chợ Nhật Tân, nhiều tiểu thương trắng tay. Trưa 11/12, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại chợ Nhật Tân (đường Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội) khiến các tiểu thương náo loạn. Đám cháy được xác định phát ra từ 1 cửa hàng nhựa trong chợ, nghi do chập điện, sau đó làn sang các gian hàng vải bên cạnh và bùng phát dữ dội, khói đen bốc cao hàng chục mét.
 3. Cháy lớn tại chợ Nhật Tân, nhiều tiểu thương trắng tay.
Trưa 11/12, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại chợ Nhật Tân (đường Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội) khiến các tiểu thương náo loạn. Đám cháy được xác định phát ra từ 1 cửa hàng nhựa trong chợ, nghi do chập điện, sau đó làn sang các gian hàng vải bên cạnh và bùng phát dữ dội, khói đen bốc cao hàng chục mét. 

Hình ảnh tan hoang sau vụ cháy kinh hoàng ở TP HCM

(Kiến Thức) - Tất cả là đống tro tàn sau vụ cháy quán karaoke ở TP HCM với gần 100 xe máy, 6 căn nhà cùng toàn bộ tài sản, trang thiết bị kinh doanh…

Hình ảnh tan hoang sau vụ cháy kinh hoàng ở TP HCM
chay quan karaoke tp hcm can canh hien truong tan hoang hinh anh 1
Sáng 31/12, tuyến đường Trần Quốc Thảo (khu vực đầu dốc cầu Lê Văn Sỹ, quận 3, TP HCM) đang có rất đông người dân tập trung theo dõi hiện trường vụ hỏa hoạn tại quán karaoke gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào tối qua.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới