Chính phủ sẽ sớm đưa vắc-xin ngừa COVID-19 đến người dân trong quý I

Chiều 2/2, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Người phát ngôn của Chính phủ, đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2021, buổi họp báo đầu tiên của năm mới.

Chính phủ sẽ sớm đưa vắc-xin ngừa COVID-19 đến người dân trong quý I
Chinh phu se som dua vac-xin ngua COVID-19 den nguoi dan trong quy I
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chủ trì Họp báo Chính phủ tháng 1/2021. 

Buổi họp báo diễn ra sau phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra cùng ngày dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 là phiên họp thường kỳ cuối cùng trong năm Âm lịch Canh Tý và phiên họp đầu tiên của năm 2021, cũng là phiên họp đầu tiên của Chính phủ để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng vừa thành công rất tốt đẹp.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Tập trung khống chế dịch COVID-19 để nhân dân yên tâm đón Tết

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng tháng 1/2021, kinh tế- xã hội vẫn đạt được những kết quả khả quan, đặc biệt là chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 22%, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng trên 27%. Xuất nhập khẩu tăng hơn 45% so với cùng kỳ với thặng dư thương mại hơn 100 triệu USD. Thu ngân sách đạt kết quả tốt. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng. Các chính sách phúc lợi, an sinh xã hội được quan tâm chỉ đạo.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết: Tại phiên họp Chính phủ sáng 2/2, Thủ tướng đánh giá cao nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương hăng hái, trách nhiệm trong phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là ngành y tế, lực lượng công an, quân đội. Cũng theo Người phát ngôn Chính phủ, tại cuộc họp Chính phủ, Thủ tướng biểu dương: “Nhiều tình nguyện viên, các bác sĩ, các nhân viên có liên quan ngày đêm lăn lộn để ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh”.

Người phát ngôn của Chính phủ cho biết, Chính phủ đề ra 4 nhiệm vụ trọng tâm cụ thể thời gian tới như sau:

Thứ nhất, về triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội để xây dựng, sớm trình ban hành chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, đồng thời hoàn thiện, trình Quốc hội phê duyệt kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025 và các vấn đề liên quan. Trong bối cảnh, tình hình mới, chúng ta cần quán triệt tinh thần đổi mới tư duy phát triển, cách nghĩ, cách làm, không ngừng đổi mới, sáng tạo để đưa đất nước vững bước đi lên, sớm hiện thực hóa các mục tiêu mà Đại hội XIII đề ra.

Thứ hai, tiếp tục quyết liệt phòng chống, dập dịch COVID-19, không được chủ quan, có các biện pháp mạnh mẽ, kịp thời, đi trước thời gian nhưng không được để hoảng loạn với tinh thần tiếp tục thực hiện mục tiêu kép. Lãnh đạo các địa phương phải tập trung chỉ đạo, chủ động quyết định các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp và chịu trách nhiệm về công tác này trên địa bàn; thực hiện quyết liệt "Thông điệp 5K" của Bộ Y tế. Thực hiện nghiêm, đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch trong cộng đồng như đeo khẩu trang, khai báo y tế, không tập trung đông người; kiểm soát nhập cảnh… Phải tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền để người dân không được chủ quan đối với dịch bệnh, nhất là tại các thành phố lớn; tiếp tục nâng cao ý thức, thực hiện nghiêm, đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch trong cộng đồng. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân về việc chấp hành các quy định phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan trong cơ quan, đơn vị mình. Ngành y tế đẩy nhanh quá trình nghiên cứu phát triển và thử nghiệm vaccine, cũng như có kế hoạch nhập khẩu vắc-xin để phục vụ tiêm chủng trên diện rộng. Chính phủ đồng ý sớm đưa vắc-xin ngừa COVID-19 đến người dân trong quý I này; ưu tiên sản phẩm vắc-xin sản xuất trong nước. Cùng với chống dịch, tiếp tục tập trung khắc phục hậu quả do thiên tai. Tình hình thời tiết cực đoan, rét đậm rét hại thời gian qua liên tục, kéo dài tại miền Bắc, nhất là các tỉnh vùng cao, miền núi; đồng thời dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân.

Chinh phu se som dua vac-xin ngua COVID-19 den nguoi dan trong quy I-Hinh-2
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại họp báo. 

Thứ ba, về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất quán mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Cần thúc đẩy 3 không gian kinh tế: kinh tế trong nước với thị trường gần 100 triệu dân, kinh tế quốc tế với hội nhập được đẩy mạnh và kinh tế số. Giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiêm túc tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện kịch bản, các giải pháp và thường xuyên kiểm điểm, đánh giá thực hiện.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện quyết liệt ngay từ những tháng đầu năm, thường xuyên đôn đốc triển khai các dự án, công trình quan trọng. Tiếp tục cải cách mạnh mẽ, tạo chuyển biến thực chất hơn nữa về môi trường đầu tư kinh doanh, tạo động lực thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng. Thủ tướng đồng ý thành lập tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ vướng mắc cho đầu tư. Đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Chúng ta phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất, ứng dụng công nghệ cao của khu vực và thế giới.

Nhiệm vụ thứ tư, Tết cổ truyền sắp đến, Chính phủ yêu cầu phải tập trung lo Tết cho dân, không để ai thiếu Tết, đặc biệt đối tượng chính sách, người nghèo, vùng thiên tai, vùng sâu, vùng bị phong tỏa do có dịch, “bảo đảm mọi gia đình đều có Tết”. Bảo đảm hàng hóa phục vụ Tết sao cho dồi dào, chất lượng và giá cả đáp ứng các nhu cầu khác nhau để mọi nhà đón Tết ấm no, đầy đủ. Bảo đảm an ninh trật tự trong bối cảnh hiện nay, nhất là đấu tranh, phòng chống buôn bán pháo nổ, gian lận thương mại, ngăn chặn những đường dây đưa hàng hóa trái phép vào Việt Nam. Sau Tết, Thủ tướng yêu cầu cần lưu ý chấn chỉnh hoạt động lễ hội; phải bắt tay vào công việc, “không để tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo dưới mọi hình thức; không dùng ngân sách Nhà nước, tài sản công trái quy định vào các hoạt động lễ hội, vui chơi. Tất cả các cơ quan, đơn vị, địa phương có kế hoạch bố trí cán bộ, nhân viên thực hiện nghiêm chế độ trực Tết, thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo.

Thủ tướng nhấn mạnh việc đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống, đi liền với đó là bảo vệ rừng và trồng rừng, triển khai chủ trương “trồng 1 tỷ cây xanh”. Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục làm tốt công tác truyền thông sao cho hiệu quả, đúng mức để người dân luôn đề phòng dịch COVID-19 nhưng không hoang.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về nỗ lực việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển KTXH, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí; cải thiện môi trường kinh doanh; bảo đảm quốc phòng và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

“Cùng với phòng chống dịch bệnh, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ lịch sử ở miền Trung, Tây Nguyên và rét đậm, rét hại ở miền núi phía bắc vừa qua, bảo đảm sản xuất nông nghiệp và các mặt khác, không để người dân thiếu đói, không có nhà ở, bảo đảm mọi gia đình đều vui Xuân đón Tết”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Dự kiến cuối năm 2021, đầu năm 2022 sẽ có vắc-xin COVID-19 trong nước sản xuất

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Bộ Y tế đã ký với phía Anh để mua vắc-xin của Công ty AstraZeneca phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, trong năm 2021 đối tác sẽ cung cấp khoảng 30 triệu liều vắc-xin cho Việt Nam, dự kiến sớm nhất là quý 1/2021.

Tuy nhiên, với số lượng còn hạn chế, vắc-xin mới sẽ dùng cho các đối tượng ưu tiên gồm: Cán bộ y tế liên quan trực tiếp chống dịch, người cao tuổi, người có bệnh nền nguy cơ cao tử vong nếu mắc COVID-19, có thể tính đến cả cán bộ ngoại giao.

Dù vậy, ông Thuấn cho rằng vấn đề khó khăn là EU đang khống chế xuất khẩu, vì vậy Bộ Y tế đang đàm phán để nhanh nhất có vắc-xin. Cùng đó, Bộ Y tế cũng đang đàm phán để có các loại vaccine của Mỹ, Nga và Trung Quốc.

“Dự kiến cuối năm 2021, đầu năm 2022 sẽ có vắc-xin COVID-19 trong nước sản xuất. Như vậy, cùng với vắc-xin ngoại nhập dùng bước đầu cộng với vắc-xin trong nước, hy vọng Việt Nam có thể có đủ vắc-xin để tiêm cho cộng đồng” – Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ Y tế đã đề nghị: Các tỉnh, thành phố tiếp tục tổ chức triển khai triệt để Chỉ thị 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông báo 22/TB-VPCP của Thủ tướng về phòng chống dịch COVID-19 và các hướng dẫn của Bộ Y tế để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh và một số tỉnh đã có ca bệnh cần tiếp tục huy động nguồn lực tối đa, phối hợp chặt chẽ các đơn vị chuyên môn của Bộ Y tế để triển khai các biện pháp truy vết, tích cực khoanh vùng, cách ly, kịp thời xét nghiệm nhân rộng, chú trọng thực hiện phong tỏa nhiều lớp. Truy vết tất cả các trường hợp tiếp xúc gần để thực hiện cách ly, xét nghiệm kịp thời.

Các tỉnh, thành phố đã ghi nhận trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng, đặc biệt tại Hà Nội cần thay đổi chiến lược, nâng cấp các biện pháp đáp ứng cao hơn một mức so với đợt dịch trước. Trong đó, thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 hoặc hạn chế tập trung đông người theo Chỉ thị 15 phù hợp cho từng địa bàn có nguy cơ lây nhiễm cao. Xác định các trường hợp F1 là trường hợp nhiễm bệnh, coi F2 gần như F1. Bên cạnh đó, vừa thực hiện truy vết đồng thời khoanh vùng ngay, khoanh vùng rộng và lấy mẫu toàn bộ người dân tại các khu vực lây nhiễm cộng đồng. Tiến hành khoanh vùng hoặc nới lỏng khi tất cả các trường hợp đều âm tính. Khuyến cáo mạnh, yêu cầu người dân toàn thành phố bắt buộc phải đeo khẩu trang. Hạn chế tập trung đông người, khu vui chơi, giải trí và tạm dừng một số hoạt động không thiết yếu.

Chinh phu se som dua vac-xin ngua COVID-19 den nguoi dan trong quy I-Hinh-3
Quang cảnh buổi họp báo 
Các địa phương chủ động xây dựng phương án chống dịch, tổ chức diễn tập, tập huấn về công tác phòng chống dịch. Sẵn sàng phương tiện thuốc, vật tư chống dịch. Không để bị động, bất ngờ khi có ca bệnh trên địa bàn. Các khu cách ly tập trung tăng cường thực hiện nghiêm các hướng dẫn của Bộ Y tế về đảm bảo an toàn phòng chống lây nhiễm trong khu cách ly. Xử lý chất thải y tế theo đúng quy định.
Các ban, bộ, ngành, cơ quan, UBND các cấp đảm bảo nguồn lực, điều kiện hoạt động cho các đơn vị làm nhiệm vụ phòng chống dịch. Đặc biệt là lực lượng ở tuyến đầu chống dịch. Chỉ đạo các đơn vị chức năng và cơ sở “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để phát hiện sớm, áp dụng biện pháp phòng chống dịch kịp thời.
Đối với người dân, Bộ Y tế khuyến cáo thực hiện nghiêm túc 5K. Vận động người dân, người thân nếu có F1 thì khai báo, đồng thời cài đặt ứng dụng truy vết Bluezone. Khuyến khích động viên người dân, người thân không được nhập cảnh trái phép.
Liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Chính phủ cũng đang quyết tâm trong quý 1/2021 sẽ mua, nhập vắc-xin phục vụ người dân.
Đặc biệt, trong thời gian Đại hội XIII, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã triệu tập cuộc họp khẩn ngay trong khu vực diễn ra đại hội để có kế sách, quyết định cấp bách phòng chống dịch. Vì vậy, ông đề nghị các đơn vị tiếp tục quyết liệt trong phòng chống dịch, truy vết, xét nghiệm kịp thời, kích hoạt ngay các hệ thống, cơ chế phòng chống dịch.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, nếu chỉ cần lơ là, chủ quan có thể để lại hậu quả nghiêm trọng do diễn biến dịch rất nhanh, khó lường, chủng virus mới có khả năng lây nhiễm cao hơn. Các địa phương cần khanh vùng nhanh, song cần cân nhắc kỹ, không nên cách ly cả địa phương mà nên cách ly theo từng vùng nhằm đảm bảo sản xuất không bị ảnh hưởng.
Kết thúc buổi họp báo, thay mặt Thủ tướng Chính phủ và các đồng chí chủ trì họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Người phát ngôn của Chính phủ gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất nhân dịp năm mới Tân Sửu sắp tới và gửi lời cảm ơn chân thành tới các nhà báo, các cơ quan báo chí đã đồng hành với Chính phủ trong suốt năm 2020 và cả nhiệm kỳ 2016-2020.

Giữa đại dịch COVID-19, Chính phủ lý giải tại sao không xét đặc cách tốt nghiệp

(Kiến Thức) - Dù đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và có thể ảnh hưởng đến học sinh nhiều địa phương, tuy nhiên Chính phủ quyết định không xét đặc cách xét đặc cách công nhận tốt nghiệp THPT, điều này được lý giải đúng theo Luật Giáo dục.

Giữa đại dịch COVID-19, Chính phủ lý giải tại sao không xét đặc cách tốt nghiệp

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020, Thủ tướng đã kết luận, kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra đúng kế hoạch từ ngày 8 đến 10/8 tới đây.

Đây là kỳ thi liên quan đến xét tuyển đại học nên không thể lùi lại. Đồng thời, ông cũng lý giải vì sao không xét đặc cách công nhận tốt nghiệp THPT.

Thủ tướng chúc mừng ông Chu Ngọc Anh nhận nhiệm vụ Chủ tịch TP Hà Nội

(Kiến Thức) - Thủ tướng nói rằng, với tinh thần “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”, lãnh đạo Đảng, Nhà nước thống nhất cử ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN đảm nhiệm chức vụ Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội.

Thủ tướng chúc mừng ông Chu Ngọc Anh nhận nhiệm vụ Chủ tịch TP Hà Nội
Sáng 2/10, trước khi bắt đầu phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu, chúc mừng Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh đảm nhận nhiệm vụ mới là Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.

Trưởng đoàn tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines bị đình chỉ

(Kiến Thức) - Bộ GTVT đã ra quyết định tạm đình chỉ 15 ngày trưởng đoàn tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines để kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

Trưởng đoàn tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines bị đình chỉ
Đình chỉ Trưởng đoàn tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines
Chiều ngày 2/12, mở đầu cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Bộ GTVT được giao làm rõ trách nhiệm của cơ quan hàng không, cụ thể là Vietnam Airlines trong vụ việc tiếp viên của hãng này không chấp hàng nghiêm quy định cách ly khiến dịch COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.