Chính biến ở Myanmar: Nguyên nhân là gì?

Quân đội Myanmar tiến hành cuộc đảo chính, nguyên nhân sâu xa không chỉ vì gian lận bầu cử mà còn vì mâu thuẫn âm ỉ trong nội bộ đất nước này.

Động thái diễn ra trong bối cảnh quân đội Myanmar đe dọa "hành động" vì cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử vào tháng 11, khi Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi giành chiến thắng. Điều này đã gây lo ngại về một cuộc đảo chính.
NLD do bà Suu Kyi lãnh đạo giành được 83% số ghế trong cuộc bầu cử ngày 8/11. Đây cũng được coi là cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ dân chủ của bà.
Chinh bien o Myanmar: Nguyen nhan la gi?
 Nhà lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi và các nhân vật cấp cao khác của đảng cầm quyền bị bắt giữ sau cuộc đột kích sáng 1/2, theo phát ngôn viên của đảng.
Ai điều hành ở Myanmar?
Quân đội, với tư cách kiến tạo hiến pháp năm 2008 và nền dân chủ non trẻ của Myanmar, tự coi mình là người bảo vệ sự thống nhất quốc gia và hiến pháp, đồng thời giữ một vai trò lâu dài trong hệ thống chính trị Myanmar.
Được gọi là Tatmadaw, họ có 25% số ghế không qua bầu cử trong Quốc hội và kiểm soát các bộ quốc phòng, nội vụ và biên giới, đảm bảo vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị.
Người đoạt giải Nobel Hòa bình Aung San Suu Kyi, 75 tuổi, lên nắm quyền sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2015. Cuộc đấu tranh vì dân chủ trong nhiều năm đã khiến bà trở thành một biểu tượng quốc tế.
Đảng cầm quyền vật lộn với thách thức
Mặc dù giành được những chiến thắng quan trọng nhưng đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi đối mặt với nhiều vấn đề, khiến bà vấp phải không ít chỉ trích cả trong nước lẫn quốc tế.
Vị thế quốc tế của bà bị tổn hại với cuộc khủng hoảng liên quan đến xung đột với quân đội, các nhóm thiểu số, cũng như thách thức phát triển kinh tế.
Dù hướng đến giảm phụ thuộc vào quân đội, NLD vẫn cần sự hỗ trợ của quân đội trong việc sửa đổi hiến pháp hay duy trì hòa bình với các cộng đồng người dân tộc thiểu số. Việc cân bằng mối quan hệ trong thời gian gần đây chưa hiệu quả khi căng thẳng giữa quân đội và chính phủ Myanmar liên tục leo thang, ảnh hưởng đến sự phát triển chung.
Chinh bien o Myanmar: Nguyen nhan la gi?-Hinh-2
Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi. (Ảnh: Reuters) 
Chính phủ mới cũng phải đối phó với sự đa dạng của xã hội Myanmar, trong đó nhiều dân tộc thiểu số cho rằng NLD bị thống trị bởi người dân tộc Bamar chiếm đa số. Nhiều nhóm dân tộc thiểu số được trang bị vũ khí và trên thực tế có quyền kiểm soát các khu vực của đất nước, đã có những cuộc giao tranh liên miên trong nhiều thập kỷ.
Trong 5 năm qua, các dân tộc thiểu số ngày càng mất niềm tin vào NLD, và các nỗ lực hòa bình không có nhiều tiến triển. Điều này dẫn đến cuộc bầu cử năm 2020 phân tán hơn, với một số đảng có nền tảng là sắc tộc thiểu số mới được dự kiến sẽ mở rộng/phát triển ở cấp bang.
Tăng trưởng kinh tế cũng là một thách thức khác. Trong lộ trình bầu cử, ban lãnh đạo NLD nhấn mạnh vào vấn đề tăng trưởng kinh tế và việc làm, tuy nhiên việc thực hiện những lời hứa đó sẽ phụ thuộc vào việc thu hút các nhà đầu tư quốc tế. Trong khi, đại dịch COVID-19 và vấn đề người thiểu số Hồi giáo ở Rakhine khiến cộng đồng quốc tế lo ngại.
Chinh bien o Myanmar: Nguyen nhan la gi?-Hinh-3
Chính phủ Myanmar bị công chúng chỉ trích phản ứng chậm với COVID-19. (Ảnh: AA) 
Chính biến vì gian lận bầu cử?
Quân đội Myanmar cáo buộc có những vấn đề trong cuộc bầu cử, chẳng hạn như tên trùng lặp trong danh sách bỏ phiếu. Họ không hài lòng với phản ứng của ủy ban bầu cử đối với các khiếu nại. Dù vậy, quân đội không cho biết liệu những bất thường có đủ lớn để thay đổi kết quả bầu cử hay không.
Cùng bất bình là đảng Đoàn kết và Phát triển Liên minh (USDP), đảng cầm quyền trước đây do quân đội thành lập. USDP, được coi là một đại diện quân sự, chỉ giành được 33 trong số 476 ghế trong cuộc bầu cử.
Trong số hơn 90 đảng tham gia giành phiếu bầu, ít nhất 17 đảng đã phàn nàn về những bất thường nhỏ của cuộc bầu cử.
Bà Suu Kyi chưa bình luận gì về chiến thắng bầu cử của đảng bà cũng như khiếu nại của quân đội, nhưng NLD cho biết các cáo buộc của quân đội là vô căn cứ và những sai sót bầu cử không làm thay đổi kết quả.
Ủy ban bầu cử hôm 28/1 cho biết không có sai sót nào trên quy mô tương đương với gian lận hoặc có thể làm cuộc bầu cử bị mất uy tín.
Hiến pháp Myanmar nói rằng tổng tư lệnh chỉ có thể nắm quyền trong những trường hợp cực đoan, có thể gây ra "sự tan rã của liên minh, sự tan rã của đoàn kết dân tộc và mất quyền lực chủ quyền", nhưng chỉ trong tình trạng khẩn cấp, do tổng thống dân sự tuyên bố.
Tổng tư lệnh, Thượng tướng Min Aung Hlaing, đã gây đồn đoán vào tuần trước khi nói với các quân nhân rằng hiến pháp là “luật mẹ cho tất cả các luật” và nếu không tuân theo, nó nên bị thu hồi.

Huyền thoại những người đàn bà “mặt hổ” ở Myanmar

Những hình xăm chi chít trên mặt từng được coi là điều kiện để phụ nữ người Chin ở Myanmar có thể lấy một người chồng tốt.

Huyen thoai nhung nguoi dan ba “mat ho” o Myanmar
Ở bang Chin thuộc khu vực miền núi hẻo lánh phía tây Myanmar, những người phụ nữ từ lâu đã nổi tiếng với khuôn mặt xăm hình. Truyền thuyết của người Chin kể rằng một vị vua đi ngang qua ngôi làng, thấy phụ nữ ở đây xinh đẹp nên đã bắt một người về làm vợ. Từ đó, các gia đình người Chin bắt đầu xăm lên mặt con gái họ để chúng không bị bắt cóc. 
Huyen thoai nhung nguoi dan ba “mat ho” o Myanmar-Hinh-2
Theo BBC, một cách giải thích khác cho tập tục này bắt nguồn từ vấn đề tôn giáo. Khi Miến Điện bị thực dân Anh cai trị, nhiều cộng đồng người Chin buộc phải theo đạo Kitô hoặc chấp nhận tôn giáo này song song với tín ngưỡng duy linh của mình. Một số người Chin kể họ được các mục sư dạy rằng chỉ những ai có hình xăm mới được lên thiên đường. 
Huyen thoai nhung nguoi dan ba “mat ho” o Myanmar-Hinh-3
 6 bộ lạc trong cộng đồng người Chin ở Myanmar có những kiểu xăm mặt khác nhau. Người M'uun (ảnh) dễ nhận ra nhất với các hình chữ P hoặc D móc nối nhau trên mặt cùng biểu tượng giống chữ Y trên trán.
Huyen thoai nhung nguoi dan ba “mat ho” o Myanmar-Hinh-4
 Người M'kaan (ảnh) có hình xăm theo hàng trên trán và cằm. Người Yindu và Dai lại xăm những đường dọc trên toàn khuôn mặt, gồm cả mí mắt, tương tự người Nga Ah xăm cả chấm tròn và đường kẻ. Trong khi đó, phụ nữ Uppriu có khuôn mặt chi chít các chấm tròn và biến thành màu đen hoặc màu tro khác hẳn màu da.
Huyen thoai nhung nguoi dan ba “mat ho” o Myanmar-Hinh-5
 "Mực" xăm được làm từ lá cây, chồi cây và bồ hóng. Lá cây tạo nên màu sắc, bồ hóng đóng vai trò sát trùng, còn chồi cây được sử dụng ở công đoạn cuối cùng với vai trò băng bó và làm lành vết xăm. Người Chin dùng gai nhọn có trên một số loài cây, châm vào da để tạo nên hình xăm.
Huyen thoai nhung nguoi dan ba “mat ho” o Myanmar-Hinh-6
"Tôi được xăm mặt khi 12 tuổi. Đau lắm, mặt tôi đau nhức trong suốt 5 ngày. Tôi chẳng nghĩ gì về việc tại sao tôi phải làm điều đó. Chỉ là tập tục và mọi cô gái ở tuổi tôi đều phải thực hiện", bà Daw Ngai Pai, người M'uun 72 tuổi, nói với BBC. 
Huyen thoai nhung nguoi dan ba “mat ho” o Myanmar-Hinh-7
Bà Yaw Shen (trái), 86 tuổi, và người hàng xóm Hung Shen, 88 tuổi, đã trở nên nổi tiếng ở huyện Mindat khi du lịch bắt đầu phát triển ở bang Chin gần đây. Đường xá được nâng cấp tạo điều kiện cho nhiều người tìm đến đây khám phá văn hóa bản địa. 
Huyen thoai nhung nguoi dan ba “mat ho” o Myanmar-Hinh-8
 Bà Yaw Shen thổi sáo truyền thống, nghệ thuật cũng đang dần mai một, để phục vụ khách du lịch. Bà xăm mặt từ năm 15 tuổi. "Mặt tôi sưng phồng trong suốt một tuần nhưng tôi không hề lo lắng. Mẹ tôi bảo xăm như vậy mới tìm được tấm chồng tốt", bà nói.
Huyen thoai nhung nguoi dan ba “mat ho” o Myanmar-Hinh-9
Chính phủ Myanmar đã cấm tập tục này từ những năm 1960 trong nỗ lực xóa bỏ hủ tục và hiện đại hóa đất nước. Những người phụ nữ với khuôn mặt xăm hình như mặt hổ này là thế hệ cuối cùng duy trì tập tục. 
Huyen thoai nhung nguoi dan ba “mat ho” o Myanmar-Hinh-10
 Chị Pam Hung, 28 tuổi, là một trong rất ít người Chin thế hệ trẻ thực hiện việc xăm mặt. Chị mồ côi từ nhỏ và những người cao niên trong làng nói rằng chị nên xăm để được thần linh bảo vệ. Dù chính phủ đã cấm tập tục, bang Chin vẫn là vùng hẻo lánh, lạc hậu và nhiều người dân ở đây rất hiếm khi giao lưu với bên ngoài.
Huyen thoai nhung nguoi dan ba “mat ho” o Myanmar-Hinh-11
Đa số thế hệ trẻ người Chin không nghĩ những hình xăm của mẹ hay bà họ là đẹp. Thực tế, nhiều người cảm thấy xấu hổ vì truyền thống mà họ cho là lạc hậu. Tuy nhiên, khi các nhiếp ảnh gia, nhà báo và du khách đổ về đây ngày càng nhiều, một số gia đình lại bắt đầu cảm thấy tự hào vì những người phụ nữ "mặt hổ" ở Myanmar này. 
Huyen thoai nhung nguoi dan ba “mat ho” o Myanmar-Hinh-12
"Những cô gái trẻ tiếp xúc nhiều với bên ngoài. Họ dùng máy tính, đọc sách và họ thích quần áo bán ở Yangon, không phải những bộ đồ cổ lỗ sĩ của chúng tôi. Vậy nên họ không nghĩ những hình xăm này đẹp", bà Daw Nat Ngui nói. "Nhưng tất cả bạn bè của tôi đều xăm mặt, điều đó khiến chúng tôi thân thiết với nhau, chúng tôi có nhiều điều để chia sẻ. Tôi đoán chúng tôi là những người cuối cùng còn lại". 

Vì sao Tổng thống Myanmar bất ngờ từ chức?

(Kiến Thức) - Dù thông tin Tổng thống Myanmar U Htin Kyaw sẽ từ chức xuất hiện cách đây hơn một năm, tuy vậy lý do khiến ông Htin Kyaw phải làm như vậy đến bây giờ mới được tiết lộ.

Theo tờ Frontier Myanmar, lý do ông Htin Kyaw từ chức được đưa ra là vì ông muốn “nghỉ ngơi” sau gần hai năm trên cương vị Tổng thống Myanmar và sức khỏe hiện tại không cho phép ông tiếp tục. Tuy vậy lý do trên vẫn chưa thể thuyết phục các nhà quan sát chính trị ở Myanmar.
Tờ báo này còn trích dẫn thông báo của chính phủ Myanmar cho biết, quá trình bầu tân Tổng thống Myanmar sẽ được tiến hành trong 7 ngày tới, Phó Tổng thống U Myint Swe sẽ giữ cương vị tổng thống lâm thời cho đến khi tiến trình bầu cử kết thúc.

Điều ít biết về vị Tổng thống Myanmar vừa từ chức

(Kiến Thức) - Dù còn nhiều đồn đoán xung quanh việc cựu Tổng thống Myanmar U Htin Kyaw từ chức, những đóng góp của ông cho sự phát triển của Myanmar là điều không thể phủ nhận.

Ông Htin Kyaw, đồng minh thân cận của bà Aung San Suu Kyi - lãnh đạo Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), đã trở thành Tổng thống Myanmar sau khi giành được chiến thắng với 360/652 phiếu bầu trong cuộc bỏ phiếu hồi tháng 3/2016. Ông là Tổng thống dân sự đầu tiên của Myanmar kể từ năm 1960. Ảnh: News China.
 Ông Htin Kyaw, đồng minh thân cận của bà Aung San Suu Kyi - lãnh đạo Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), đã trở thành Tổng thống Myanmar sau khi giành được chiến thắng với 360/652 phiếu bầu trong cuộc bỏ phiếu hồi tháng 3/2016. Ông là Tổng thống dân sự đầu tiên của Myanmar kể từ năm 1960. Ảnh: News China.
Tuy nhiên, ngày 21/3 vừa qua, ông Htin Kyaw bất ngờ từ chức vì muốn “nghỉ ngơi” sau gần hai năm trên cương vị Tổng thống Myanmar. Việc ông Htin Kyaw từ chức khiến những người dân Myanmar yêu mến ông không khỏi tiếc nuối. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, ngày 21/3 vừa qua, ông Htin Kyaw bất ngờ từ chức vì muốn “nghỉ ngơi” sau gần hai năm trên cương vị Tổng thống Myanmar. Việc ông Htin Kyaw từ chức khiến những người dân Myanmar yêu mến ông không khỏi tiếc nuối.  Ảnh: Reuters.
Ông Htin Kyaw sinh ngày 20/7/1946 tại Kung Yangon, vùng Hanthawaddy. Ông là một nhà văn, học giả và chính trị gia người Myanmar. Ảnh: Reuters.
Ông Htin Kyaw sinh ngày 20/7/1946 tại Kung Yangon, vùng Hanthawaddy. Ông là một nhà văn, học giả và chính trị gia người Myanmar. Ảnh: Reuters.
Ông Htin Kyaw là con trai của nhà thơ nổi tiếng Min Thu Wun và là con rể của người đồng sáng lập Đảng NLD. Ảnh: Reuters.
Ông Htin Kyaw là con trai của nhà thơ nổi tiếng Min Thu Wun và là con rể của người đồng sáng lập Đảng NLD. Ảnh: Reuters.
Htin Kyaw học tại Viện Kinh tế Rangoon và tốt nghiệp với bằng thạc sĩ kinh tế chuyên về thống kê năm 1962. Ảnh: CNN.
 Htin Kyaw học tại Viện Kinh tế Rangoon và tốt nghiệp với bằng thạc sĩ kinh tế chuyên về thống kê năm 1962. Ảnh: CNN.
Ông tiếp tục theo học tại Viện Khoa học máy tính, Đại học London (Anh), trong khoảng thời gian 1971-1972 và Trường quản lý D. Little ở Cambridge, bang Massachusetts (Mỹ), vào năm 1987. Ảnh: Economic Times.
 Ông tiếp tục theo học tại Viện Khoa học máy tính, Đại học London (Anh), trong khoảng thời gian 1971-1972 và Trường quản lý D. Little ở Cambridge, bang Massachusetts (Mỹ), vào năm 1987. Ảnh: Economic Times.
Ông Htin Kyaw hoàn thành bằng thạc sĩ thứ hai về khoa học máy tính tại Đại học Yangonvào năm 1975. Ảnh: AP.
Ông Htin Kyaw hoàn thành bằng thạc sĩ thứ hai về khoa học máy tính tại Đại học Yangonvào năm 1975. Ảnh: AP.
Trong khoảng thời gian từ năm 1970 – 1980, ông làm giảng viên đại học và nắm giữ các vị trí trong ngành công nghiệp và đối ngoại. Ông cũng từng có thời gian làm việc tại Bộ Tài chính Myanmar. Ảnh: SMCP.
 Trong khoảng thời gian từ năm 1970 – 1980, ông làm giảng viên đại học và nắm giữ các vị trí trong ngành công nghiệp và đối ngoại. Ông cũng từng có thời gian làm việc tại Bộ Tài chính Myanmar. Ảnh: SMCP.
Là một đồng minh tin cậy của Cố vấn nhà nước Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, ông Htin Kyaw luôn bên cạnh bà kể cả lúc khó khăn lẫn khi dẫn dắt NLD tới chiến thắng bầu cử lịch sử. Ảnh: AP.
 Là một đồng minh tin cậy của Cố vấn nhà nước Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, ông Htin Kyaw luôn bên cạnh bà kể cả lúc khó khăn lẫn khi dẫn dắt NLD tới chiến thắng bầu cử lịch sử. Ảnh: AP.
Về đời tư, ông Htin Kyaw kết hôn với bà Su Su Lwin vào năm 1973. Được biết, bà Lwin cũng là một đại biểu quốc hội. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Myanmar.
Về đời tư, ông Htin Kyaw kết hôn với bà Su Su Lwin vào năm 1973. Được biết, bà Lwin cũng là một đại biểu quốc hội. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Myanmar.
Giới truyền thông từng đánh giá ông Htin Kyaw là người có phong cách trầm tĩnh, mềm mỏng và rất có uy tín vì đức tính trung thực và đáng tin. Ảnh: Business Standard.
Giới truyền thông từng đánh giá ông Htin Kyaw là người có phong cách trầm tĩnh, mềm mỏng và rất có uy tín vì đức tính trung thực và đáng tin. Ảnh: Business Standard.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.