Chìm tàu trên biển Vũng Tàu, hai người mất tích

(Kiến Thức) - Vụ chìm tàu trên biển Vũng Tàu xảy ra sau khi va đâm với tàu nước ngoài. Tàu chở hàng nghìn tấn hàng hoá bị chìm làm 11 thuyền viên rơi xuống biển.

Chìm tàu trên biển Vũng Tàu, hai người mất tích
Đến hơn 10h sáng nay (9/8), Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) vẫn đang tích cực phối hợp cùng các đơn vị chức năng tìm kiếm 2 thuyền viên (trong đó có 1 thuyền trưởng) mất tích sau tai nạn chìm tàu trên biển Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).
Theo thông tin ban đầu, khoảng 0h cùng ngày, tàu Thành Đạt 01 thuộc Công ty cổ phần vận tải sông biển Sinh Đôi (tỉnh Quảng Ninh) đang trên đường chở gần 3 nghìn tấn tôn cuộn từ cảng Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) về cảng Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hoá). Trên tàu có tất cả 11 người do thuyền trưởng Đặng Văn Khuông (56 tuổi, quê thành phố Hải Phòng) điều khiển và những thuyền viên còn lại đều quê ở các tỉnh phía Bắc.
Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) vẫn đang tích cực phối hợp cùng các đơn vị chức năng tìm kiếm 2 thuyền viên mất tích trong vụ chìm tàu trên biển Vũng Tàu.
Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) vẫn đang tích cực phối hợp cùng các đơn vị chức năng tìm kiếm 2 thuyền viên mất tích trong vụ chìm tàu trên biển Vũng Tàu. 
Khi đang ở vùng biển Vũng Tàu tại toạ độ cách bờ biển Vũng Tàu 118 hải lý, do thời tiết xấu, tàu Thành Đạt 01 đã xảy ra va chạm với tàu mang quốc tịch Liên bang Micronesia.
Tai nạn khiến tàu Thành Đạt 01 bị chìm, toàn bộ thuyền viên bị rơi xuống biển. Tàu quốc tịch nước ngoài đã kịp thời cứu được 9 người, riêng thuyền trưởng Khuông và thợ máy Dương Văn Minh (45 tuổi) vẫn đang mất tích.
Ngay khi nhận tin báo, Vietnam MRCC đã điều động nhân lực, phương tiện ra hiện trường tìm kiếm các nạn nhân và khoanh vùng bảo vệ hiện trường, tránh sự cố tràn dầu.
Lúc 10h20 ngày 9/8, trao đổi với PV Kiến Thức, đại diện Vietnam MRCC cho biết, hiện tại khu vực xung quanh tàu bị chìm thời tiết khá xấu, gió cấp 6, biển động rất mạnh nên công tác tìm kiếm trong diện tích 60 hải lý vuông gặp nhiều khó khăn.
Kiến Thức tiếp tục cập nhật thông tin vụ chìm tàu này.

Chìm tàu sông Hàn: Khi lòng tham nuốt cả mạng người!

Vì lòng tham mà chủ nhân vụ chìm tàu sông Hàn chở quá số người cho phép. Và cũng vì lòng tham, nhiều kẻ đã “nhắm mắt” cho con tàu này hoạt động “chui”.

Chìm tàu sông Hàn: Khi lòng tham nuốt cả mạng người!
Vụ chìm tàu sông Hàn mang số hiệu DNa - 0016 trên sông Hàn (Đà Nẵng) vào tối 4/6 đã thực sự ám ảnh biết bao nhiêu người, đặc biệt là những người có ý định đến thăm Đà Nẵng, ước mong được du thuyền sông Hàn, ngắm cầu Rồng phun lửa về đêm.

Ba con người đã phải lìa xa gia đình mãi mãi trong một chuyến đi chơi mà lẽ thường phải đong đầy hạnh phúc, niềm vui và kỷ niệm. Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh đưa thi thể hai em bé vào bờ. Ai có thể ngờ, kỳ nghỉ hè định mệnh đã cướp đi tuổi thơ hạnh phúc của các cháu!
Chim tau song Han: Khi long tham nuot ca mang nguoi
 Tìm kiếm nạn nhân vụ chìm tàu trên sông Hàn
Trong cơn hoạn nạn mới thấy cảm động về tình người Đà Nẵng. Ngay khi tàu chìm, những ngư dân, những người lao động trên sông Hàn là những người đầu tiên tham gia cứu hộ. Nhờ tinh thần tương thân tương ái mà đã có biết bao nhiêu mạng người được cứu sống. Tàu Thảo Vân đã từng bị chìm cách đây gần 2 năm. Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa (Sở Giao thông Vận tải thành phố Đà Nẵng) cho biết, tàu bị sự cố là tàu du lịch nhưng hoạt động "chui". Giữa chằng chịt qui định quản lý và lực lượng chức năng quản lý hoạt động trên sông nước Hàn giang, con tàu du lịch đón hàng chục khách du lịch, đi lại “nghênh ngang” trên dòng sông Hàn ngày này qua ngày khác mà không một đơn vị quản lý nào phát hiện ra. Điều này có quá lạ? Có thể Thảo Vân 2 xa lạ với tôi, với bạn với hàng triệu du khách đến Đà Nẵng chứ không thể xa lạ với những người làm nghề, gắn bó với sông Hàn và đặc biệt là với lực lượng quản lý, kiểm soát dòng sông này. Có phải vì là hoạt động “chui” nên Thảo Vân 2 có “đặc quyền” làm nhiều thứ sai phép, trong đó có việc chở quá số người qui định? Hoạt động chui có nghĩa là con tàu này không phải đóng bất kỳ loại thuế, phí nào cho Nhà nước. Vậy sao chủ tàu còn tham lam tới mức chở quá đông du khách trên một chuyến để xảy ra hậu quả đau lòng như hôm nay. Có phải con tàu cũng đang phải oằn mình “cõng” những thứ “phí” cho hoạt động không phép của mình? Còn du khách, qua sự việc lần này cũng cần đúc rút thêm kinh nghiệm cho việc đi du lịch của bản thân và gia đình. Nhiều người, nhiều khi bất chấp cả các qui định an toàn chỉ để thỏa mãn những sở thích cá nhân ích kỷ. Đơn giản như việc mặc áo phao khi đi trên sông nước nhưng rất ít người chấp hành nội qui này. Hoặc với những tàu nhỏ, khi lên tàu, chủ tàu thường hướng dẫn khách ngồi đều sang hai bên để tàu không bị mất cân bằng, nhưng thấy một cảnh đẹp “ngẫu hứng” có thể cả chục người cùng lao về một hướng để có bức ảnh đẹp. Theo lời mẹ của chủ tàu Thảo Vân 2, tàu chìm khi vừa rời bến và du khách đang nhốn nháo chụp hình. Chen nhau chụp hình có thể là nguyên nhân khiến tàu bị lật? Một kinh nghiệm khi đi trên sông nước mà ít người chú ý tới, nhưng thường được nhiều chủ tàu, đơn vị bán vé chú ý đến đó là trên một chuyến không bao giờ để tập trung quá nhiều phụ nữ và trẻ em. Bởi khi xảy ra sự cố, các đối tượng này không thể xoay sở tự cứu mình được. Qui định này, nếu chủ tàu có lỡ “quên” thì vì sự an toàn tính mạng của bản thân và gia đình, nếu thấy tàu quá nhiều những người yếu thế thì bạn nên hoãn chuyến du lịch hoặc chuyển qua tàu khác. Trong vụ chìm tàu Thảo Vân 2, con tàu chở quá tải, nhưng trên đó lại có quá nhiều phụ nữ và trẻ em, hầu hết trong số họ đều không mặc áo phao cứu sinh. Qua vụ việc đáng tiếc lần này, TP Đà Nẵng cần siết lại quản lý đội tàu du lịch đêm trên sông Hàn. Người Việt ta có câu ‘Mất bò mới lo làm chuồng”, chỉ sự chậm trễ của hành động cần thiết, nhưng dù muộn còn hơn không. Ở đây đã “mất bò” rồi nên hãy lo làm chuồng ngay đi. Thời điểm này đang là mùa du lịch, rất nhiều du khách yêu mến cảnh sắc, mảnh đất, con người Đà Nẵng. Còn nhớ, chỉ một tháng trước thôi, có vài con cá chết dạt vào bờ biển, lãnh đạo Đà Nẵng đã phải ra sức “làm hình ảnh” để du khách yên tâm đến với mảnh đất này. Còn hôm nay, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã nói trong nước mắt: “Thành phố gửi lời xin lỗi và bày tỏ sự chia sẻ sâu sắc đến các nạn nhân, gia đình nạn nhân và lấy làm tiếc về vụ việc đã xảy ra”. Để không còn những giọt nước mắt xót thương khi đi trên sông Hàn, người dân và du khách cần lắm sự quản lý chặt chẽ, chứ không thể để con tàu chở 56 người “chui” lọt lỗ kim như đã từng xảy ra./.

Chìm tàu trên sông Hàn: Người bảo kê chịu trách nhiệm thế nào?

(Kiến Thức) - Liên quan đến vụ chìm tàu trên sông Hàn, tàu sai phép vào bến và xuất bến là do Cảng vụ phụ trách thì đương nhiên, ai ký cho tàu xuất bến thì người đó phải chịu trách nhiệm.

Chìm tàu trên sông Hàn: Người bảo kê chịu trách nhiệm thế nào?
Liên quan đến vụ chìm tàu trên sông Hàn, tàu du lịch Thảo Vân 2 chở theo 56 người (bao gồm cả thuyền viên) đi ngắm cảnh thì bị lật chìm xảy ra vào tối 4/6, khiến 3 người thiệt mạng, nhiều người bị thương. Nguyên nhân ban đầu được xác định do tàu chở quá tải (giấy phép đăng kiểm của tàu Thảo Vân cho phép chở tối đa 28 người nhưng tàu chở đến 56 người).
Đáng chú ý, vị trí tàu Thảo Vân 2 xuất bến chỉ cách Cảng vụ Đà Nẵng và đồn biên phòng 50m, ở đây thường xuyên có lực lượng biên phòng Đà Nẵng. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi: “Có hay không việc bảo kê của cơ quan chức năng để con tàu này hoạt động trái phép?”. Cảng vụ Đà Nẵng chịu trách nhiệm thế nào khi cho tàu xuất bến? Bên cạnh đó, chủ tàu và lái tàu sẽ chịu trách nhiệm ra sao khi để xảy ra vụ tai nạn?

Tin mới vụ cả nhà tử vong do chìm tàu trên sông Hồng

(Kiến Thức) - Hiện các cơ quan chức năng đang tích cực tìm kiếm thi thể bé trai Trần Văn Duy trong vụ cả nhà tử vong do chìm tàu trên sông Hồng.
 

Tin mới vụ cả nhà tử vong do chìm tàu trên sông Hồng
Thông tin mới nhất về vụ cả nhà tử vong do chìm tàu trên sông Hồng, đến 20h30 ngày 5/7, công tác tìm kiếm thi thể bé trai Trần Văn Duy (8 tuổi, ở thôn Kênh Gà, xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, nạn nhân cuối cùng vụ đâm chìm tàu khiến 4 người trong gia đình thiệt mạng) vẫn đang được lực lượng chức năng tiếp tục triển khai.
Trước đó, vào khoảng 15h30 ngày 4/7/2016, trên tuyến sông Hồng qua khu vực xã Hồng Lý (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), tàu thủy NB 2434 do anh Trần Văn Tuấn (sinh năm 1975, ở thôn Kênh Gà, xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) điều khiển va chạm với tàu NB 6913 do anh Phạm Văn Hiến (sinh năm 1990, ở xã Trung Phong, huyện Trường Yên, tỉnh Ninh Bình) làm thuyền trưởng đi cùng chiều.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.