Chiều tối và đêm 4/7, miền Bắc mưa dông diện rộng

(Kiến Thức) - Sau những ngày nắng nóng, chiều tối và đêm 4/7, Bắc Bộ có mưa dông diện rộng, kèm khả năng tố lốc, mưa đá và gió giật mạnh.

Chiều tối và đêm 4/7, miền Bắc mưa dông diện rộng
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương, hiện nay, rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24 – 26 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp nóng phía Tây đang bị nén bởi bộ phận áp cao lục địa ở phía Bắc. 
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén và đẩy dịch dần xuống khu vực Bắc bộ nên khoảng chiều tối và đêm mai (4/7), Bắc Bộ có mưa dông diện rộng. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố lốc, mưa đá và gió giật mạnh.
Chieu toi va dem 4/7, mien Bac mua dong dien rong
 Theo Trung tâm dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương, chiều tối và đêm 4/7, miền Bắc mưa dông diện rộng. Ảnh minh họa.
Cùng với đó, do ảnh hưởng của rìa Đông Nam vùng áp thấp phía Tây nên ở vịnh Bắc Bộ có gió Nam đến Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động. Sóng biển cao 1,5 - 2,5m.
Ngoài ra, do gió mùa Tây Nam ở phía Nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, biển động và có mưa dông mạnh. Sóng biển cao 2 - 4m. Độ rủi ro thiên tai ở cấp 1.

Mưa giông khiến 6 người thương vong, hàng trăm cây gãy đổ ở HN

(Kiến Thức) - Đã có ít nhất 1 người chết, 5 người bị thương, 120 cây xanh gãy đổ sau trận mưa giông kinh hoàng ở Hà Nội chiều 13/6.

Mưa giông khiến 6 người thương vong, hàng trăm cây gãy đổ ở HN
Thông tin về trận mưa giông kinh hoàng ở Hà Nội chiều 13/6, Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội cho biết đã có ít nhất 1 người chết, 5 người bị thương và khoảng 120 cây xanh lớn gãy đổ.

Nếu Hà Nội lại có dông lớn, làm gì để tự bảo vệ?

(Kiến Thức) - Cơn dông lớn ở Hà Nội gây chết người vừa rồi cảnh báo một sự thật: người dân chưa có kỹ năng tự bảo vệ. Bạn cần trang bị gì?

Nếu Hà Nội lại có dông lớn, làm gì để tự bảo vệ?
Néu lại có dong lón ỏ Hà Nọi, làm gì dẻ tụ bảo vẹ?
Biết cách xử lý khi gặp cơn dông lốc sẽ giúp bạn bảo đảm an toàn tính mạng cũng như tài sản của bàn thân. Theo Ông Nguyễn Xuân Anh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu Khi bạn đang ở ngoài đường bất ngờ gặp trường hợp như dông lớn ở Hà Nội vừa rồi, hoặc gặp mưa đá, trời sấm sét thì ngay lập tức nên tạm ngừng di chuyển, tìm đến các tòa nhà cao tầng tránh trú.  
Néu lại có dong lón ỏ Hà Nọi, làm gì dẻ tụ bảo vẹ?-Hinh-2
  Việc tìm chỗ trú ẩn an toàn đợi cơn dông qua đi vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, hãy tuyệt đối không trú mưa dưới các gốc cây. Tránh dừng trú ở các khu vực cao hơn xung quanh. Tránh xa các vật dụng kim loại. Tránh xa các cột điện.

Phút kinh hoàng nhà dân sập xuống sông Sài Gòn giữa đêm

(Kiến Thức) - Người dân vẫn chưa hoàn hồn khi kể lại giây phút kinh hoàng nhiều ngôi nhà bất ngờ đổ sập xuống sông Sài Gòn giữa đêm khuya do vụ sạt lở nghiêm trọng.

Phút kinh hoàng nhà dân sập xuống sông Sài Gòn giữa đêm

Nửa đêm “hà bá viếng”

Như đã đưa tin, sau vụ sạt lở nghiêm trọng ven bờ sông Sài Gòn đêm 1/7 - rạng sáng 2/7, hàng trăm người dân sống trên đường số 7, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP HCM vẫn đang tập trung xung quanh hiện trường. Vụ sạt lở nghiêm trọng làm ít nhất hai căn nhà cùng nhiều tài sản, phương tiện bị cuốn trôi hoàn toàn, nhiều căn khác cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hàng loạt trụ điện, đường cấp nước…cũng bị trôi sông.
Phut kinh hoang nha dan sap xuong song Sai Gon giua dem
Hiện trường vụ sạt lở nghiêm trọng giữa đêm ven sông Sài Gòn.
Phut kinh hoang nha dan sap xuong song Sai Gon giua dem-Hinh-2
Tuyến đường nhựa bị kéo đổ xuống sông khiến khu dân cư đang bị chia cắt.

“Ở đây hàng chục năm qua, chứng kiến nhiều vụ sạt lở nhưng chưa bao giờ tôi thấy cảnh tượng hãi hùng như thế. Nhà dân xây dựng trong lộ giới an toàn hơn 50m nhưng cũng bị “hà bá” cuốn trôi”, bác Mười Xuân, một cư dân địa phương cho biết.

Bà Lưu Thị Phương Mai, một trong những gia đình có nhà và tài sản bị cuốn trôi sông kể lại: “Tối qua (1/7), vợ chồng em trai tôi cùng đứa cháu nhỏ ở lại nhà và khu đất để trông giữ tài sản, phương tiện đang thực hiện công trình xây bờ kè bảo vệ hơn 1000m2 đất".

Đến khoảng 23h cùng ngày, một số công nhân đang ở trên ghe neo đậu ven bờ sông và nhiều người dân xung quanh nghe tiếng động rầm rầm và thấy đất rung chuyển nên vội tháo chạy ra khỏi nhà. Phát hiện ba nạn nhân (em, cháu bà Mai - PV) kêu cứu dưới dòng nước trong đêm nên những công nhân vội chạy ghe đến cứu, đưa tất cả lên bờ an toàn. Tuy nhiên toàn bộ khu đất hàng nghìn mét vuông, tài sản, xe ô tô, xe chuyên dụng đã trôi theo “hà bá”.
Phut kinh hoang nha dan sap xuong song Sai Gon giua dem-Hinh-3

Phut kinh hoang nha dan sap xuong song Sai Gon giua dem-Hinh-4
Nhiều căn nhà và tài sản đã trôi sông trong phút chốc.

“Nhiều trụ điện, cổng rào nhà dân và tuyến đường nhựa rộng hơn 6m qua lại hàng ngày bị cuốn trôi. Toàn khu vực đều mất điện, cúp nước khiến khung cảnh như ngày tận thế”, người dân kể lại.

Nguy cơ sạt lở đang tiếp tục đe doạ

Có mặt ngay trong đêm sau khi xảy ra sự cố, lãnh đạo UBND phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức đã huy động nhiều lực lượng như dân quân tự vệ, bảo vệ khu phố, công an, cán bộ- nhân viên của uỷ ban… cùng đến hiện trường giúp đỡ người dân, di dời tài sản và tìm nơi tá túc qua đêm cho nhiều hộ bị ảnh hưởng.
Phut kinh hoang nha dan sap xuong song Sai Gon giua dem-Hinh-5
Cơ quan chức năng có mặt tại hiện trường chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, giải quyết sự cố.
Ông Trần Vũ Thám, Phó giám đốc kỹ thuật công ty Điện lực Thủ Đức cho biết: "Nhiều trụ điện đã bị kéo xuống sông gây ảnh hưởng mất điện cả khu vực. Điện lực Thủ Đức đã xử lý sự cố suốt đêm, chuyển tải và cung cấp điện trở lại cho đa số người dân vào hơn 2h sáng nay. Hiện vẫn còn một số hộ trong vùng sạt lở phải cô lập nguồn điện để tránh nguy hiểm trong công tác di dời, giải quyết sự cố".
Phut kinh hoang nha dan sap xuong song Sai Gon giua dem-Hinh-6

Phut kinh hoang nha dan sap xuong song Sai Gon giua dem-Hinh-7
Nguy cơ tiếp tục sạt lở đang đe doạ nhiều nhà dân tại khu vực.

Theo quan sát của PV Kiến Thức, vị trí sạt lở từ mép bờ sông vào khu vực nhà dân có khoảng cách hơn 50m. Tuyến đường nhựa đi lại hàng ngày của khu dân cư bị cuốn trôi cùng hai căn nhà, bờ tường rào một số hộ. Trong khi đó có ít nhất 5 căn nhà kiên cố khác đang có dấu hiệu nứt, sụp dưới nền và nguy cơ đổ sập đang đe doạ bất cứ lúc nào.

Trước tình hình trên, UBND quận Thủ Đức đã chỉ đạo các đơn vị liên quan yêu cầu những hộ dân này di dời tài sản và bố trí nơi ở tạm để tránh nguy hiểm có thể xảy ra.
Phut kinh hoang nha dan sap xuong song Sai Gon giua dem-Hinh-8
Người dân đang khẩn trương di dời tài sản và tìm nơi khác để trú ngụ.

“Chúng tôi vô cùng lo lắng, hiện gia đình đã di dời tài sản và đang tìm phương án đưa cha mẹ già, những người thân trong gia đình đi nơi khác ở”, anh Bùi Hữu Tuấn, ngụ nhà lầu số 57/23 cho biết.

Theo lãnh đạo UBND phường Hiệp Bình Phước, đây là vụ sạt lở nghiêm trọng và gây hậu quả nặng nề nhất từ trước đến nay xảy ra trên địa bàn. Hiện các ngành chức năng đang họp khẩn cấp để tìm biện pháp khắc phục, xử lý hậu quả.

Clip hiện trường vụ sạt lở nghiêm trọng ở Sài Gòn:

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.