Chiến tranh Tiêu Hao: Đánh kiểu gì Israel cũng thắng

(Kiến Thức) - Dai dẳng, kéo dài, nhỏ lẻ là những đặc điểm nổi bật nhất trong cuộc chiến tranh tiêu hao giữa Israel và liên minh Ả rập.

Một cuộc chiến tranh ít được biết đến nhưng kéo dài dai dẳng nhiều năm trời giữa Israel và liên minh Ả rập đã diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 1967 tới tận năm 1970 mới kết thúc.

Đó là Chiến tranh Tiêu hao, đúng với cái tên của nó, cuộc chiến này chỉ chủ yếu là các hoạt động tấn công mang tính tiêu hao sinh lực địch của cả hai bên, hầu như không có bóng dáng của các chiến dịch lớn trên bộ và mang tính chất “ăn miếng trả miếng” nhiều hơn là một cuộc chiến tranh đích thực.

Quân đội Israel tại khu vực diễn ra tranh chấp với Ai Cập. Nguồn ảnh: Wiki.
 Quân đội Israel tại khu vực diễn ra tranh chấp với Ai Cập. Nguồn ảnh: Wiki.

Dù ít được biết tới nhưng Chiến tranh Tiêu hao lại là một cuộc chiến rất quan trọng trong lịch sử, nó đã khái niệm hóa lại một kiểu chiến tranh rất “khó chịu” đó là đánh kiểu nhỏ lẻ, mang tính “cò con” nhưng kéo rất dài. Trong kiểu chiến tranh tiêu hao này, các bên tham chiến sẽ cùng phải chịu một sự căng thẳng như nhau và bên nào mệt mỏi trước, bên đó sẽ phải nhận lấy thất bại.

Sở dĩ cuộc chiến tranh này ít được biết tới do nó nằm xen kẽ giữa hai cuộc chiến chớp nhoáng “thần thánh” quá nổi tiếng gồm: chiến tranh 6 ngày và chiến tranh tháng mười. Hai cuộc chiến này, nhanh chỉ kéo dài 1 tuần, chậm chỉ kéo dài gần 1 tháng đã làm lu mờ đi cuộc chiến dai dẳng kéo dài từ năm 1967 tới tận năm 1970 – quãng thời gian được coi là “nghỉ giữa hiệp” cho cả phía Israel và phía Ả rập.

Cuộc chiến Tiêu hao diễn ra trên khu vực chính là vùng Bán đảo Sinai vốn thuộc về Ai Cập trước kia nhưng lại bị phía Israel chiếm được sau cuộc chiến tranh 6 ngày 1967.

Mặc dù sau khi cuộc chiến 6 ngày kết thúc, cả phía Israel và Ai Cập đã ngồi vào bàn đàm phán tuyên bố ngừng bắn ở khu vực Sinai nhưng xung đột vẫn thường xuyên xảy ra ở đây. Cả hai đều tuyên bố binh lính của họ chỉ “đáp trả lại” hành động gây hấn của phía bên kia chứ nhất quyết không chịu nhận mình đã nổ súng trước.

Binh lính Israel trên kênh đào Suez. Ảnh: Warofattrition.
 Binh lính Israel trên kênh đào Suez. Ảnh: Warofattrition.

Tình hình trở lên căng thẳng hơn khi phía Ai Cập không chỉ sử dụng các loại vũ khí cá nhân và bộ binh tấn công vào các các vị trí của Israel mà còn sử dụng cả pháo hạng nặng và máy bay MiG dưới sự trợ giúp của Liên Xô. Moscow hy vọng rằng, dưới áp lực của phía Ai Cập, Israel sẽ phải từ bỏ khu vực Bán đảo Sinai và trao trả lại vùng đất này cho phía Ai Cập.

Tuy nhiên, mọi việc lại không đơn giản như vậy, thay vì nhượng bộ, người Israel đã đáp trả lại một cách không khoan nhượng các cuộc tấn công của phía Israel bằng cách sử dụng không quân oanh tạc trên không.

Thậm chí, Không quân Israel còn “khóa” cả không phận của Ai Cập nhất là ở các khu vực “nhạy cảm” bằng việc sử dụng lực lượng không quân áp đảo.

Cần phải nhắc thêm, sau cuộc chiến tranh 6 ngày, không quân Israel dường như đã xóa sổ được hoàn toàn không quân Ai Cập và dù phía Liên Xô tuyên bố sẽ viện trợ lại lực lượng không quân cho phía Ai Cập nhưng việc này cần rất nhiều thời gian và trên thực tế là tới tận năm 1974 mới hoàn thành.

Về mặt lực lượng, Israel tham gia cuộc Chiến tranh Tiêu hao với khoảng 275.000 quân bao gồm cả lực lượng dự bị. Trong khi đó, đối mặt với họ là lực lượng liên minh bao gồm Ai Cập, Liên Xô, Jordani và Pakistan với số lượng gần như tương đương với Israel.

Cụ thể, Ai Cập được coi là nước “chủ nhà” trong cuộc Chiến tranh Tiêu hao đóng góp vào cuộc chiến này 200.000 quân, phía Liên Xô đưa sang đây một lượng lớn máy bay cùng các phi công và lực lượng mặt đất kèm theo đó là rất nhiều chuyên gia với số lượng tổng cộng lúc cao nhất là 15.000 quân. Jordani cũng đóng góp quân số tương đương với Liên Xô, khoảng 15.000 người. Phía Pakistan với lực lượng PLO chỉ đóng góp khoảng 1000 quân.

Phòng không Ai Cập với những dàn tên lửa SAM tham gia cuộc chiến chống lại không quân Israel. Nguồn ảnh: Wiki.
 Phòng không Ai Cập với những dàn tên lửa SAM tham gia cuộc chiến chống lại không quân Israel. Nguồn ảnh: Wiki.

Trong khi chiến sự đang ngày càng leo thang diễn ra ở khu vực Sinai, cộng đồng quốc tế đã tỏ ra hết sức quan ngại và lo lắng về việc một cuộc chiến tranh tổng lực sẽ diễn ra trong tương lai nếu cả các bên không chịu ngồi vào bàn đàm phán và “hạ nhiệt” bớt cuộc xung đột này.

Tuy vậy, ban đầu cả hai phía đóng vai trò chủ chốt là Ai Cập và Israel đều có vẻ không quan tâm tới việc ngồi vào bàn đàm phán. Thậm chí nhiều tài liệu được phía Israel cho giải mật sau này còn cho biết, Tel Avid muốn kéo dài cuộc chiến tranh Tiêu hao này vì đây là một kiểu chiến tranh rất mới, có thể giúp quân đội Israel có thêm nhiều kinh nghiệm về tác chiến lâu dài, thay vì tác chiến kiểu “tàu nhanh” như trước đây.

Tới tận cuối năm 1970, phía Ai Cập mới chịu “mở lời” mời Israel ngồi vào vòng đàm phán một cách nghiêm túc với Israel và Jordani. Cuộc đàm phán đã dẫn tới kết quả đó là các bên đồng ý giữ nguyên hiện trạng, ai ở đâu ở nguyên vị trí ấy, ngừng mọi cuộc giao tranh quân sự trên không và dưới mặt đất kèm theo đó.

Không quân Israel với máy bay chiến đấu F-4. Nguồn ảnh: Tribution.
 Không quân Israel với máy bay chiến đấu F-4. Nguồn ảnh: Tribution.

Tổng kết lại, trong khoảng 3 năm diễn ra xung đột, 1.400 binh sĩ Israel thiệt mạng, 2.600 người bị thương. Trong khi đó, Ai Cập mất 10.000 binh lính, Jordani mất 250 lính, Liên Xô mất 58 chuyên gia. 

Giới chuyên gia quân sự quốc tế đánh giá rằng trong cuộc chiến này, dù cách thức tham chiến có phần rất mới lạ so với những cuộc chiến khác trong quá khứ của Israel nhưng nước này vẫn thắng một cách ngoạn mục.

Tổng cộng trong toàn cuộc chiến có tới 109 máy bay Ai Cập bị bắn hạ, trong khi đó Israel chỉ mất có 16 máy bay phần lớn do tên lửa phòng không SAM. Phi công Ai Cập được cho là kém, quá cứng nhắc, chậm chạp và không chịu ứng biến với tình hình thực tế biến đổi từng ngày mà chỉ bám dính vào lý thuyết khô khan. Lực lượng phòng không Ai Cập với các tên lửa SAM hiện đại nhất thời bấy giờ cũng được xem là “thiếu hiệu quả” khi họ phải mất từ 6 tới 10 quả tên lửa mới có thể hạ được một máy bay của Israel.

Có thể thấy, cuộc chiến tranh tiêu hao này đã chứng minh cho thế giới thấy một điều. Đó là dù thế giới Ả rập muốn chiến đấu kiểu gì, chớp nhoáng hay dài ngày, phía Israel cũng sẵn sàng tiếp đón và thậm chí là còn thắng một cách ngoạn mục là đằng khác bởi vì với dân tộc Israel, mọi cuộc chiến họ tham gia đều là cuộc chiến mang tính tồn vong, nếu thua, dân tộc họ có thể sẽ lại lưu vong và mất nước thêm một lần nữa.

Mời độc giả xem Video: Israel lên tiếng cảnh báo Ai Cập trong cuộc chiến tranh Tiêu hao (Nguồn: Youtube)

Vũ khí Israel ngày càng được nhiều nước ưa chuộng

(Kiến Thức) - Điều này được minh chứng trong báo cáo về tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Israel năm 2016 tăng gần 1 tỷ USD so với năm 2015.

Vu khi Israel ngay cang duoc nhieu nuoc ua chuong
 Mới đây, cơ quan phụ trách việc xuất khẩu vũ khí thuộc Bộ Quốc phòng Israel cho biết, trong năm 2016 vừa rồi, tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của nước này đã đạt tới 6,5 tỉ USD, tăng hơn 800 triệu USD so với năm 2015. Nguồn ảnh: Youtube.
Vu khi Israel ngay cang duoc nhieu nuoc ua chuong-Hinh-2
 So với năm 2015, các hợp đồng xuất khẩu vũ khí của Israel tới các nước thuộc châu Âu và Bắc Mỹ trong năm 2016 đã tăng giá trị đáng kể. Nguồn ảnh: Independent

Có binh hùng tướng mạnh, Quân đội Israel vẫn lo sợ IS

(Kiến Thức) - Quân đội Israel đang tăng cường các hoạt động bao gồm cả việc tập trận quy mô lớn nhằm đối phó với các thách thức từ phiến quân IS đang cận kề.

Co binh hung tuong manh, Quan doi Israel van lo so IS
 Phía Israel nhận định, trong tương lai gần rất có thể nước này sẽ phải đối mặt với nhiều mối nguy hại từ các nhóm khủng bố đang hoạt động ở khu vực Trung Đông, đặc biệt là phiến quân IS. Nguồn ảnh: Middle.
Co binh hung tuong manh, Quan doi Israel van lo so IS-Hinh-2
Trước mối lo ngại đó, hôm thứ năm vừa rồi, Quân đội Israel đã tiến hành một cuộc tập trận quy mô lớn mô phỏng tình huống lực lượng nhà nước Hồi giáo tấn công vào toàn lãnh thổ Israel. Nguồn ảnh: Youtube.

Đọc nhiều nhất

Tin mới