Chiến tích “lẫy lừng” của F-16, từng cứu mạng 52 lính đặc nhiệm Anh

Chiến tích “lẫy lừng” của F-16, từng cứu mạng 52 lính đặc nhiệm Anh

Chiến đấu cơ F-16 của Mỹ có một sự nghiệp “lẫy lừng” từ khi ra đời đến nay; thậm chí một chiếc F-16 đã cứu mạng 52 lính đặc nhiệm Anh bị bao vây tại Iraq mà không cần phải phóng quả tên lửa nào.

Từ việc đóng vai “Kẻ xâm lược” trong chương trình huấn luyện “Top Gun” của Hải quân Mỹ, cho đến các nhiệm vụ chiến đấu ở Iraq, đến các cuộc tấn công chống lại phiến quân Taliban ở Afghanistan, và bắn hạ hàng chục máy bay địch… chiến đấu cơ F-16 đã có một sự nghiệp “lẫy lừng”. Ảnh: Agix.
Từ việc đóng vai “Kẻ xâm lược” trong chương trình huấn luyện “Top Gun” của Hải quân Mỹ, cho đến các nhiệm vụ chiến đấu ở Iraq, đến các cuộc tấn công chống lại phiến quân Taliban ở Afghanistan, và bắn hạ hàng chục máy bay địch… chiến đấu cơ F-16 đã có một sự nghiệp “lẫy lừng”. Ảnh: Agix.
Nếu phải tóm tắt lịch sử hoạt động kéo dài bốn thập kỷ rưỡi bằng con số, kể từ chuyến bay đầu tiên vào năm 1979, thì tiêm kích F-16 Fighting Falcon đã thực hiện hơn 30.000 lượt xuất kích chiến đấu không đối không và không đối đất trên toàn thế giới. Ảnh: Vib.
Nếu phải tóm tắt lịch sử hoạt động kéo dài bốn thập kỷ rưỡi bằng con số, kể từ chuyến bay đầu tiên vào năm 1979, thì tiêm kích F-16 Fighting Falcon đã thực hiện hơn 30.000 lượt xuất kích chiến đấu không đối không và không đối đất trên toàn thế giới. Ảnh: Vib.
Trong sự nghiệp hoạt động kéo dài bốn thập kỷ rưỡi, máy bay chiến đấu F-16 đã thực hiện 154 lần giao tranh, trong đó ít nhất 210 lần tiêu diệt mục tiêu được xác nhận với hai lần thất bại trong chiến đấu và bốn lần “huynh đệ tương tàn (bắn nhầm lần nhau)”. Ảnh: USAF.
Trong sự nghiệp hoạt động kéo dài bốn thập kỷ rưỡi, máy bay chiến đấu F-16 đã thực hiện 154 lần giao tranh, trong đó ít nhất 210 lần tiêu diệt mục tiêu được xác nhận với hai lần thất bại trong chiến đấu và bốn lần “huynh đệ tương tàn (bắn nhầm lần nhau)”. Ảnh: USAF.
F-16 là máy bay chiến đấu hệ thứ tư đầu tiên, nhỏ gọn, một động cơ, đa chức năng, nhưng đã chứng minh được “dũng khí” của nó trong các cuộc không chiến và không đối đất. F-16 có khả năng cơ động và bán kính chiến đấu lớn hơn hầu hết các đối thủ. Ảnh: USAF.
F-16 là máy bay chiến đấu hệ thứ tư đầu tiên, nhỏ gọn, một động cơ, đa chức năng, nhưng đã chứng minh được “dũng khí” của nó trong các cuộc không chiến và không đối đất. F-16 có khả năng cơ động và bán kính chiến đấu lớn hơn hầu hết các đối thủ. Ảnh: USAF.
Biến thể mới nhất của F-16 là F-16V, có biệt danh là “Viper (Rắn độc)” vì có chung đặc điểm với đầu rắn. F-16V có khả năng chiến đấu cùng với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 như F-35 Lightning II và F-22 Raptor. Hiện tại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 F-35, đang dần thay thế F-16 trong Quân đội Mỹ. Ảnh: Lockheed Martin.
Biến thể mới nhất của F-16 là F-16V, có biệt danh là “Viper (Rắn độc)” vì có chung đặc điểm với đầu rắn. F-16V có khả năng chiến đấu cùng với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 như F-35 Lightning II và F-22 Raptor. Hiện tại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 F-35, đang dần thay thế F-16 trong Quân đội Mỹ. Ảnh: Lockheed Martin.
Hiện có hơn 4.000 chiếc F-16 đang hoạt động tại 25 quốc gia trên toàn cầu. Quốc gia sử dụng chính của loại máy bay này là Mỹ, tiếp theo là Israel. Các đồng minh NATO cũng đã sử dụng F-16, là chiến đấu cơ chính của họ. Ảnh: Alhma.
Hiện có hơn 4.000 chiếc F-16 đang hoạt động tại 25 quốc gia trên toàn cầu. Quốc gia sử dụng chính của loại máy bay này là Mỹ, tiếp theo là Israel. Các đồng minh NATO cũng đã sử dụng F-16, là chiến đấu cơ chính của họ. Ảnh: Alhma.
Ưu điểm lớn nhất mà F-16 có được, là khả năng cơ động cao nhờ thiết kế “phi ổn định”. F-16 cũng là máy bay đầu tiên trên thế giới “không ổn định” về mặt khí động học theo thiết kế. Trọng tâm của nó hướng về phía sau, dẫn đến xu hướng tự nhiên của nó là hếch mũi lên, thay vì chúi xuống; do vậy phải có phần mềm bay hỗ trợ. Ảnh: Valena.
Ưu điểm lớn nhất mà F-16 có được, là khả năng cơ động cao nhờ thiết kế “phi ổn định”. F-16 cũng là máy bay đầu tiên trên thế giới “không ổn định” về mặt khí động học theo thiết kế. Trọng tâm của nó hướng về phía sau, dẫn đến xu hướng tự nhiên của nó là hếch mũi lên, thay vì chúi xuống; do vậy phải có phần mềm bay hỗ trợ. Ảnh: Valena.
Thân máy bay F-16 được thiết kế có diềm kéo dài, có tác dụng như những cánh phụ, tạo thêm lực nâng cho máy bay. F-16 cũng là máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới sử dụng cần lái ở bên cạnh, giúp phi công điều khiển máy bay nhẹ nhàng, đặc biệt là trong các động tác nhào lộn. Ảnh: USAF.
Thân máy bay F-16 được thiết kế có diềm kéo dài, có tác dụng như những cánh phụ, tạo thêm lực nâng cho máy bay. F-16 cũng là máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới sử dụng cần lái ở bên cạnh, giúp phi công điều khiển máy bay nhẹ nhàng, đặc biệt là trong các động tác nhào lộn. Ảnh: USAF.
Những chiếc F-16 đã trải qua nhiều cuộc chiến; nhưng thành tích chủ yếu của loại máy bay này lại do Không quân Israel lập được. Ngay trong lần ra quân đầu tiên, F-16 đã bắn hạ hai trực thăng Mi-8 Hip của Syria vào tháng 4/1981 Ảnh: History.
Những chiếc F-16 đã trải qua nhiều cuộc chiến; nhưng thành tích chủ yếu của loại máy bay này lại do Không quân Israel lập được. Ngay trong lần ra quân đầu tiên, F-16 đã bắn hạ hai trực thăng Mi-8 Hip của Syria vào tháng 4/1981 Ảnh: History.
Chỉ ba năm sau khi đưa F-16 vào biên chế chiến đấu, Israel đã sử dụng F-16 để tấn công lò phản ứng hạt nhân Osirak gần thủ đô Baghdad (Iraq), phá tan chương trình vũ khí hạt nhân của Tổng thống Iraq Saddam Hussein khi đó. Ảnh: Sitn.
Chỉ ba năm sau khi đưa F-16 vào biên chế chiến đấu, Israel đã sử dụng F-16 để tấn công lò phản ứng hạt nhân Osirak gần thủ đô Baghdad (Iraq), phá tan chương trình vũ khí hạt nhân của Tổng thống Iraq Saddam Hussein khi đó. Ảnh: Sitn.
Cuộc tập kích vào lò phản ứng hạt nhân Osirak xứng đáng được ghi vào chiến lệ kinh điển của thế giới; Israel đã thực hiện chuyến bay dài tới 1.100 km và được coi là “không tưởng”. 8 chiếc F-16 đã thả những quả bom nặng 900 kg, phá hủy hoàn toàn mục tiêu. Ảnh: America.
Cuộc tập kích vào lò phản ứng hạt nhân Osirak xứng đáng được ghi vào chiến lệ kinh điển của thế giới; Israel đã thực hiện chuyến bay dài tới 1.100 km và được coi là “không tưởng”. 8 chiếc F-16 đã thả những quả bom nặng 900 kg, phá hủy hoàn toàn mục tiêu. Ảnh: America.
Lực lượng Không quân Pakistan (PAF) là quốc gia thứ hai triển khai F-16 để chiến đấu chống lại Không quân Afghanistan do Liên Xô hậu thuẫn. Từ năm 1986 đến năm 1990, PAF tuyên bố rằng, những chiếc F-16 đã bắn hạ 10 máy bay chiến đấu, trực thăng và máy bay vận tải của Afghanistan và Liên Xô. Ảnh: Dawnl.
Lực lượng Không quân Pakistan (PAF) là quốc gia thứ hai triển khai F-16 để chiến đấu chống lại Không quân Afghanistan do Liên Xô hậu thuẫn. Từ năm 1986 đến năm 1990, PAF tuyên bố rằng, những chiếc F-16 đã bắn hạ 10 máy bay chiến đấu, trực thăng và máy bay vận tải của Afghanistan và Liên Xô. Ảnh: Dawnl.
Tuy nhiên, hồ sơ của Liên Xô và Afghanistan chỉ xác nhận sáu tổn thất, đó là bốn tiêm kích bom Su-22, một cường kích Su-25 do Phó tổng thống tương lai của Nga Alexander Rutskoy lái và một máy bay chở hàng An-26. PAF đã mất một chiếc F-16 duy nhất, do bị trúng tên lửa của chính đồng đội bắn nhầm. Ảnh: Military.
Tuy nhiên, hồ sơ của Liên Xô và Afghanistan chỉ xác nhận sáu tổn thất, đó là bốn tiêm kích bom Su-22, một cường kích Su-25 do Phó tổng thống tương lai của Nga Alexander Rutskoy lái và một máy bay chở hàng An-26. PAF đã mất một chiếc F-16 duy nhất, do bị trúng tên lửa của chính đồng đội bắn nhầm. Ảnh: Military.
Chiến dịch Bão táp sa mạc (hay Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất), là lần triển khai chiến đấu đầu tiên của F-16 bởi Không quân Mỹ. F-16 đã thực hiện 300-400 phi vụ hàng ngày trong suốt cuộc chiến, với tỷ lệ xuất kích là 25%. Mục tiêu chủ yếu là tấn công các sân bay, kho tàng, nơi cất giấu tên lửa Scud… Ảnh: USAF.
Chiến dịch Bão táp sa mạc (hay Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất), là lần triển khai chiến đấu đầu tiên của F-16 bởi Không quân Mỹ. F-16 đã thực hiện 300-400 phi vụ hàng ngày trong suốt cuộc chiến, với tỷ lệ xuất kích là 25%. Mục tiêu chủ yếu là tấn công các sân bay, kho tàng, nơi cất giấu tên lửa Scud… Ảnh: USAF.
Trong toàn chiến dịch, Không quân Mỹ đã mất hai chiếc Falcon và các phi công bị bắt làm tù binh. F-16 của Không quân Mỹ có chiến thắng trong không chiến đầu tiên vào ngày 27/12/1992, khi bắn hạ một chiếc MiG-25 của Iraq bằng tên lửa không đối không tầm trung AIM-120. Đó cũng là lần tiêu diệt máy bay đầu tiên của loại tên lửa này. Ảnh: USAF.
Trong toàn chiến dịch, Không quân Mỹ đã mất hai chiếc Falcon và các phi công bị bắt làm tù binh. F-16 của Không quân Mỹ có chiến thắng trong không chiến đầu tiên vào ngày 27/12/1992, khi bắn hạ một chiếc MiG-25 của Iraq bằng tên lửa không đối không tầm trung AIM-120. Đó cũng là lần tiêu diệt máy bay đầu tiên của loại tên lửa này. Ảnh: USAF.
Năm 1994, Không quân Mỹ đã đạt được thành tích tiêu diệt ba máy bay địch trong một lần xuất kích. Đây là thành tích lớn nhất kể từ Chiến tranh Triều Tiên của Không quân Mỹ, khi hai chiếc F-16 bắn hạ bốn chiếc Soko G-4 Super Galeb của Serbia trên bầu trời Bosnia Herzegovina. Năm 1999, F-16 tiếp tục bắn rơi một chiếc MiG-29 khác ở Serbia. Ảnh: History.
Năm 1994, Không quân Mỹ đã đạt được thành tích tiêu diệt ba máy bay địch trong một lần xuất kích. Đây là thành tích lớn nhất kể từ Chiến tranh Triều Tiên của Không quân Mỹ, khi hai chiếc F-16 bắn hạ bốn chiếc Soko G-4 Super Galeb của Serbia trên bầu trời Bosnia Herzegovina. Năm 1999, F-16 tiếp tục bắn rơi một chiếc MiG-29 khác ở Serbia. Ảnh: History.
Một thập kỷ sau, F-16 tiếp tục được triển khai trong chiến dịch “Tự do bền vững” ở Afghanistan và “Tự do Iraq”. Những chiếc F-16 đã sử dụng vũ khí chính xác để vô hiệu hóa các đối thủ trên khắp thế giới. Ảnh: USAF.
Một thập kỷ sau, F-16 tiếp tục được triển khai trong chiến dịch “Tự do bền vững” ở Afghanistan và “Tự do Iraq”. Những chiếc F-16 đã sử dụng vũ khí chính xác để vô hiệu hóa các đối thủ trên khắp thế giới. Ảnh: USAF.
Vào tháng 3/2003, hai chiếc F-16 của Không quân Mỹ đã cứu được 52 lính đặc nhiệm Anh bị 500 quân Iraq bao vây và áp đảo. Trong đêm tối, mặc dù có kính nhìn đêm, nhưng các phi công F-16 không thể phân biệt rõ địch-ta; do vậy không dám sử dụng vũ khí. Ảnh: Dpa.
Vào tháng 3/2003, hai chiếc F-16 của Không quân Mỹ đã cứu được 52 lính đặc nhiệm Anh bị 500 quân Iraq bao vây và áp đảo. Trong đêm tối, mặc dù có kính nhìn đêm, nhưng các phi công F-16 không thể phân biệt rõ địch-ta; do vậy không dám sử dụng vũ khí. Ảnh: Dpa.
Trong khi đó, tình hình trên mặt đất tiếp tục xấu đi; vòng vây của quân Iraq đang khép dần xung quanh lực lượng biệt kích của Anh. Trước tình thế đó, Trung tá phi công Ed Lynch đã lấy độ cao, sau đó tăng tốc máy bay vượt qua tốc độ siêu âm, tạo thành những tiếng rít chói tai từ động cơ máy bay. Ảnh: Aviation.
Trong khi đó, tình hình trên mặt đất tiếp tục xấu đi; vòng vây của quân Iraq đang khép dần xung quanh lực lượng biệt kích của Anh. Trước tình thế đó, Trung tá phi công Ed Lynch đã lấy độ cao, sau đó tăng tốc máy bay vượt qua tốc độ siêu âm, tạo thành những tiếng rít chói tai từ động cơ máy bay. Ảnh: Aviation.
Khi tiếp cận mặt đất với lượng năng lượng âm thanh khổng lồ, quân Iraq nghĩ rằng những chiếc F-16 đang thả bom và phóng tên lửa, khiến quân Iraq phân tán, tạo điều kiện để biệt kích Anh trốn thoát được. Tuy nhiên phi công Ed Lynch chỉ biết về sự thành công khi họ quay trở lại căn cứ. Ảnh: Forces.
Khi tiếp cận mặt đất với lượng năng lượng âm thanh khổng lồ, quân Iraq nghĩ rằng những chiếc F-16 đang thả bom và phóng tên lửa, khiến quân Iraq phân tán, tạo điều kiện để biệt kích Anh trốn thoát được. Tuy nhiên phi công Ed Lynch chỉ biết về sự thành công khi họ quay trở lại căn cứ. Ảnh: Forces.
Tuy nhiên bất chấp những thành công đáng kinh ngạc của chiến đấu cơ F-16, Tư lệnh Không quân Mỹ Frank Kendall trong một cuộc phỏng vấn gần đây cho biết, việc chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Kiev sẽ không "làm thay đổi cơ bản cán cân" trong cuộc chiến Ukraine. Ảnh: History.
Tuy nhiên bất chấp những thành công đáng kinh ngạc của chiến đấu cơ F-16, Tư lệnh Không quân Mỹ Frank Kendall trong một cuộc phỏng vấn gần đây cho biết, việc chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Kiev sẽ không "làm thay đổi cơ bản cán cân" trong cuộc chiến Ukraine. Ảnh: History.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.