Tin từ Đại sứ quán Pháp tại VN cho hay từ ngày 15 đến 19/11, tàu chiến Hải quân Pháp Le Vendémiaire sẽ đến thăm Đà Nẵng.
Theo Vân Đỗ/Tuổi Trẻ
Chuyến thăm VN gần đây nhất của tàu chiến Le Vendémiaire là tại Hải Phòng từ ngày 25 đến ngày 30/4/2011.
Lần này, chuyến thăm của tàu sẽ do thuyền trưởng Hervé Siret chỉ huy cùng thuỷ thủ đoàn gồm 93 người. Mục đích của chuyến thăm là nhằm tăng cường phát triển quan hệ hợp tác giữa Hải quân Pháp và Hải quân Việt Nam cũng như với người dân Đà Nẵng.
Tàu chiến Le Vendémiaire.
Dự kiến chương trình thăm tàu Le Vendémiaire dành cho người dân Đà Nẵng diễn ra vào ngày chủ nhật 16/11.
Le Vandémiaire được đưa vào phục vụ Hải quân từ năm 1993, hoạt động tại khu vực Thái Bình Dương và có căn cứ tại Nouméa, Nouvelle Calédonie. Tên tàu mang ý nghĩa mùa thu hoạch nho (từ 22/9 đến ngày 21/10) theo lịch cách mạng áp dụng từ ngày 22/9/1792.
Các tàu này có cùng một mục đích tác chiến cụ thể là kiểm tra và đảm bảo quyền lợi quốc gia trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Pháp.
“Nội soi” tàu đổ bộ “khủng” của Pháp sắp tới Việt Nam
Tàu đổ bộ hiện đại Tonnerre (L9014) do Đại tá Jen – Franois Quérat chỉ huy sẽ cập cảng Vũng Tàu bắt đầu chuyến thăm Việt Nam.
Tonnerre là một trong 3 tàu đổ bộ tấn công hiện đại hàng đầu châu Âu và thế giới hiện nay. Con tàu thuộc lớp Mistral do hãng đóng tàu DCNS Pháp thiết kế chế tạo (đơn giá mỗi tàu 420-600 triệu USD). Hiện nay, Hải quân Nga đã đặt hàng đóng 2 chiếc tàu lớp này. (trong ảnh là một chiếc tàu Mistral cùng loại Tonnerre)
Tonnerre (L9014) có lượng giãn nước toàn tải 21.300 tấn, dài 199m, rộng 32m, mớn nước 6,3m. Tuy tàu có kích cỡ khổng lồ nhưng việc vận hành chỉ cần khoảng 160 người (gồm 20 sĩ quan).
Tàu có khả năng chở 16 trực thăng hạng nặng hoặc 35 trực thăng hạng nhẹ (trực thăng vận tải, chiến đấu).
Boong phóng máy bay có diện tích 6.400m2 đáp ứng yêu cầu hạ cánh của 6 trực thăng cùng lúc. Trong ảnh là những chiếc trực thăng hạng nhẹ, trực thăng chiến đấu và vận tải hoạt động trên boong tàu Tonnerre.
Ngoài khả năng chở máy bay, Tonnerre có thể chở số lượng lớn binh lính, phương tiện cơ giới bọc thép, phương tiện đổ bộ dưới khoang đáy tàu. Khi thực hiện hoạt động đổ bộ, phương tiện này sẽ di chuyển bằng cửa đuôi ra ngoài.
Trong ảnh là 2 tàu đổ bộ cơ giới, bộ binh hạng nhẹ bên trong khoang tàu đổ bộ.
Tàu đổ bộ đệm khí di chuyển vào cửa đuôi tàu đổ bộ.
Tonnerre chở được 59 phương tiện bọc thép (bao gồm 13 chiếc xe tăng chiến đấu AMX-56 Leclerc) hoặc nguyên một tiểu đoàn 40 xe tăng AMX-56. Ngoài loại tăng Pháp, con tàu có thể đáp ứng chở nhiều loại xe tăng khác. Trong ảnh là xe tăng M1 Abrams của Mỹ bên trong tàu Tonnerre.
Tàu được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ hạng nhẹ gồm: 4 súng máy 12,7mm (trong ảnh) và 2 hệ thống tên lửa đối không tầm thấp Simbad.
Tàu được trang bị 3 động cơ diesel cho phép đạt tốc độ tối đa tới 35km/h, tầm hoạt động tới 19.800km nếu chỉ chạy tốc độ 28km/h. Trong ảnh là hệ thống máy móc động lực của tàu Tonnerre.
Tàu được trang bị hệ thống chiến đấu, radar hiện đại hàng đầu thế giới.
Cùng với tàu Tonnerre, khinh hạm Georges Leygues do Trung tá Romuald Bomont chỉ huy cũng sẽ cập cảng TP HCM cùng thời gian. Đây là loại tàu có lượng giãn nước 4.500 tấn, trang bị hệ thống tên lửa chống tàu Exocet, tên lửa đối không tầm thấp và ngư lôi chống tàu ngầm.
Điều đáng lưu ý trong chuyến thăm của tàu đổ bộ Tonnerre (L9014) tới Việt Nam là nằm trong khuôn khổ chương trình huấn luyện tác chiến của khóa huấn luyện thực hành “Jeanne d'Arc 2013” dành cho 123 sĩ quan học viên của Trường huấn luyện thực hành học viên sĩ quan Hải quân (GAEOM), thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, trong đó có học viên Việt Nam. Nhiều khả năng, các học viên này đang thực tập trên tàu đổ bộ Tonnerre (L9014).
Sáng hôm qua, tàu hộ vệ săn ngầm Georges Leygues (Hải quân Pháp) đã cập cảng Sài Gòn bắt đầu chuyến thăm xã giao TP HCM, từ ngày 18 tới 21/6. Nguồn: Thanh Niên
Tàu hộ vệ săn ngầm Georges Leygues có lượng giãn nước toàn tải 4.500 tấn, dài 139m, rộng 14m, mớn nước 5,7m. Nguồn: Thanh Niên
Tàu được trang bị hệ thống điện tử hiện đại gồm: hệ thống quản lý chiến đấu và thông tin DCNS SENIT 4 + SENIT 8.01, hệ thống quyết định SEAO/OPSMER; hệ thống cảnh báo hồng ngoại Sagem DIBV-2A VAMPIR; radar trinh sát trên không/biển và chỉ thị mục tiêu DRBV-51C; radar điều khiển hỏa lực DRBC-32E; radar cảnh báo sớm DRBV-26A. Nguồn: Thanh Niên
Với nhiệm vụ chính là tác chiến chống tàu ngầm, tàu trang bị hệ thống định vị thủy âm trên thân tàu DUBV-23. Nguồn: Thanh Niên
Tàu được trang bị 2 động cơ tuốc bin khí Rolls-Royce Olympus TM3B, 2 động cơ diesel cho phép đạt tốc độ tối đa 56km/h, tầm hoạt động 8.500 dặm. Nguồn: Thanh Niên
Tàu được vận hành bởi đội ngũ thủy thủ đoàn đông tới 235 người. Nguồn: Thanh Niên
Về hỏa lực, tàu được trang bị tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu tầm ngắn MM38 Exocet (trong ảnh là bệ phóng). Loại tên lửa này đạt tầm bắn 42km, tốc độ hành trình cận âm, lắp đầu đạn nặng 165kg. Nguồn: Thanh Niên
Trong nhiệm vụ tác chiến chống tàu ngầm, tàu được trang bị 2 ống phóng ngư lôi KD-59E có thể bắn ngư lôi hạng nhẹ MU-90 đạt tầm bắn xa đến 12,5km với tốc độ cao hoặc 25km với tốc độ thấp, tấn công mục tiêu ở độ sâu tới 1.000m. Ngoài ra, đuôi tàu có thể đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh 2 trực thăng Westland Lynx mang được ngư lôi và tên lửa chống tàu tầm ngắn. Nguồn: Thanh Niên
Về hệ thống phòng không, tàu được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm thấp Crotale EDIR (dấu đỏ) đặt ở ngay trên nóc nhà chứa máy bay. Nguồn: Thanh Niên
Ngoài ra, tàu còn được trang bị pháo hạm 100mm và 4 súng máy 12,7mm. Trong ảnh là thủy thủ tàu Georges Leygues. Nguồn: Thanh Niên
Đi cùng tàu săn ngầm còn có tàu đổ bộ hiện đại hàng đầu châu Âu Tonnerre (L9014), nhưng không thể cập cảng Sài Gòn vì quá khổ. Vì thế, con tàu đã tới Vũng Tàu thay vì TPHCM, lúc 8h30 ngày 18/6, tàu Tonnerre, có số hiệu L9014 đã cập cảng Baria- Secere ở thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nguồn: Tuổi Trẻ
Đây là loại tàu chỉ huy và đổ bộ, do đại tá Jean-François Quérat làm thuyền trưởng và được xem là con tàu ưu tú của Hải quân Pháp. Tàu có lượng giãn nước lên tới 21.300 tấn, chở được trực thăng, tàu đổ bộ cỡ nhỏ và xe bọc thép bên trong. Nguồn: Tuổi trẻ
Sau khi cập cảng an toàn, tàu đã mời đại diện Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng, Sở Ngoại vụ TP.HCM và Đại sứ quán Pháp tham quan con tàu. Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bố trí lực lượng bảo vệ và làm các thủ tục nhập cảnh cho thủy thủ, nhân viên tàu Tonnerre ngay tại cảng Baria-Serece. Nguồn: Tuổi trẻ
Khủng hoảng quân sự Mỹ: Số lượng và chất lượng (2)
(Kiến Thức) - Trong tình thế khó khăn, Mỹ cần nghĩ đến cách sử dụng các phương tiện không người lái với số lượng lớn.
Đơn giản, đơn giản, đơn giản
Nếu coi kẻ thù là thời gian dài và sự phức tạp, thì giải pháp là thời gian ngắn và sự đơn giản. Căn bệnh ung thư ngân sách có thể được chữa bằng cách chia nhỏ các hệ thống lớn thành các thành phần nhỏ hơn, được phát triển trong thời gian ngắn hơn, phân tách rõ ràng chức năng và kiểm soát rủi ro công nghệ.
(Kiến Thức) - Đầu tháng 7, theo báo cáo và những hình ảnh của Hải quân Mỹ, họ đã quan sát thấy sự xuất hiện của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên khu vực Biển Đông.
(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
(Kiến Thức) - Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, nước ta đã thu giữ được lượng lớn chiến đấu cơ Mỹ bỏ lại miền Nam và chúng ta còn hào phóng tặng cho Liên Xô một món quà vô giá.
(Kiến Thức) - Ngoài tàu ngầm Kilo 636 hiện đại mua của Nga, hiện nay Việt Nam còn một loại tàu ngầm khác không phải xuất xứ từ Nga mà từ một quốc gia đặc biệt.
Khi đoàn xe bọc thép Ukraine tràn vào tỉnh Kursk của Nga, các nhà quan sát phương Tây đã nín thở, chăm chú quan sát chiến dịch quan trọng này và nhận thấy Kursk là cái bẫy, khi quân Ukraine đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt.
(Kiến Thức) - Lực lượng đặc công Việt Nam có những "ngón nghề" vô cùng đặc biệt và không ít lực lượng đặc nhiệm nước ngoài đã sang nước ta để học hỏi. Đáng tiếc là dù ta sẵn sàng "truyền nghề", tuy nhiên không phải ai cũng học được.
Quân đội Ukraine cố gắng phản công vượt biên giới, nhưng đã đụng xe tăng T-90M mới nhất của Nga đánh cho tan tác; đây cũng là màn thực chiến đầu tiên của T-90M.
Máy bay ném bom chiến lược của Nga đã thực hiện tấn công vào mục tiêu của Ukraine sát với biên giới Ba Lan. Lộ rõ mục tiêu trọng điểm, khiến phương Tây không nghĩ tới.
Quân Nga ở mặt trận Kursk đã phải rút xuống hầm ngôi nhà thờ ở làng Pogrebki, và một trận cận chiến dữ dội nổ ra; thật khó hiểu đợt phản công theo kiểu “sấm to, mưa nhỏ” của AFU ở Kursk.
Công ty Inguar Defense của Ukraine cho biết, xe bọc thép Inguar-3 thuộc lớp MRAP đã vượt qua các cuộc thử nghiệm và được Lực lượng Vũ trang Ukraine đặt mua.
Vương quốc Anh có nghĩa vụ gửi đội ngũ quân sự của mình tới Ukraine như một phần của cái gọi là “lực lượng gìn giữ hòa bình”. Tuyên bố này được đưa ra bởi hai cựu bộ trưởng quốc phòng Anh, báo chí Anh đưa tin.
Được thành lập vào tháng 4/1993, JTF2 trực thuộc Bộ Tư lệnh Lực lượng Hoạt động Đặc biệt Canada (CANSOFCOM), đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia.
Hải quân Canada từng được biết đến như một lực lượng đáng gờm với các tàu chiến hiện đại, đảm bảo an ninh hàng hải và thực hiện nhiều nhiệm vụ quốc tế.
Một người đàn ông mặc đồ lính cứu hỏa đã bị bắt quả tang đang đột nhập vào một ngôi nhà ở khu vực Malibu, Los Angeles (Mỹ), nơi cháy rừng đang hoành hành.
Bỏ tất cả trứng vào một giỏ, Kiev huy động 14 lữ đoàn với 100.000 quân phản công ở mặt trận Kursk, với hy vọng lật ngược tình thế, nhưng họ đã mất tất cả.
Bộ Quốc phòng Nga lần đầu tiên tiết lộ những gì có vẻ là thiết kế thực của tên lửa hành trình siêu thanh Zircon trong cuộc tập trận hải quân ở Địa Trung Hải; nó có khác gì với miêu tả trước kia?
Rostec, tập đoàn quốc phòng nhà nước Nga, đã tiết lộ phiên bản nâng cấp của máy bay ném bom chiến lược Tu-95MSM, với những cải tiến từ kinh nghiệm của cuộc chiến ở Ukraine.
Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.
Mặt trận Kursk trong những ngày qua tiếp tục nóng bỏng, khi Quân đội Nga đạt bước tiến lớn nhất của họ tại đây; trong khi chiến dịch phiêu lưu của Ukraine ở Kursk có thể sắp kết thúc.
Cuối tháng 12/2024, các hợp đồng với tổng giá trị hơn 3,74 tỷ euro, bao gồm việc cung cấp gần 100 khẩu pháo tự hành Krab với hai phiên bản và xe hỗ trợ cho các mô-đun pháo K9A1 Thunder đã được ký kết tại Stalowa Wola.
Iran đã chính thức tiếp nhận hai máy bay chiến đấu Su-35 đầu tiên, một cột mốc quan trọng trong nỗ lực hiện đại hóa phi đội không quân đang già cỗi của nước này, và những chiếc F-14 sẽ phải ra đi để nhường chỗ.