Chiến hạm đắt nhất thế giới của Mỹ có đánh nhau nổi?

(Kiến Thức) - Sau sự cố động cơ, khu trục hạm DDG-1000 USS Zumwalt của Mỹ phải đối mặt với vấn đề tích hợp radar và tên lửa làm dấy lên câu hỏi về khả năng chiến đấu của nó.

Chiến hạm đắt nhất thế giới của Mỹ có đánh nhau nổi?

Theo tạp chí National Interest, một trong những câu hỏi lớn nhất đối với siêu hạm đắt nhất thế giới - khu trục hạm DDG-1000 USS Zumwalt của Mỹ là liệu radar và tên lửa của nó có làm việc đúng như thiết kế. Nhà sản xuất cảm biến Raytheon có đáp ứng được yêu cầu của hải quân.

Zumwalt dự kiến sẽ bắt đầu kiểm tra hệ thống chiến đấu của nó vào cuối năm nay khi tàu đến cảng nhà ở San Diego. Nhưng các quan chức Raytheon nói rằng, kế hoạch thử nghiệm đã bắt đầu được kích hoạt trước khi tàu đến bờ Tây.

“Chúng tôi đã thiết lập chương trình thử nghiệm trong suốt quá trình tàu di chuyển sang căn cứ mới để tìm hiểu và sửa đổi đặc biệt là ở phần mềm”, Wade Knudson, quản lý chương trình Zumwalt của Raytheon cho biết.

Cảm biến chính của Zumwalt là radar quét mạng pha điện tử đa chức năng AN/SPY-3, thay thế cho chương trình radar băng tần kép trước đó. Tuy nhiên, vấn đề lớn đối với Zumwalt là con tàu vẫn sử dụng các tên lửa tiêu chuẩn của hải quân Mỹ, nên phải sửa đổi nhiều để tích hợp vũ khí cũ vào cảm biến mới.

Chien ham dat nhat the gioi cua My co danh nhau noi?
Siêu hạm đắt nhất thế giới của Mỹ đang đối mặt với nhiều vấn đề kỹ thuật. Ảnh: Hải quân Mỹ 

Hải quân Mỹ cho rằng, việc Zumwalt sử dụng tên lửa sẵn có sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với việc phát triển tên lửa mới. Tuy nhiên, tên lửa SM-2, lô IIIB dự định lắp trên Zumwalt phải sửa đổi phần mềm để tương thích với radar SPY-3.

Đại diện Raytheon cho biết, tên lửa SM-2 cần được trang bị gói phần mềm mới để phù hợp với dạng sóng và liên kết dữ liệu đến radar SPY-3. Ngoài ra, tên lửa phải cải tiến máy phát, bộ giải mã và bộ xữ lý tín hiệu kỹ thuật số.

Hải quân cũng yêu cầu tích hợp tên lửa RIM-162 ESSM và tên lửa này cũng đòi hỏi phải sửa đổi gói phần mềm để phù hợp với radar mới. Bên cạnh vấn đề tương thích radar, vũ khí sử dụng trên Zumwalt còn khác biệt về hệ thống phóng thẳng đứng.

Zumwalt sử dụng hệ thống phóng thẳng đứng Mk57, trong khi các tên lửa đang tương thích với hệ thống phóng thẳng đứng Mk41. Quá trình chuyển đổi ống phóng đòi hỏi một số sửa đổi nhất định để tương thích.

Chien ham dat nhat the gioi cua My co danh nhau noi?-Hinh-2
Tên lửa SM-2 phải sửa đổi nhiều để phù hợp với radar và hệ thống phóng thẳng đứng mới. Ảnh: Raytheon 

Các tên lửa SM-2 và ESSM sử dụng cơ chế dẫn hướng của hệ thống chiến đấu Aegis. Còn tên lửa sử dụng trên Zumwalt sẽ sử dụng cơ chế dẫn hướng ICWI đang được sử dụng trong chương trình khinh hạm tàng hình của Đức và Hà Lan.

Chương trình bắn đạn thật của Zumwalt dự kiến tiến hành trong năm 2017, đó là thời điểm để chứng minh khả năng tương thích của radar và tên lửa. Raytheon có vượt qua được những thách thức trong việc tích hợp tên lửa cũ vào radar mới hay không.

Sau khi chương trình đạn pháo dẫn hướng tầm xa LRLAP bị hủy bỏ do đơn giá quá cao, tên lửa là vũ khí duy nhất của Zumwalt cho đến khi tìm ra loại đạn thay thế. Tuy vậy, vũ khí của siêu hạm đắt nhất thế giới đang đối mặt với những thách thức không nhỏ.

Nga đau lòng thừa nhận sức mạnh siêu hạm USS Zumwalt Mỹ

(Kiến Thức) - Viết về siêu khu trục hạm USS Zumwalt, hãng thông tấn Nga chua xót rằng việc theo dõi tàu dài 15m còn dễ hơn việc phát hiện chiếc tàu chiến dài đến 183m.

Nga đau lòng thừa nhận sức mạnh siêu hạm USS Zumwalt Mỹ
Nga dau long thua nhan suc manh sieu ham USS Zumwalt My
 Theo Sputnik, các thế hệ tàu khu trục tiếp theo dài tới 183m của Hải quân Mỹ sẽ khó bị phát hiện hơn bởi hệ thống radar giám sát của đối phương. Thậm chí khả năng phát hiện ra chúng còn thấp hơn cả việc theo dõi một tàu chiến dài 15m. Điều này giúp các chiến hạm tương lai của Hải quân Mỹ gần như vô hình giữa đại dương và khi kẻ thù phát hiện ra chúng thì mọi chuyện đã trở nên quá muộn.

Mỹ không bất ngờ việc siêu hạm DDG-1000 hỏng động cơ

(Kiến Thức) - Chuyên gia kỳ cựu của Lầu Năm Góc nói rằng sự cố động cơ mới xảy ra với tàu khu trục DDG-1000 Zumwalt là cái giá của sự đổi mới và không bất ngờ.

Mỹ không bất ngờ việc siêu hạm DDG-1000 hỏng động cơ

Mới đấy, động cơ của tàu khu trục DDG-1000 USS Zumwalt gặp sự cố khi đi qua kênh đào Panama vào ngày 21/11. Hải quân Mỹ phải điều một tàu kéo đến hiện trường để lai dắt siêu hạm đắt nhất thế giới về căn cứ ở Rodman ở Panama để khắc phục vấn đề.

Nguồn tin Hải quân Mỹ nói rằng, tàu bị tróc sơn khi quẹt vào tường bê tông ở cổng chính của kênh đào Panama. Sau khi khắc phục lỗi động cơ, tàu sẽ tiếp tục lịch trình vận hành thử nghiệm trước khi về căn cứ mới ở San Diego.

Bất ngờ top 10 trực thăng quân sự nhanh nhất thế giới

(Kiến Thức) - Thiết kế độc đáo của Nga Ka-52 nằm trong top 3 trực thăng quân sự bay nhanh nhất thế giới hiện nay.

Bất ngờ top 10 trực thăng quân sự nhanh nhất thế giới
Bat ngo top 10 truc thang quan su nhanh nhat the gioi

Tốc độ là một trong những yếu tố quan trọng đối với mọi loại phương tiện hàng không quân sự và dân sự. Tờ Thụy Điển Express mới đây đã thực hiện việc xếp hàng top 10 trực thăng quân sự bay nhanh nhất thế giới. Nguồn ảnh: Tass

 

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.