"Chiến dịch giành lại vỉa hè đang đi hơi quá"

Luật sư cho rằng cách làm của quận 1 trong việc lập lại trật tự xây dựng để giành vỉa hè cho người đi bộ đã đi quá giới hạn. 

"Chiến dịch giành lại vỉa hè đang đi hơi quá"
Luật sư cho rằng việc lập lại trật tự trong xây dựng để giành vỉa hè cho người đi bộ là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, cách làm của quận 1 đã đi quá giới hạn.
Luật sư Trần Hải Đức (Đoàn Luật sư TP HCM) nhận định việc xử lý các hành vi lấn chiếm vỉa hè phải được điều chỉnh bởi Luật xử lý vi phạm hành chính. Để tiến hành bước cưỡng chế thì quận phải thực hiện đúng trình tự thủ tục như Luật quy định.
Cuộc rượt đuổi mang tính đối phó
“Đầu tiên, quận 1 phải lập biên bản người có hành vi xây dựng trái phép, sau đó ra quyết định xử phạt. Hoặc nếu đã hết thời hạn xử phạt thì ra quyết định khôi phục lại tình trạng ban đầu và buộc người có hành vi xây dựng trái phép tháo dỡ. Nếu không tiến hành tháo dỡ thì mới ra quyết định cưỡng chế. Chi phí cưỡng chế do người có hành vi vi phạm chịu trách nhiệm”, luật sư Trần Hải Đức nói.
Về việc đoàn công tác của quận 1 do Phó chủ tịch UBND quận Đoàn Ngọc Hải dẫn đầu đã cưỡng chế hai vọng gác của lực lượng Công an bảo vệ Ngân hàng Nhà nước chiều 27/2, luật sư cho rằng chốt bảo vệ là một công trình đặc biệt, liên quan đến an ninh quốc gia trong lĩnh vực tiền tệ.
Người đàn ông đeo kính phản ứng mạnh trước quyết định tháo dỡ chốt bảo vệ của Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Tùng Tin.
Người đàn ông đeo kính phản ứng mạnh trước quyết định tháo dỡ chốt bảo vệ của Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Tùng Tin. 
“Vọng gác này không phục vụ cho mục đích riêng của bất cứ ai. Đây là một trong những nơi trọng điểm, theo quy định của luật pháp là bảo vệ 24/24. Sau khi phá dỡ, lực lượng Công an bảo vệ, họ sẽ đứng gác ở vị trí nào? Bởi vì mục tiêu là bảo vệ 24/24 chứ không chỉ đơn thuần trong giờ hành chính. Tôi nghĩ việc này đã đi hơi quá”, luật sư Trần Hải Đức bình luận.
Hơn nữa, theo luật sư, nếu tháo dỡ công trình được dựng nên từ ngân sách Nhà nước thì cũng phải có thời gian. Trước hết, quận 1 có thể yêu cầu Ngân hàng Nhà nước dời vào vị trí phù hợp, trả lại vỉa hè cho người đi bộ.
“Việc nào đúng quy định pháp luật, bảo đảm trật tự chung thì không chỉ riêng người dân mà giới hành nghề luật cũng hoàn toàn tán thành. Nhưng đừng vì nhân danh lợi ích nhà nước mà hành xử không đúng quy định của pháp luật”, ông Trần Hải Đức nhấn mạnh.
Ông Đức cũng cho rằng để trả lại vỉa hè cho người đi bộ, đầu tiên UBND quận 1 và các quận khác nên có cảnh báo, tuyên truyền giáo dục rộng rãi để khơi dậy ý thức chấp hành cho người dân.
“Kể cả huy động toàn hệ thống chính trị để chung tay làm việc này chứ không chỉ đơn thuần một đồng chí phó chủ tịch UBND quận nay xuống đường này mai qua đường khác. Làm vậy chỉ có thể chữa cháy chứ không mang tính đồng bộ”, ông Đức nói.
Quận 1 trả lại chốt bảo vệ trước Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ảnh chụp lúc 22h30 ngày 27/2: Tùng Tin.
Quận 1 trả lại chốt bảo vệ trước Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ảnh chụp lúc 22h30 ngày 27/2: Tùng Tin.   
“Sự đồng bộ đó phải đến từ người chấp hành pháp luật lẫn người đại diện, thực thi pháp luật. Bây giờ giống như một cuộc rượt đuổi mang tính đối phó. Trong thực thi pháp luật mà lại thực hiện theo kiểu đối phó thì hiệu quả mang lại sẽ không cao”, luật sư lưu ý thêm.
Một giải pháp được luật sư Trần Hải Đức đưa ra là TP nên giao cho lãnh đạo chính quyền phường, xã, thị trấn và công an chịu trách nhiệm đảm bảo trật tự đô thị lòng lề đường. Nếu để xảy ra sai phạm thì có thể cách chức người đứng đầu.
Xâm phạm quyền sở hữu của cá nhân, doanh nghiệp
Một luật sư thuộc Đoàn luật sư TP HCM (không nêu tên) cho biết xét ở góc độ luật pháp, có rất nhiều ý kiến phản đối hành động “dẹp loạn” vỉa hè gần đây của quận 1.
Luật sư cho biết vi phạm hành chính và chế tài của nó đều được quy định rõ trong luật. Tuy nhiên, vi phạm hành chính không phải là cơ sở để tước bỏ quyền sở hữu đối với tài sản của cá nhân, tổ chức.
Đội quản lý đô thị quận 1 tiến hành tháo dỡ chốt bảo vệ của Ngân hàng Phát triển nông thôn Việt Nam trên đường Võ Văn Kiệt (quận 1). Ảnh: Tùng Tin.
Đội quản lý đô thị quận 1 tiến hành tháo dỡ chốt bảo vệ của Ngân hàng Phát triển nông thôn Việt Nam trên đường Võ Văn Kiệt (quận 1). Ảnh: Tùng Tin. 
“Xét về bản chất vấn đề là xâm phạm quyền sở hữu của người khác. Vi phạm hành chính phải xử lý bằng biện pháp hành chính chứ không sử dụng biện pháp không có cơ sở pháp lý nào để xâm phạm quyền sở hữu của người khác”, luật sư này nói.
Theo luật sư, trong quy định hiện hành không tồn tại cái gọi là cấp phép dựng vọng gác. Do đó, việc Phó chủ tịch UBND quận 1 yêu cầu trình giấy tờ chứng minh vọng gác là sai.
“Ở đây có hai vấn đề. Một là công trình đó không phải xin phép về mặt pháp lý. Đây có thể coi là công trình ngoại lệ, áp dụng riêng để bảo đảm an ninh cho ngân hàng. Cũng giống như các lãnh sự quán, sứ quán có các vọng gác trên vỉa hè”, luật sư phân tích.
Một nguy cơ nữa cũng được luật sư đặc biệt lưu ý là việc không có biên bản kê khai các tài sản thu hồi hay đập phá. “Điều này dễ dẫn đến tiêu cực, đồng thời cũng dễ xảy ra tình trạng lạm quyền”, ông cảnh báo.

Công nghệ vận chuyển và nâng tàu Cát Linh - Hà Đông có gì độc?

(Kiến Thức) - Cẩu bánh xích, xe siêu trường siêu trọng được sử dụng để vận chuyển và nâng đầu tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông có ưu điểm như thế nào?

Công nghệ vận chuyển và nâng tàu Cát Linh - Hà Đông có gì độc?
Cong nghe van chuyen va nang tau Cat Linh - Ha Dong co gi doc?
Những toa tàu đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đầu tiên đã được đưa lên đường ray vị trí từ trụ JR02 đến JR06, khu vực ga La Khê, nằm trên đường Quang Trung - Hà Đông vào tối 20/2 vừa qua. Chiếc cần cẩu bánh xích Kobelco CKS2500 (loại 250 tấn) đã được sử dụng để cẩu đầu máy đầu tiên lên đường ray của đường sắt nội đô. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Cong nghe van chuyen va nang tau Cat Linh - Ha Dong co gi doc?-Hinh-2
Sau khi thống nhất chọn phương án về loại cẩu nâng, chiếc cẩu bánh xích Kobelco CKS2500 có cần chính 51,8m; bán kính hoạt động từ 10,8m đến 12m ứng với trọng lượng mã hàng tương ứng từ 84,5 tấn đến 79,5 tấn được chọn để nâng các toa tàu lên đường ray thay vì chọn cẩu bánh lốp. Đây là loại cẩu có bộ phận di chuyển là bánh xích. Ảnh: Người lao động. 

“Cuộc chiến” giành lại vỉa hè ở quận 1: Phố Tây “bất khả xâm phạm“

Vỉa hè cho người đi bộ khu phố Tây Sài Gòn không có chỗ dành cho người đi bộ, mọi khoảng trống đều được người dân tận dụng kinh doanh...

“Cuộc chiến” giành lại vỉa hè ở quận 1: Phố Tây “bất khả xâm phạm“
Sau tuyên bố của ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND quận 1 (TP.HCM) rằng không lấy lại được vỉa hè cho người đi bộ, ông sẽ “cởi áo về vườn”, ghi nhận vào chiều tối 23/2, ở khu vực phố Tây, vỉa hè vẫn bị chiếm dụng nghiêm trọng, mọi khoảng trống đều bị các hộ kinh doanh lấn chiếm.
“Cuoc chien” gianh lai via he o quan 1: Pho Tay “bat kha xam pham“
 Vỉa hè ở khu phố Tây Sài Gòn bị chiếm dụng khiến người dân và du khách phải đi xuống lòng đường
Ở khu vực đường Bùi Viện, vỉa hè bị các hộ kinh doanh lấn chiếm đặt bàn ghế để kinh doanh quán nhậu. Càng về tối, vỉa hè chật cứng bàn ghế và xe máy. Người đi bộ buộc phải đi xuống lòng đường giữa xe cộ đông đúc qua lại.
Tại khu vực đường Phạm Ngũ Lão cũng diễn ra cảnh tương tự. Nhiều khu vực vỉa hè bị “bức tường” xe máy chiếm dụng nên người dân và du khách phải đi xuống lòng đường.
“Vỉa hè ở đây bị chiếm dụng lâu lắm rồi. Buổi tối mỗi lần đi bộ qua khu vực này để ra công viên tập thể dục là nơm nớp lo sợ bị xe tông vì đi dưới lòng đường. Đối với tôi, vỉa hè cho người đi bộ là một điều gì đó xa xỉ vì ngày nào tôi cũng đi dưới lòng đường”, chị Nguyễn Thị Thắm ngụ quận 1, nói.
“Cuoc chien” gianh lai via he o quan 1: Pho Tay “bat kha xam pham“-Hinh-2
 Vỉa hè khu vực đường Bùi Viện bị chiếm dụng. Trong chiều nay, lực lượng chức năng phường Phạm Ngũ Lão ra quân nhắc nhở các hộ kinh doanh không lấn chiếm vỉa hè. Tuy nhiên, sau khi đoàn đi qua, vỉa hè lại bị chiếm dụng như cũ.
Trong sáng 23/2, ông Hải dẫn đoàn kiểm tra lập lại trật tự đô thị tại quận trung tâm Sài Gòn giống như “Singapore thu nhỏ”. Một xe ô tô biển xanh đậu lấn chiếm vỉa hè đã bị xe cẩu kéo đi, ngoài ra nhiều phương tiện ô tô biển trắng cũng bị lập biên bản và kéo về trụ sở vì lấn chiếm lòng lề đường. Trước đó, trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, ông Hải đã chỉ đạo lập biên bản 5 trường hợp xe công vụ đậu sai quy định.
Ngoài ra, UBND quận 1 đã tháo dỡ nhiều công trình lấn chiếm vỉa hè như bồn hoa, trụ ATM của Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận và xử phạt hàng trăm trường hợp đậu xe lấn chiếm lòng lề đường
Để lấy lại vỉa hè cho người đi bộ, lập lại trật tự đô thị tại quận trung tâm Sài Gòn giống, Phó chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải tuyên bố không ngại "đụng chạm" và sẽ "cởi áo về vườn" nếu làm không hiệu quả”.
“Cuoc chien” gianh lai via he o quan 1: Pho Tay “bat kha xam pham“-Hinh-3
 
“Cuoc chien” gianh lai via he o quan 1: Pho Tay “bat kha xam pham“-Hinh-4
 Xe máy dựng cả trên vỉa hè và cả dưới lòng đường
“Cuoc chien” gianh lai via he o quan 1: Pho Tay “bat kha xam pham“-Hinh-5
Vỉa hè đường Phạm Ngũ Lão cũng bị chiếm dụng thành nơi bán nước giải khát 
“Cuoc chien” gianh lai via he o quan 1: Pho Tay “bat kha xam pham“-Hinh-6
 Các hộ kinh doanh bày bàn ghế hết vỉa hè. Phần đường dành cho người đi bộ dường như là một điều quá “xa xỉ”.
“Cuoc chien” gianh lai via he o quan 1: Pho Tay “bat kha xam pham“-Hinh-7
Lực lượng chức năng phường Phạm Ngũ Lão nhắc nhở các hộ kinh doanh không nên chiếm vỉa hè trên đường Đề Thám. 
“Cuoc chien” gianh lai via he o quan 1: Pho Tay “bat kha xam pham“-Hinh-8
 
“Cuoc chien” gianh lai via he o quan 1: Pho Tay “bat kha xam pham“-Hinh-9
 Không có lối đi trên vỉa hè, người dân phải đi dưới lòng đường.
“Cuoc chien” gianh lai via he o quan 1: Pho Tay “bat kha xam pham“-Hinh-10
 Khu vực đường Cống Quỳnh, quận 1, vỉa hè cũng “không còn”
“Cuoc chien” gianh lai via he o quan 1: Pho Tay “bat kha xam pham“-Hinh-11
 Đường Phạm Hồng Thái, vỉa hè cũng thành bãi giữ xe
“Cuoc chien” gianh lai via he o quan 1: Pho Tay “bat kha xam pham“-Hinh-12
Bãi giữ xe trên đường Tôn Thất Hiệp gần phố đi bộ Nguyễn Huệ cũng chiếm hết vỉa hè. 

Cẩu xe sang, linh vật gà khổng lồ ở Sài Gòn về đồn

Tối 26/2, tiếp tục chiến dịch "đòi lại vỉa hè" cho người đi bộ, Phó chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải cùng CSGT, trật tự đô thị… đã mạnh tay xử lý nhiều vi phạm lấn chiếm vỉa hè. 

Cẩu xe sang, linh vật gà khổng lồ ở Sài Gòn về đồn
Cau xe sang, linh vat ga khong lo o Sai Gon ve don
Tối 26/2, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND quận 1 tiếp tục trực tiếp dẫn đầu đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra, xử phạt các trường hợp lấn chiếm vỉa hè.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.