Chiến đấu cơ Su-35S không được sản xuất tại Trung Quốc

(Kiến Thức) - Một nguồn tin quân sự tiết lộ bên lề triển lãm MAKS 2015 rằng, Nga sẽ bàn giao tất cả chiến đấu cơ Su-35S cho Trung Quốc được lắp ráp hoàn chỉnh.

Trao đổi với hãng thông tấn Tass hôm 25/8, nguồn tin này xác nhận rằng, phía Nga không có bất cứ kế hoạch nào về việc sản xuất các chiến đấu cơ Su-35S ở Trung Quốc dưới hình thức chuyển giao giấy phép.
Chien dau co Su-35S khong duoc san xuat tai Trung Quoc
Xưởng sản xuất tiêm kích Su-35S.
“Cho tới nay, không có bất cứ kế hoạch nào về việc sản xuất Su-35S ở Trung Quốc dưới dạng cấp phép cả. Tất cả máy bay loại này sẽ được chuyển giao từ Nga”, nguồn tin này nói.
Trước đó, nhiều báo đưa tin rằng, có khả năng một số tiêm kích Su-35S sẽ được lắp ráp ở Trung Quốc. Tuy nhiên, cho tới nay, mọi thông tin chi tiết về việc này đều chưa rõ ràng. Và theo nguồn tin ngoại giao quân sự thì tất cả lô Su-35S mà Nga sắp bàn giao cho Trung Quốc đều ở dưới hình thức lắp ráp hoàn chỉnh.
Sukhoi-35 là máy bay tiêm kích hạng nặng, tầm xa đa nhiệm thuộc thế hệ 4++. Nó có thể cùng một lúc theo dõi 30 mục tiêu và phát hiện đối phương ở khoảng cách 400km.

Tại sao tiêm kích Su-35S không có cánh mũi?

(Kiến Thức) - Trên mẫu Su-27M (được coi là Su-35 đời đầu) người Nga đã đưa thiết kế cánh mũi (canard) lên, nhưng ở phiên bản chính thức sử dụng Su-35S lại không có kiểu cánh này.

Trong ngành hàng không, canard - cánh mũi (tiếng Pháp của từ vịt) là một dạng cánh cố định trên khung máy bay. Đây là một loại cánh giống với cánh đuôi nhưng lại ở trước cánh chính của máy bay chứ không ở đằng sau như những máy bay truyền thống, hay khi thêm một phận nhỏ ở phía trước của cánh chính.
Cánh mũi xuất hiện trên nhiều dòng tiêm kích của Pháp, Anh, Nga.
 Cánh mũi xuất hiện trên nhiều dòng tiêm kích của Pháp, Anh, Nga.

Nhận diện 5 vũ khí Triều Tiên dọa Mỹ-Hàn run lập cập

(Kiến Thức) - Vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, tên lửa đạn đạo...là những vũ khí Triều Tiên khiến Mỹ, Hàn luôn dè chừng.

Nhan dien 5 vu khi Trieu Tien doa My-Han run lap cap
Vũ khí hạt nhân: được xem là nhân tố quan trọng nhất trong kho vũ khí chiến lược của Quân đội Triều Tiên và đây cũng được xem là quân bài chiến lược của Triều Tiên trước mọi mối đe dọa từ bên ngoài tác động đến nước này. Triều Tiên chính thức sở hữu vũ khí hạt nhân vào năm 2006, mặc dù nước này luôn chịu sự hạn chế về mặt công nghệ do lệnh cấm vận từ Mỹ trong một thời gian dài. 

Tin mới