Chiêm ngưỡng mưa sao băng đẹp nhất năm 2016 vào cuối tuần

Dự kiến, khoảng đêm 12, rạng sáng ngày 13/8, Việt Nam sẽ được chiêm ngưỡng trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm.

Chiêm ngưỡng mưa sao băng đẹp nhất năm 2016 vào cuối tuần
Vào cuối tuần này, người yêu thiên văn học Việt Nam sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng cơn mưa sao băng sáng nhất và đẹp nhất trong năm. Đặc biệt, năm nay, mưa sao băng Perseids được dự đoán là sẽ “tuyệt vời” nhất từ trước đến nay.
Chiem nguong mua sao bang dep nhat nam 2016 vao cuoi tuan
Ảnh minh họa. 
Dự kiến, khoảng đêm 12 - rạng sáng ngày 13/8, Việt Nam sẽ được chiêm ngưỡng trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm.
Ông Bill Cooke, đại diện Văn phòng Môi trường thiên thạch NASA cho biết: “Dự báo, mưa sao băng Perseids năm nay sẽ là một sự bùng nổ với số lượng nhiều gấp đôi các năm trước vào đêm 11, rạng sáng 12/8 (theo giờ Mỹ). Trong điều kiện hoàn hảo, có khả năng sẽ có 200 sao băng vụt bay trên bầu trời mỗi giờ”.
Perseids là cơn mưa sao băng diễn ra vào tháng 8 hàng năm khi Trái Đất đi xuyên qua phần đuôi gồm những mảnh vỡ do một ngôi sao chổi cổ để lại. Sự “bùng nổ” cuối cùng của Perseids là vào năm 2009, cách đây 7 năm trước.
Tuy nhiên, mặc dù lên tới đỉnh điểm vào đêm 11, rạng sáng 12/8, song sao băng sẽ rơi rải rác vào những ngày trước và sau đó.
Tại Việt Nam, người xem có thể chiêm ngưỡng Perseids vào khoảng đêm 12, rạng sáng 13/8. Với đợt mưa sao băng này, người xem không cần bất cứ thiết bị đặc biệt gì để theo dõi, ngoại trừ một bầu trời lặng mây và sự kiên nhẫn.
Điều kiện để xem sao băng tốt nhất là ở các vùng nông thôn xa ánh đèn đường. Nếu không thể ra khỏi thành phố, địa điểm lý tưởng nhất để ngắm mưa sao băng là ở các công viên.
>>> Mời quý độc giả xem video Những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ (nguồn Youtube):

Có thể quan sát mưa sao băng Delta Aquarids hai ngày tới

Rạng sáng các ngày 28-29/7, người yêu thích thiên văn học Việt Nam có thể quan sát mưa sao băng Delta Aquarids.

Có thể quan sát mưa sao băng Delta Aquarids hai ngày tới

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn – Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam cho biết, thời gian lý tưởng nhất để quan sát hiện tượng mưa sao băng Delta Aquarids là từ 2h sáng cho tới lúc trước bình minh. Tuy nhiên, trận mưa sao băng này được đánh giá là không lớn, cực điểm chỉ đạt 15-20 vệt/giờ. Trong khi đó, thời gian cực điểm của hiện tượng lại rơi vào những đêm trăng sáng nên việc quan sát sẽ khó khăn hơn. Để quan sát hiện tượng này, người quan sát chỉ cần dùng mắt thường, không cần sự hỗ trợ của các dụng cụ thiên văn.

Co the quan sat mua sao bang Delta Aquarids hai ngay toi
 Vị trí chòm sao Aquarius – trung tâm của mưa sao băng Delta Aquarids.

Mưa sao băng là hiện tượng xảy ra khi Trái đất đi tới khu vực quĩ đạo có rất nhiều thiên thạch nhỏ. Những đám thiên thạch này thường là kết quả để lại của các sao Chổi khi chúng tới gần Mặt trời. Khi Trái đất lướt qua, lực hấp dẫn của nó kéo rất nhiều thiên thạch nhỏ lao vào khí quyển và bốc cháy, tạo thành những vệt sáng gọi là sao băng. 

Mưa sao băng Delta Aquarids được cho là kết quả để lại của sao chổi 96P Machholz - một sao chổi chu kì ngắn đã tới cận nhật lần gần đây nhất là vào năm 2012 và lần tới của nó sẽ là năm 2017. Trên thực tế, mưa sao băng này kéo dài từ giữa tháng 7 cho tới giữa hoặc gần cuối tháng 8. Vị trí trung tâm của hiện tượng này là chòm sao Aquarius.

Tới giữa tháng 8, một trận mưa sao băng khác có cường độ lớn nhất trong năm sẽ xuất hiện, đó là mưa sao băng Perseids.

Mưa sao băng đầu tiên năm 2016 đạt đỉnh rạng sáng mai

Đêm mùng 3, rạng sáng mùng 4/1, người yêu thích thiên văn ở Việt Nam và nhiều nước có cơ hội ngắm mưa sao băng đầu tiên trong năm nay.

Mưa sao băng đầu tiên năm 2016 đạt đỉnh rạng sáng mai
Quadrantid là trận mưa sao băng đầu tiên và rực rỡ nhất trong năm 2016. Ảnh minh họa: Discovery
Quadrantid là trận mưa sao băng đầu tiên và rực rỡ nhất trong năm 2016. Ảnh minh họa: Discovery 
Các nhà thiên văn học cho biết, đêm nay, trái đất sẽ đi qua khu vực đầy bụi do một ngôi sao chổi đã biến mất để lại. Những vật chất bị bỏ lại phía sau sao chổi sẽ bốc cháy khi lao vào khí quyển trái đất, tạo ra trận mưa sao băng lớn đầu tiên trong năm 2016. Nó được gọi là mưa sao băng Quadrantid, Vox đưa tin.

Phát hiện đôi sao lùn "quấn quýt" nhau trong vũ trụ

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học vừa phát hiện một đôi sao lùn quất quýt bên nhau trong không gian khiến giới thiên văn học thích thú.

Phát hiện đôi sao lùn "quấn quýt" nhau trong vũ trụ
Các nhà thiên văn học London vừa phát hiện ra một hệ thống sao đôi kỳ lạ gồm một sao lùn đỏ quay quanh một sao lùn trắng với tốc độ cực nhanh chỉ trong 1,97 phút và làm cho toàn bộ hệ thống năng lượng xung quanh phát ra nhiều tia bức xạ, cực tím, sóng âm gây nhiễu loạn nhất định.
Nguồn ảnh: Zeenews.
Nguồn ảnh: Zeenews. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới