Tác giả chính của công trình là Tom Nordheim, nhà khoa học nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA, Pasadena, California.
"Nếu chúng ta muốn hiểu những gì đang diễn ra trên bề mặt mặt trăng sao Mộc Europa và cách thức nó liên kết với đại dương bên dưới, chúng ta cần phải hiểu bức xạ trên mặt trăng này là như thế nào", Nordheim nói.
Nguồn ảnh: Phys. |
Sử dụng dữ liệu từ phi thuyền Voyager 1 của NASA, Nordheim và nhóm của ông nhìn kỹ vào các electron phun ra bề mặt của mặt trăng.
Họ phát hiện ra rằng liều bức xạ thay đổi theo vị trí. Bức xạ khắc nghiệt nhất tập trung ở các khu vực xung quanh đường xích đạo và bức xạ giảm xuống gần ở các cực của mặt trăng hơn.
Mời quý vị xem video: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mặt trăng nổ tung?
Tại các vùng bức xạ khắc nghiệt, tia bức xạ xuất hiện dưới dạng các hình bầu dục, được kết nối ở các đầu hẹp, bao phủ hơn một nửa mặt trăng.
Chris Paranicas, đồng tác giả của Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Johns Hopkins ở Laurel, Maryland cho biết: “Đây là dự đoán đầu tiên về mức độ bức xạ tại mỗi điểm trên bề mặt của Europa, và là thông tin quan trọng cho các sứ mệnh khám phá Europa trong tương lai”.