Chỉ một phép trừ đơn giản, “nghịch lý” trong vụ án ông Danh sẽ biến mất?

Luật sư Hải bày tỏ và cho rằng chỉ cần một phép toán đơn giản là lấy 6.100 tỷ trừ đi 4.500 tỷ thì nghịch lý trong vụ án Phạm Công Danh, Trầm Bê sẽ chấm dứt.

Chỉ một phép trừ đơn giản, “nghịch lý” trong vụ án ông Danh sẽ biến mất?
Ngày 29/11, phiên tòa xét xử bị cáo Phạm Công Danh tiếp tục phần đối đáp của luật sư với quan điểm luận tội của VKS đưa ra trước đó.
Bào chữa cho bị cáo Trầm Bê, luật sư Nguyễn Thị Mai Hồng cho rằng việc Trầm Bê và Phạm Công Danh quen nhau từ trước là bình thường, bởi cả hai cùng làm trong ngành ngân hàng. Đồng thời, ông Danh tìm ông Bê để vay tiền là vì ông Bê có thể phê duyệt hạn mức vay tới 1.800 tỷ đồng.
Theo luật sư Hồng, ông Bê chỉ đồng ý về chủ trương còn cấp dưới sẽ thẩm định và nếu các điều kiện không đảm bảo thì các công ty (của ông Danh - PV) sẽ không được phê duyệt cho vay.
Ngoài ra luật sư Hồng cho biết Sacombank không bị thiệt hại, nguyên Tổng giám đốc VNCB Phan Thành Mai cũng khai rằng ông Bê không biết mục đích vay tiền của 6 công ty, do vậy ông Bê không phạm tội “Cố ý làm trái”.
Ông Danh và luật sư đề nghị HĐXX tuyên khấu trừ 4.500 tỷ và khoản thiệt hại hơn 6.100 tỷ tại VNCB.
 Ông Danh và luật sư đề nghị HĐXX tuyên khấu trừ 4.500 tỷ và khoản thiệt hại hơn 6.100 tỷ tại VNCB.
Trước đó, đối đáp về khoản tiền 4.500 tỷ (tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Xây dựng - VNCB), luật sư Trần Minh Hải (người bào chữa cho ông Danh) nhấn mạnh rằng cần khấu từ số tiền này vào khoản thiệt hại (6.100 tỷ) của VNCB.
Cũng theo luật sư, nếu ông Phạm Công Danh khởi kiện VNCB để đòi lại 4.500 tỷ như đề nghị của VKS thì trách nhiệm xác định sự thật đã được chuyển từ cơ quan tố tụng sang bị cáo và luật sư. Ông cho rằng đây là ngịch lý.
Luật sư Hải khẳng định rằng ông Danh không đòi tiền cho cá nhân mình, mà đòi thu hồi để trả về cho VNCB – đồng nghĩa với việc trả về cho nhà nước (VNCB đã được nhà nước mua lại với giá 0 đồng).
Vị luật sư còn lập luận cho biết ông Danh vay tiền theo chính yêu cầu tăng vốn của NHNN, tuy nhiên khi tiền về thì không nằm trong túi ông Danh, mà thực tế VNCB mới là nơi nắm giữ và sử dụng số tiền này.
“4.500 tỷ từ chỗ rất mờ nhạt, đến nay ai cũng đã rõ về bản chất, vấn đề là giải quyết làm sao cho khách quan, toàn diện” – luật sư Hải bày tỏ và cho rằng chỉ cần một phép toán đơn giản là lấy 6.100 tỷ trừ đi 4.500 tỷ thì nghịch lý trong vụ án sẽ chấm dứt.
Theo điều tra, nhóm ông Danh đã nộp 4.500 tỷ để tăng vốn cho VNCB nhưng sau đó không được chấp nhận, tuy nhiên hiện nay đại diện CB cho rằng số tiền này đã…“hoà vào dòng tiền chung” nên không thể xác định được.
Liên quan đến quan điểm của VKS cho rằng 3 ngân hàng (BIDV, Sacombank, TPBank) phải hoàn trả 6.100 tỷ cho VNCB, luật sư Nguyễn Huy Thiệp (bảo vệ quyền lợi cho BIDV) tiếp tục đưa ra luận điểm phản đối.
Theo ông, ba ngân hàng không phải là người phạm tội cũng không phải là chủ thể chiếm đoạt hay sử dụng trái phép tài sản của VNCB nên không phải chịu trách nhiệm.
“Lỗi của các cá nhân ở VNCB, họ phải chịu trách nhiệm trực tiếp với VNCB. BIDV đã thực hiện cho vay và thu hồi nợ vay theo đúng quy định pháp luật như đã nêu trên” – luật sư Thiệp cho hay.
Theo ông quan điểm của VKS về việc bồi thường nói trên không thật sự thuyết phục, không đúng với sự thật khách quan và mang tính suy diễn theo hướng bất lợi cho các ngân hàng cho vay và có lợi cho VNCB (nay là CB).
Ông Danh và các đồng phạm ở VNCB gây thiệt hại cho VNCB thì họ phải bồi thường, không thể đổ lỗi và bắt các ngân hàng cho vay chịu trách nhiệm thay cho Phạm Công Danh. Cách giải quyết này sẽ gây hệ lụy không nhỏ đối với ngành ngân hàng” – luật sư Thiệp nói, đồng thời nhấn mạnh rằng nếu HĐXX chấp nhận đề nghị của VKS sẽ trở thành một “tiền lệ xấu”.

VKS đề nghị Phạm Công Danh 20 năm tù, Trầm Bê 5-6 năm tù

(Kiến Thức) - VKSND đề nghị HĐXX TAND TPHCM xử phạt bị cáo Phạm Công Danh 20 năm tù, tổng hình phạt phúc thẩm hình sự ở phiên tòa trước là 30 năm tù. Bị cáo Trầm Bê bị đề nghị mức án 5-6 năm tù.

VKS đề nghị Phạm Công Danh 20 năm tù, Trầm Bê 5-6 năm tù
Sau 2 tuần xét xử, sáng nay 22/1, phiên tòa xét xử đại án Phạm Công Danh, Trầm Bê trong vụ án xảy ra tại ngân hàng Xây Dựng VNCB liên quan tới nhiều ngân hàng lớn tiếp tục với phần VKS đề nghị mức án. 
Theo đó, VKS đề nghị: 

- Bị cáo Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT ngân hàng VNCB) bị VKS đề nghị mức án 20 năm tù. Cộng với bản án tổng hợp 30 năm tù Danh bị tuyên trong giai đoạn 1 của vụ án. Tổng hợp hình phạt bị cáo Danh phải chấp hành là 30 năm tù.

Bị cáo Trầm Bê, nguyên Phó chủ tịch HĐQT Sacombank kiêm Chủ tịch hội đồng tín dụng Sacombank) từ 5-6 năm tù.

Phan Thành Mai, (nguyên Tổng giám đốc VNCB) từ 13-15 năm tù.

Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn) từ 11 đến 13 năm tù.

Bị cáo Phan Huy Khang (nguyên Tổng giám đốc Sacombank) từ 4-5 năm tù.

 
Với các bị cáo là lãnh đạo Ngân hàng liên quan, đại diện Viện kiểm sát đề nghị bị cáo Đặng Thị Bích Thủy, từ 6-7 năm tù.
Trong khi đó bị cáo Đinh Việt Cường, bị đề nghị mức án từ 6-7 năm tù.
Với các bị cáo thuộc ngân hàng BIDV, Viện kiểm sát đề nghị bị cáo Hoàng Long Hà (nguyên phó giám đốc BIDV chi nhánh Gia Định, nay là BIDV chi nhánh Tây Đô) 3 năm tù cho hưởng án treo.
Bị cáo Nguyễn Ngọc Sơn (nguyên Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp 1, BIDV Chi nhánh Gia Định) bị đề nghị mức án từ 2-3 năm tù, đề nghị cho hưởng án treo.
Các bị cáo còn lại được tuyên cải tạo không giam giữ, từ 2-3 năm tù (cho hưởng án treo) đến 4-5 năm tù.
Về nghĩa vụ dân sự trong vụ án, đại diện VKS cho biết quá trình điều tra, Viện KSND tối cao đã đề nghị thu hồi hơn 6.000 tỉ đồng từ các ngân hàng BIDV, Sacombank...để trả lại cho VNCB.
Tại cáo trạng, Viện KSND tối cao cũng tiếp tục đề nghị HĐXX làm rõ các vấn đề này.
Đại diện Viện KSND TP. HCM giữ quyền công tố tại tòa tiếp tục đề nghị HĐXX tuyên thu hồi số tiền hơn 6.000 tỉ đồng từ 3 ngân hàng nêu trên để trả lại cho VNCB.
Theo đại diện cơ quan công tố tại phiên tòa, diễn biến phiên tòa và qua chứng cứ, hồ sơ cho thấy, trong quá trình điều hành VNCB, ông Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch VNCB) và đồng phạm có nhiều hành vi sai phạm gây thất thoát cho VNCB hơn 6.126 tỷ đồng.
Hành vi của ông Danh và các đồng phạm thể hiện, từ việc ông Phạm Công Danh cần tiền sử dụng vào mục đích cá nhân, ông Danh đã chỉ đạo cấp dưới sử dụng 29 Cty do ông Danh thành lập, hoặc mượn pháp nhân, rồi lập hồ sơ khống, vay 3 ngân hàng gây thiệt hại trên 6.126 ỷ đồng.
Các ngân hàng Sacombank, BIDV...đã thu hồi toàn bộ số tiền nợ từ VNCB, tuy nhiên hành vi của các cá nhân liên quan đã cấu thành tội “Cố ý làm trái…”, đang được xét xử, nhằm làm rõ trách nhiệm của từng người liên quan.
Công tố viên cũng cho rằng, qua những ngày thẩm vấn tại phiên tòa, đã làm rõ hành vi, động cơ những bị cáo gây ra. Vì vậy cần đưa ra bản án nghiêm minh, sẽ tăng sự đồng thuận của nhân dân.

Xét xử Phạm Công Danh: Làm giám đốc công ty "ma" chỉ vì miếng cơm

(Kiến Thức) - Bào chữa cho một trong 19 giám đốc công ty "ma" do Phạm Công Danh lập ra, Luật sư cho rằng thân chủ Phạm Việt Thép chỉ vì "miếng cơm manh áo" nên đã thực hiện hành vi sai phạm.

Xét xử Phạm Công Danh: Làm giám đốc công ty "ma" chỉ vì miếng cơm
Sáng nay (23/1), TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), Sacombank, BIDV... với phần luật sư tranh luận các quan điểm luận tội của VKS.
Đáng chú ý là phần trình bày của luật sư Phạm Công Hùng (nguyên thẩm phán TAND Tối cao), bảo vệ cho bị cáo Phạm Việt Thép. 
Bị cáo Thép là một trong 19 bị cáo nguyên là giám đốc các công ty "ma" do ông Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch VNCB) lập ra. Thép được ông Danh thuê và trả lương từ 5-10 triệu đồng/tháng.
Luật sư Phạm Công Hùng (nguyên thẩm phán TAND Tối cáo) bảo vệ cho bị cáo Phạm Việt Thép - nguyên Giám đốc Công ty An Phát.
 Luật sư Phạm Công Hùng (nguyên thẩm phán TAND Tối cáo) bảo vệ cho bị cáo Phạm Việt Thép - nguyên Giám đốc Công ty An Phát. 

Các giám đốc công ty “ma” của Phạm Công Danh òa khóc giữa Tòa

(Kiến Thức) - Trong phần tự bào chữa, các bị cáo nguyên là giám đốc công ty “ma” do Phạm Công Danh lập ra đồng loạt bật khóc, trình bày hoàn cảnh khó khăn mong HĐXX giảm nhẹ mức án. 

Các giám đốc công ty “ma” của Phạm Công Danh òa khóc giữa Tòa
Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê sáng nay (24/1) tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư cho giám đốc công ty “ma” của Phạm Công Danh lập ra.
Bào chữa cho thân chủ, hầu hết các luật sư cho rằng, các bị cáo chấp nhận làm giám đốc một phần cũng vì tin tưởng Thiên Thanh là tập đoàn lớn có nhiều nhà hàng, khách sạn sang trọng nên hết sức tin tưởng.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.