Châu Âu “tiếp tay” Trung Quốc sản xuất máy bay đặc biệt

(Kiến Thức) - Công ty hàng không Áo sẽ "bắt tay" với Trung Quốc phát triển máy bay phục vụ cho nhiệm vụ tác chiến đặc biệt như trinh sát điện tử.

Tạp chí quân sự Jane’s đưa tin hôm 25/11 cho hay, công ty sản xuất các thiết bị quốc phòng của Trung Quốc (CETC) và công ty công nghiệp hàng không Diamond của Áo sẽ cùng nhau hợp tác phát triển một mẫu máy bay cánh quạt phục vụ cho các nhiệm vụ tác chiến đặc biệt, dựa trên nền tảng máy bay cánh quạt đa năng DA42 MPP do Diamond phát triển.
Được biết, mẫu máy bay đặc biệt không chỉ được sản xuất phục vụ cho nhu cầu nội địa của Trung Quốc mà còn dành cho thị trường xuất khẩu. Mô hình của mẫu máy bay này cũng được giới thiệu ở triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2014 tại Trung Quốc, diễn ra từ ngày 11/11-16/11.
Chau Au “tiep tay” Trung Quoc san xuat may bay dac biet
 Mô hình của máy bay cánh quạt đa năng DA42 MPP được trưng bày tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2014.
Theo CETC, một công ty hàng không trực thuộc CETC sẽ đảm nhiệm việc sản xuất mẫu máy bay trên, bao gồm cả việc lắp đặt các trang thiết bị điện tử hàng không trên máy bay. Các hệ thống điện tử trên cũng có thể được sửa đổi tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.
Mẫu máy bay cánh quạt hạng nhẹ đa năng DA42 MPP Guardian có chiều dài 8,7m với sải cánh hơn 13,4m, được thiết kế để có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Bên cạnh đó nó còn có khả năng hoạt động ở những khu vực có đường băng ngắn, với phi hành đoàn từ 2 cho đến 4 người cùng hàng hóa.
CETC còn cho biết, phiên bản DA42 MPP Guardian nội địa của Trung Quốc sẽ được sản xuất với nhiều biến thể khác nhau, trong đó nổi bật nhất là biến thể máy bay tuần tra trên biển MPA. Nó được trang bị các hệ thống trinh sát quan hồng ngoại trên biển tiên tiến, đi kèm với đó là hệ thống radar giám sát và hệ thống nhận dạng tự động AIS.
Một biến thể DA42 khác của Trung Quốc có tên gọi là ELINT với nhiệm vụ chính là trinh sát điện tử cũng được đánh giá khá cao.
Phát biểu với Jane’s tại Chu Hải, Phó Tổng Giám đốc kiêm kỹ sư cao cấp của CETC – ông Hong Yuning cho biết, những nguyên mẫu đầu tiên của mẫu máy bay cánh quạt hạng nhẹ đa năng DA42 Guardian sẽ được trang bị các thiết bị hàng không do bên thứ ba cung cấp, nhưng trong tương lai các thiết bị trên đều sẽ được phía Trung Quốc tự sản xuất.
Chau Au “tiep tay” Trung Quoc san xuat may bay dac biet-Hinh-2
 Trung Quốc dự tính sẽ sản xuất DA42 với nhiều biến thể khác nhau.
Ông Hong còn cho biết thêm rằng, DA42 MPP Guardian sẽ được sản xuất tại một nhà máy chế tạo máy bay tại thành phố Vu Hồ, nằm ở phía nam tỉnh An Huyc. Và là một phần của công ty hàng không liên doanh giữa CETC và công ty công nghiệp hàng không Diamond. Bên cạnh đó nhà máy trên cũng sẽ là nơi sản xuất mẫu máy bay dân sự hai chỗ ngồi DV20E Katana phục vụ cho thị trường xuất khẩu.
Được biết công ty hàng không liên doanh trên được phía Trung Quốc và Diamond của Áo thành lập vào cuối năm 2013. Theo kế hoạch thì nhà máy chế tạo máy bay trên sẽ đi vào hoạt động chính thức vào năm 2015 và sẽ cho ra mắt sản phẩm đầu tiên vào năm 2016, với sản lượng ước tính tầm 400 chiếc máy bay mỗi năm. Ngoài ra các động cơ phản lực cánh quạt AE300 dành cho mẫu máy bay DA42 cũng sẽ được sản xuất tại nhà máy này theo giấy phép chuyển nhượng của công ty chuyên sản xuất động cơ Austro Engine của Áo.

Lôi ra ánh sáng siêu tàu hậu cần mới của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Khả năng cao Trung Quốc đang gấp rút đóng tàu hậu cần cỡ 30.000 tấn để phục vụ chiến đấu cho biên đội tàu sân bay Liêu Ninh.

Tạp chí Jane’s đưa tin, nhà máy đóng tàu quốc tế Quảng Châu (GSI) đang dần hoàn thiện tàu hậu cần cỡ lớn cho Hải quân Trung Quốc. Dựa trên những bức ảnh chụp khu vực cầu cảng của GSI cho thấy tàu hậu cần trên đã được hạ thủy.
Được biết tàu hậu cần lớn nhất của Trung Quốc hiện nay là các tàu thuộc lớp Type 903/Fuchi (4 chiếc đang phục vụ). Hai tàu đầu tiên được Trung Quốc đưa vào trang bị vào năm 2004, và hai tàu còn lại được đưa vào biên chế vào năm 2013. Tuy nhiên hai tàu tiếp theo lại là biến thể nâng cấp Type 903A với lượng giãn nước lên tới 23.000 tấn.

Dạo quanh cửa hàng bán súng tại Nga

(Kiến Thức) - Người dân Nga có thể mang theo súng đã được cấp giấy phép để “tự vệ” sau khi chính phủ nới nỏng luật sử dụng súng.

Ngày 18/11, chính phủ Nga đã thông qua luật sửa đổi kiểm soát và quản lý súng, nới nỏng các hạn chế về sở hữu súng. Trong ảnh là một người dân thành phố Rostov của Nga đang kiểm tra một khẩu AK-47 tại cửa hàng súng.
Ngày 18/11, chính phủ Nga đã thông qua luật sửa đổi kiểm soát và quản lý súng, nới nỏng các hạn chế về sở hữu súng. Trong ảnh  là một người dân thành phố Rostov của Nga đang kiểm tra một khẩu AK-47 tại cửa hàng súng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới