Chất vấn BT Tư pháp: Số tiền thiệt hại vụ Huyền Như đi đâu?

(Kiến Thức) - ĐB Đỗ Văn Đương (TP HCM) nêu vấn đề, vụ Huyền Như gây thiệt hại tới 4.000 tỷ đồng, nhưng thu hồi tài sản chỉ dưới 10%. Vậy phần lớn kia đi đâu?

Mở đầu phiên chất vấn sáng nay 12/6, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường sẽ được QH dành 40 phút thời gian còn lại để tập trung làm rõ về hơn 300 văn bản sai quy định
Trước đó, vào cuối phiên chất vấn chiều qua, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng lưu ý Bộ trưởng Hà Hùng Cường làm rõ hơn về 312 văn bản bản chưa bảo đảm về chất lượng, thiếu tính khả thi, không bảo đảm thống nhất, đồng bộ, thậm chí có dấu hiệu không hợp hiến, hợp pháp như ĐB nêu bởi đây là vấn đề nghiêm trọng mà Bộ trưởng chưa trả lời kỹ.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường.
 Bộ trưởng Hà Hùng Cường. 
Bộ trưởng Hà Hùng Cường tiếp tục nhận được hàng loạt câu hỏi của các ĐB QH, trong đó 5 ĐB chất vấn cuối cùng là ĐB Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ), ĐB Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long), ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM), ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) và ĐB Nguyễn Bá Thuyền sẽ nhận được câu trả lời trong sáng nay.
Trong đó, là người nêu chất vấn cuối cùng, ĐB Nguyễn Bá Thuyền đưa ra câu hỏi Bộ trưởng có nghĩ đến việc sẽ đề xuất với Chính phủ mở rộng quyền làm chủ của người dân để họ được khởi kiện các văn bản sai quy định?
ĐB Đỗ Văn Đương (TP HCM) cho rằng cử tri hoan nghênh thời gian qua đưa đã đưa ra xét xử nhiều đại án về kinh tế. Riêng vụ Huyền Như gây thiệt hại tới 4.000 tỷ đồng. Nhưng cử tri rất buồn về thu hồi tài sản trong những vụ án này rất thấp, chỉ khoảng dưới 10%. Vậy phần lớn kia đi đâu? Phải chăng cứ đi tù là xong?
Trả lời câu hỏi của các đại biểu, Bộ trưởng Hà Hùng Cường làm rõ thêm về việc ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật.
Bộ trưởng Cường nói: “Trước tiên, về số liệu kết quả kiểm tra văn bản, có ĐB lấy từ số liệu trong báo cáo của CP số 126 ngày 12/5/2014. Theo đó từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến hết 30/4/2014, trong tổng số 1574 văn bản được kiểm tra,, Bộ Tư pháp phát hiện 312 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, chiếm khoảng 0,5%. Trong số này có 54 văn bản sai về nội dung.
Cũng có ĐB lấy số liệu từ báo cáo số 132 của Bộ Tư pháp. Theo báo cáo này, tính từ tháng 10/2013 đến 30/4/2014, Bộ phát hiện 79 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật.
Đây đều là những số liệu thống nhất nhưng kỳ báo cáo có khác nhau.
Về tình hình xử lý, trong số 54 văn bản sai về nội dung theo báo cáo của Chính phủ, sau khi Bộ Tư pháp trao đổi, có 19 văn bản được các cơ quan soạn thảo sửa ngay như TT số 24/2013 của Bộ GD-ĐT quy định thêm một số đối tượng được ưu tiên cộng điểm… do không còn phù hợp với thực tiễn.
Sau khi Hiến pháp có hiệu lực, đất nước chuyển sang giai đoạn mới về nhà nước pháp quyền, tiếp tục để có các văn bản có dấu hiệu trái pháp luật thì không thể chấp nhận được, mặc dù số lượng chiếm tỷ lệ không cao. Cũng cần phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm theo Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ. Tới đây hàng tháng Bộ đều có báo cáo tình hình kiểm tra văn bản để Chính phủ xem xét, cho ý kiến.
Trả lời chất vấn của ĐB Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ) về làm rõ thêm kết quả thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ mà QH giao về thi hành án dân sự theo NQ 37, Bộ trưởng Cường cho biết có 2 chỉ tiêu chủ yếu mà QH giao là bảo đảm chính xác, đúng pháp luật trong xác minh, phân loại việc và tiền có điều kiện thi hành và chưa có điều kiệnk thi hành. Hai là trên cơ sở phân loại án đó, chỉ tiêu phải thi hành xong 88% về việc và 77% về tiền.
“Căn cứ vào kết quả thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2014 và sự phục hồi dân của nền kinh tế, sự ấm lại của thị trường bất động sản, chúng tôi tin tưởng rằng năm 2014 sẽ đạt được chỉ tiêu QH giao”, Bộ trưởng Cường nói.

Quốc hội Việt Nam có thêm chức danh Tổng thư ký

Dự thảo Luật quy định chức danh Tổng thư ký Quốc hội thay cho Đoàn thư ký kỳ họp hiện nay. Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu.

Theo Chủ nhiệm VP Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, mô hình này đã có từ trước, nay là tái lập lại, đây chính là hòa nhập sâu với thế giới. Mô hình này là chung của thế giới, còn nội hàm thì mỗi nước khác nhau.

Sáng nay, 15/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) họp cho ý kiến về dự thảo Luật tổ chức Quốc hội. Theo ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội thì Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 11/2013) có những sửa đổi, bổ sung quan trọng về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội nên yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật tổ chức Quốc hội cho phù hợp.

Dự thảo Luật quy định đại biểu Quốc hội không quá 500 người.
Dự thảo Luật quy định đại biểu Quốc hội không quá 500 người. 
Một số quy định của Luật hiện hành về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội còn quá chung, tính khả thi còn thấp, như việc trình dự án luật, kiến nghị về luật của đại biểu Quốc hội, việc đưa ra để cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng, việc bỏ phiếu tín nhiệm, việc tổ chức trưng cầu ý dân...

Dự thảo Luật quy định chức danh Tổng thư ký Quốc hội thay thế cho Đoàn thư ký kỳ họp hiện nay. Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, giúp cho Tổng thư ký Quốc hội có các Ủy viên thư ký. Tổng thư ký Quốc hội là người phát ngôn của Quốc hội, có nhiệm vụ tham mưu dự kiến chương trình, kế hoạch và chỉ đạo tổ chức phục vụ các kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cuộc họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức, đồng thời là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội.

Theo ông Phan Trung Lý, việc lập chức danh Tổng thư ký Quốc hội thực chất là sắp xếp, bố trí lại công việc cho hợp lý hơn; tổ chức của Văn phòng Quốc hội không thay đổi, không kéo theo việc tăng tổ chức và nhân sự, bảo đảm gắn kết giữa các bộ phận của bộ máy giúp việc để phục vụ tốt hơn hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Mô hình này cũng tương tự như mô hình tổ chức bộ máy giúp việc nghị viện của nhiều nước trên thế giới.

Theo ông Nguyễn Đức Hiền - Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội, quy định Tổng thư ký là mới nhưng nội hàm chưa có gì cả, cần phải xem xét thêm. Tuy nhiên theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thì mô hình này đã có từ trước nay là tái lập lại, đây chính là hòa nhập sâu với thế giới. Mô hình này là chung của thế giới, còn nội hàm thì mỗi nước khác nhau.

Góp cho ý Điều 33 cho dự thảo Luật việc quy định công dân có thể tham dự các kỳ họp công khai của Quốc hội, ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội đặt câu hỏi liệu quy định trên là tiến bộ nhưng vấn đề liệu có thực hiện được không. Cũng cho ý kiến về Điều 33, ông Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội cho rằng dùng từ khách mời tham dự kỳ họp quốc hội là không phù hợp. "Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, thành viên Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước được mời dự các kỳ họp Quốc hội đều do Quốc hội bầu, dùng từ khách nghe xa lạ quá" - ông Hiển nêu quan điểm.

Về quy định công dân tham dự các kỳ họp công khai của Quốc hội, ông Hiển cho rằng tham dự là được quyền phát biểu, có ý kiến, nên dùng từ dự khán, để theo dõi như vậy sẽ phù hợp hơn.

Chủ tịch Quốc hội: Tình hình Biển Đông đang phức tạp, khó lường

(Kiến Thức) - Kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa XIII vừa khai mạc lúc 9h tại Hội trường Bộ Quốc phòng với nhiều nội dung quan trọng được báo cáo trong ngày đầu làm việc. 

Tại phiên khai mạc, sau phần phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Quốc hội sẽ nghe Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2014.

Sau đó, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Dự kiến tổng thời gian làm việc là 28 ngày.

Đọc nhiều nhất

Tin mới