Chất vấn Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh giải pháp hiện thực hóa “lời hứa“

Phần tranh luận của các đại biểu tại phiên chất vấn muốn Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh làm rõ hơn nữa những giải pháp, và việc hiện thực hóa lời hứa của Bộ trưởng sau chất vấn.

Sáng 4/6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp 7 với nhóm vấn đề đầu tiên thuộc lĩnh vực tài nguyên – môi trường.
Chất vấn giải pháp cụ thể, mong Bộ trưởng hiện thực hóa lời hứa
Trao đổi bên hành lang Quốc hội sau phiên chất vấn buổi sáng, PGS.TS Chu Hồi (đoàn Hải Phòng), nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho hay, trong 4 nhóm được chọn để Quốc hội chất vấn lần này, tài nguyên và môi trường là lĩnh vực được chất vấn đầu tiên cho thấy đây là lĩnh vực nóng, được người dân cả nước quan tâm.
Chat van Bo truong Dang Quoc Khanh giai phap hien thuc hoa “loi hua“
 PGS.TS Chu Hồi (đoàn Hải Phòng), nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Ảnh: Mai Loan.
Trong phiên chất vấn, đã có hơn trăm người đăng ký, tỷ lệ tranh luận tương đối lớn, cho thấy nhu cầu muốn một câu trả lời thỏa đáng, sát tình hình thực tiễn hơn nữa của các đại biểu Quốc hội từ phía trưởng ngành tài nguyên và môi trường.
Đại biểu Chu Hồi đánh giá, phiên chất vấn đã thể hiện tinh thần cởi mở, thoải mái, thẳng thắn, có tương tác hai chiều, điều này rất quan trọng, cần tiếp tục phát huy ở các phiên tiếp theo.
Về phần trả lời của Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, theo đại biểu Chu Hồi, đã thể hiện sự nắm chắc vấn đề, tương đối bao quát những vấn đề của ngành, bám sát câu hỏi đại biểu của trưởng ngành tài nguyên và môi trường. Cơ bản các câu hỏi đã được lý giải bằng những giải pháp.
Phần tranh luận của các đại biểu thể hiện mong muốn làm rõ hơn những giải pháp để sau chất vấn có hành động cụ thể hơn, hiện thực hóa được lời hứa của Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh.
Đánh giá về câu hỏi chất vấn của các đại biểu, trong đó đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) nêu vấn đề làm sao để việc khai thác tài nguyên mà không làm suy thoái hệ sinh thái biển, đại biểu Quốc hội Chu Hồi cho hay, tài nguyên môi trường biển, đang bị suy kiệt theo thời gian. Nguyên nhân có cả chủ quan và khách quan, đặc biệt là do biến đổi khí hậu.
Thực tế, biển đang tiếp tục bị đầu độc bởi các nguồn ô nhiễm khác nhau, trong đó có rác thải nhựa (70% từ đất liền). Khai thác tài nguyên có tác động rất lớn tới môi trường, trong đó có việc khai thác cát ở những vùng cửa sông.
Vấn đề cát biển cũng được nhiều đại biểu quan tâm. Đại biểu Chu Hồi cho hay, khi chúng ta làm các công trình, muối thường tạo ra độ ẩm tại chỗ, ảnh hưởng tới công trình. Trên thế giới, khi sử dụng bùn cát mặn này thì phải có biện pháp khử muối. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn với khối lượng lớn, nếu kiếm soát không tốt, quy trình khử muối không được tuân thủ, các công trình của chúng ta vẫn bị nhiễm mặn như các đại biểu đã phản ánh.
Đánh giá cao phần đầu chất vấn, trả lời chất vấn
Trao đổi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho hay, các vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn tập trung vào 3 nội dung là: An toàn khai thác khoáng sản biển, Đảm bảo môi trường biển và Khai thác khoáng sản. Cả ba nội dung hỏi rất tập trung.
Chat van Bo truong Dang Quoc Khanh giai phap hien thuc hoa “loi hua“-Hinh-2
 Đại biểu Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. 
Có những câu hỏi liên quan Bộ, ngành khác, như an ninh nguồn nước có an toàn hồ đập là của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; vận hành các hồ thủy điện của Bộ Công Thương... cũng cơ bản giải đáp được các băn khoăn của đại biểu.
Riêng phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, theo đại biểu Nguyễn Quang Huân đánh giá rất tập trung. Đã có nhiều vấn đề nóng đặt ra. Một số vấn đề chưa rõ, các đại biểu chất vấn lại.
Ông Huân cho biết, ông đã đưa câu hỏi tranh luận để Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra giải pháp về dòng chảy. Cụ thể là yêu cầu các hồ thủy điện xả nước để đảm bảo tưới tiêu. Có giải pháp như thế sẽ hài hòa. Bên cạnh đó còn có giải pháp di dời ống hút.
“Cách đây mấy chục năm đặt ống hút gần bờ. Trong quá trình giám sát của Ủy ban Khoa học công nghệ môi trường của Quốc hội vào năm 2022, các nhà máy thủ điện như Sơn La sẵn sàng đầu tư 300 – 400 tỷ đồng nếu được phép để hỗ trợ ngành nông nghiệp di dời ống hút ra xa. Nếu giải pháp được áp dụng thì chưa chắc chúng ta đã xả nước hồ thủy điện trong thời điểm đấy. Đồng thời giữ được an toàn về năng lượng”, đại biểu Nguyễn Quang Huân nói.
Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Quốc hội Chu Hồi đánh giá về phiên chất vấn của Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh tại Kỳ họp thứ 7, Quôc hội khóa XV. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Kỳ vọng vào tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Với 100% đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XV, cho thấy sự đồng thuận rất cao.

Chiều 20/5, với 475/475 đại biểu Quốc hội tham gia bỏ phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2025.
Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ: "Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng, trước Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân và Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó".

Kỳ vọng lớn lao của ĐBQH với Chủ tịch nước Tô Lâm

Các đại biểu Quốc hội bày tỏ kỳ vọng lớn lao trước những lời hứa trong phát biểu nhậm chức của Chủ tịch nước Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống bên hành lang Quốc hội ngay sau khi Quốc hội khóa XV bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho biết, cá nhân ông và cử tri rất kỳ vọng về việc bầu Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội tại Kỳ họp này.
Ky vong lon lao cua DBQH voi Chu tich nuoc To Lam
 Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) trao đổi với PV bên hành lang Quốc hội sáng 22/5. Ảnh: Mai Loan.

Đại biểu Quốc hội hiến giải pháp kiềm sự “nhảy múa” giá vàng

Các đại biểu cho rằng, cần sớm có sự chỉ đạo, tháo gỡ, bình ổn giá vàng, tránh tác động tiêu cực đến nền kinh tế, xáo động tâm lý của người dân.

Sáng 23/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận tại tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Thị trường vàng tác động tiêu cực tới nền kinh tế

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.