Chào các… cổng chào bạc tỉ!

Cái cổng chào ở Cần Thơ lùm xùm dư luận mấy hôm nay thiệt ra chỉ là một trong vô số cổng chào bạc tỉ khắp các tỉnh thành, quận huyện, làng xã… lâu nay.

Chào các… cổng chào bạc tỉ!
Mới đây, một làng ở Nghệ An làm cổng chào 4 tỉ có là gì khi năm ngoái, một tỉnh xây dựng một cổng chào chi phí hàng trăm tỉ, hoành tráng nhất nước; khi xây dựng cổng chào này, người ta sẵn sàng bẻ cong một đoạn quốc lộ.
Năm ngoái, cổng chào ở Hải Phòng chi phí 24 tỉ, sau gần 2 năm dầm mưa dãi nắng, hệ thống trang trí đèn chập chờn, hư hỏng nặng, thế là tháo dỡ toàn bộ. Trước đó vài năm, cổng chào ở Bình Dương 40 tỉ đưa vào sử dụng vài năm đã tơi tả quả cầu lóng lánh trên nóc cổng chào...
Có huyện nghèo miền núi ở Quảng Nam xây cổng chào cả tỉ vì "dân có nguyện vọng".
Cổng chào gây dư luận mấy ngày nay ở Cần Thơ - Ảnh: FB Chương May Mắn
Cổng chào gây dư luận mấy ngày nay ở Cần Thơ - Ảnh: FB Chương May Mắn 
Xã phường, làng xã còn đầy cổng chào thì nói chi tỉnh, thành, khu công nghiệp… Ngay trong tháng 12 này, một khu công nghiệp ở TP.HCM tổ chức một cuộc thi thiết kế cổng chào cho mình hẳn hoi; rồi tỉnh Thái Nguyên cũng công bố thiết kế cổng chào 15 tỉ.
Dư luận bàn tán về các cổng chào, từ thiết kế "màu mè" đến chi phí tốn kém cho hàng trăm, hàng ngàn cổng chào mọc nhan nhản khắp nơi trên cả nước trong khi nhiều người dân của chính địa phương xây dựng cổng chào còn khó khăn, thậm chí nghèo đói…
Dân mạng bàn từ nguồn gốc văn hóa cổng chào và cho là từ cái cổng làng xưa, còn hôm nay thì có vẻ mang tính "cát cứ địa phương". Và cả lý do... kinh tế: "Có làm mới có ăn"…
Một trang FB mang tên N.T.B.H nghĩ về bảng chào đơn giản của nước giàu nhất thế giới là Mỹ.
Ở những bảng này, chúng tôi thấy người ta hầu như chỉ có tấm bảng chỉ dẫn địa lý đặt gọn bên đường, lặng lẽ bên đường. Chi phí chắc chắn chỉ là cái móng tay, hột cát so với các cổng chào của ta lâu nay.
Vậy đó nhưng hữu ích biết bao nhiêu, câu chữ ngắn gọn, không làm phân tán sự chú ý của người qua lại – quá cần thiết trong thời buổi tai nạn giao thông hà rầm ở nước ta hôm nay.
Nói chi cho xa, ngay Sài Gòn trước đây, ở các cửa ngõ, cửa vô nội ô Sài Gòn (như cổng xe lửa số 6 - ngăn cách Phú Nhuận với quận 3; gần đường Bắc Hải – ranh giới Tân Bình với quận 10… chẳng hạn) cũng chỉ là những tấm bảng xanh, chữ trắng, rộng khoảng 1,5m x 2m ghi dòng chữ: "Đô thành Sài Gòn kính chào các bạn!".
Thế nhưng không phải không có những ý kiến bảo vệ và nói lý do cần có cổng chào: giới thiệu văn hóa địa phương, tạo ấn tượng cho du khách và tự hào cho bà con trong tỉnh thành, quận huyện, làng xã. Thêm nét đẹp văn hóa cho địa phương… Chi phí có là bao so với ngân sách địa phương, đó là chưa nói chi phí này là xã hội hóa, ngân sách không lo.
Cuộc tranh luận có lẽ chưa tới hồi kết, chưa có ai kết? Vậy có lẽ sẽ không lạ khi đi đâu chúng ta đã và sẽ còn gặp vô số cổng chào.
Chào năm 2018, chào các cổng chào!

Cận cảnh cổng tỉnh Quảng Ninh tốn hàng trăm tỷ vẫn bị chê "tơi bời"

(Kiến Thức) - Dù được đầu tư với số tiền lên đến 198 tỷ đồng nhưng từ khi thành dáng hình đến ngày thông xe, cổng tỉnh Quảng Ninh vẫn là đề tài bàn ra tán vào của dư luận.

Cận cảnh cổng tỉnh Quảng Ninh tốn hàng trăm tỷ vẫn bị chê "tơi bời"
Can canh cong tinh Quang Ninh ton hang tram ty van bi che "toi boi"
 Nằm trong dự án khu dừng nghỉ và giới thiệu sản phẩm du lịch Quảng Ninh, cụm biểu tượng số 1, Dự án Khu dừng nghỉ và giới thiệu sản phẩm du lịch Quảng Ninh (Dư luận thường gọi là cổng chào tỉnh Quảng Ninh) được kỳ vọng sẽ mang lại điểm nhấn văn hóa, du lịch mảnh đất Quảng Ninh như lời ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh đã phát biểu trong lễ khởi công dự án này vào ngày 28/2/2015 (khi đó ông Đọc là Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh) được một tờ báo đăng tải: "Đây là công trình văn hóa ấn tượng, đặc biệt, khác biệt, hiện đại và phản ánh được truyền thống văn hóa, lịch sử vùng đất Quảng Ninh, tâm linh non thiêng Yên Tử, kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long". Với ý nghĩa lớn lao như thế nên cụm biểu tượng này được đầu tư với chi phí vào loại "khủng" nhất Việt Nam, lên đến 198 tỷ đồng với 8 trụ chính có chiều cao tối đa 43m và trải dài 80m.
Can canh cong tinh Quang Ninh ton hang tram ty van bi che "toi boi"-Hinh-2
 Thế nhưng, khi vừa mới lộ diện dáng hình, cụm biểu tượng cổng tỉnh Quảng Ninh đã khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều. Bên cạnh những ý kiến khen kiến trúc cổng tỉnh độc đáo, có một không có hai trên thế giới, nhiều ý kiến khác lại cho rằng, những trụ sắt khổng lồ án ngữ ngay cửa vào tỉnh Quảng Ninh sẽ khiến người chứng kiến có cảm giác nặng nề hay "đó là sự phô trương, hào nhoáng không cần thiết", hoặc "tỉnh Quảng Ninh nên đầu tư nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hơn tập trung vào những công trình trăm tỷ mà chỉ là khối sắt thép khổng lồ, du khách cần những nụ cười Hạ Long, cần sự thân thiện hơn là sự hình thức"... Tất nhiên, mỗi người một quan điểm, một ý kiến nhưng cũng làm ảnh hưởng đến ý nghĩa mục đích mà chiếc cổng chào "khủng" nhất Việt Nam này sẽ mang đến khi hoàn thành.

Vụ ban công sập đè chết 3 người: “Họ không kịp la hét gì”

Nhân chứng kể lại vụ ban công sập đè chết 3 người ở Vũng Tàu: “Tôi lại gần nhìn thì thấy cảnh tượng như là họ đang ngồi nhổ tóc cho nhau...”.

Vụ ban công sập đè chết 3 người: “Họ không kịp la hét gì”

Khoảng 15h30 ngày 30/7, ban công của một ngôi nhà ở thôn 4, xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đổ sập, đã đè chết 3 người ngay tại chỗ và khiến 1 bé trai bị trọng thương.

Được biết, đây là căn nhà tình thương của bà V.T.B.Phượng, do Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và gia đình phối hợp xây dựng vào năm 2010. Ngoài bà Phượng, chị V.T.Đào (cháu bà Phượng) và bà H.T.K.Thoa (hàng xóm của bà Phượng) cũng thiệt mạng trong vụ việc này. Còn bé trai trọng thương có tên là Long (3 tuổi, con của chị Đào).

Vu ban cong sap de chet 3 nguoi: “Ho khong kip la het gi”
 Hiện trường vụ sập ban công khiến 3 người tử vong tại chỗ.

Theo bà Út Một (47 tuổi, hàng xóm cách nhà bà Phượng), lúc xảy ra vụ việc ban công sập đè chết 3 người, bà đang bán hủ tíu gần nhà nên nghe được âm thanh chói tai và chứng kiến toàn bộ diễn biến sau đó. Bà Út cũng là một trong hàng chục người tham gia cứu giúp các nạn nhân.

“Trời không có gió gì đâu mà tự nhiên nghe “ầm ầm ầm”. Lúc đầu, tôi cứ nghĩ xe ben chở đá đổ đụng vô nhà người ta, mà đụng xe là phải nghe cái “rầm” hay cái “chát” chứ không thể như vậy. Tôi nghe tiếng “ầm ầm” đó gần cổng chào thôn văn hóa nên kêu chồng tới kiểm tra”, bà Một kể.

Ngay sau âm thanh đó, bà Một cùng chồng nhanh chóng chạy lại hiện trường để xem chuyện gì vừa xảy ra. “Tôi lại gần nhìn thì thấy cảnh tưởng là họ đang ngồi nhổ tóc cho nhau, không may bị tấm bê tông nặng đè lên. Trời ơi! Họ chết tại chỗ mà không kịp la hét gì. Mới nhìn, tôi chưa biết đầu ai ra đầu ai, còn tưởng bị đứt đầu. Ông xã tôi lại dở mấy viên đá ra thì mới biết đầu không bị đứt”, bà Một nhớ lại trong nỗi ám ảnh.

Vu ban cong sap de chet 3 nguoi: “Ho khong kip la het gi”-Hinh-2
Người dân xung quanh đã huy động hàng chục người nâng tấm bê tông lên, đưa các nạn nhân ra ngoài. 

Người dân xung quanh đã huy động hàng chục người nâng tấm bê tông lên, đưa các nạn nhân ra ngoài.

Về tình trạng của cháu Long ngay sau khi ban công sập, bà Một cho biết, cháu Long khóc không ra tiếng. Tại hiện trường, một phần mông của cháu Long bị đè bởi tấm bê tông nặng, còn phần đầu bị rỉ máu do bị đá văng trúng.

“Người ta cố gắng kéo ra nhưng tôi kêu “trời ơi đừng có kéo, kéo lột da chết thẳng nhỏ giờ”. Sau đó, mọi người chạy đi tìm cây bẩy tấm bê tông lên rồi mới kéo bé ra ngoài, đưa đi cấp cứu. Lúc cứu ra, phần chân của cháu bị bầm dập, thấy thương lắm!”, bà Một xót xa.

Cũng tham gia trợ giúp các nạn nhân ngay từ đầu, ông Tư Đặng miêu tả cảnh tưởng lúc đó rất kinh khủng. Khi nhìn cảnh tưởng này, ông phải mất vài giây để định thần trước khi tin những gì trước mắt là sự thật.

“Chạy tới nơi tôi không tin những gì đang nhìn thấy là sự thật. Tôi ước tất cả những gì đang xảy ra chỉ là giấc mơ. Tấm bê tông nặng tới hơn chục người không nâng lên nỗi mà đè lên người họ thì sống thế nào...”, ông Tư Đặng bỏ lửng câu nói.

Toàn cảnh cơn bão số 10 càn quét miền Trung

(Kiến Thức) - Bão số 10 đổ bộ với sức gió giật cấp 14-15 đã khiến hàng nghìn ngôi nhà bị tốc mái, cây xanh gãy đổ và đặc biệt là đã có thương vong ở các tỉnh miền Trung.

Toàn cảnh cơn bão số 10 càn quét miền Trung

Clip toàn cảnh bão đổ bộ tại các tỉnh miền Trung: (Nguồn: VTC)

15h03: Trả lời VOV, ông Nguyễn Đức Hòa - Phó trưởng phòng Dự báo Hạn vừa và Hạn dài Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho hay, mưa do bão số 10 sẽ còn duy trì mạnh đến tận chiều tối nay, sau đó mưa cũng sẽ giảm dần từ đêm.

Ngày mai vẫn còn mưa tuy nhiên mức độ và cường độ sẽ giảm hơn. Tổng lượng mưa từ trưa nay đến hết ngày mai, dự kiến ở các tỉnh từ Trung bộ, đặc biệt là khu vực Bắc và Trung trung bộ sẽ có mưa lớn. Tổng lượng mưa từ 100 đến 150mm, một số nơi sẽ trên 200mm.

Với lượng mưa lớn như vậy, chúng tôi khuyến cáo người dân khả năng gây lũ quét và sạt lở đất là rất cao. Đặc biệt là ở các tỉnh vùng núi của phía Tây các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và có thể là Thừa Thiên Huế.

14h34: Sau khi càn quét các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Ba Đồn (Quảng Bình) và Hương Khê, Cẩm Xuân, Kỳ Anh (Hà Tĩnh), hiện tâm bão số 10 nằm sát biên giới Việt - Lào, sức gió giảm còn cấp 8-9 (tối đa 90 km/h).

14h25: Đến thời điểm này, ở Quảng Bình đã có 1 người chết, 6 người bị thương, 13 ngôi nhà sập hoàn toàn, 49.155 ngôi nhà bị tốc mái, 1.500 nhà bị ngập.

13h44: Tuy không nằm trong vùng tâm bão đi qua, nhưng Nghệ An vẫn chịu ảnh hưởng rất lớn từ cơn bão số 10. Tới thời điểm hiện tại, một số tuyến đê xung yếu đang có nguy cơ bị vỡ. Chính quyền cùng người dân đang tập trung gia cố đê.

 

Mời độc giả xem clip người dân gia cố đê sông Mai Giang: (Nguồn: Báo Nghệ An)

13h21: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn TW, lúc 13h chiều nay (15/9), vị trí tâm bão ở ngay trên khu vực các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 13-14.

Trong 3 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 20-25km/h.

Hà Tĩnh vẫn đang mưa lớn, gió to quật đổ nhiều cây xanh.
 Hà Tĩnh vẫn đang mưa lớn, gió to quật đổ nhiều cây xanh.

Theo đại diện Trung tâm khí tượng, với cường độ bão cũng như vùng mây bao phủ lớn, bão số 10 tan chậm. Người dân vùng tâm bão không nên ra đường trong chiều nay.

13h17: Mặc dù nằm cách xa vùng tâm bão, tuy nhiên sóng to gió lớn đã khiến hai tàu bị chìm ở Quảng Ninh. Rất may thuyền viên trên cả hai tàu đều thoát nạn.

Theo đó, khoảng 9 giờ sáng, tàu xi măng lưới thép dùng làm pông tông để sửa chữa máy cho các phương tiện tại khu vực cảng Cái Rồng của anh Hà Văn Quân (SN 1979, trú tại thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) đã bị chìm khi đang neo đậu. Thời điểm bị chìm trên tàu có 7 người sau đó đều được lực lượng cứu hộ cứu nạn kịp thời ứng cứu đưa vào bờ an toàn.

Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân ban đầu được cho là do gió to, sóng lớn khiến tàu bị va vào kè bê tông dẫn tới rạn nứt nước tràn vào trong làm tàu bị chìm.

Cảng vụ Quảng Ninh hướng dẫn các tàu du lịch di chuyển về nơi tránh trú an toàn.
 Cảng vụ Quảng Ninh hướng dẫn các tàu du lịch di chuyển về nơi tránh trú an toàn.

Cũng trong sáng nay, một tàu du lịch trên đường tránh bão đi qua khu vực cảng Cái Lân (Quảng Ninh) đã bị chìm, thời điểm xảy ra vụ việc trên tàu có ba thuyền viên. Ba thuyền viên sau đó cũng được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ an toàn.

Ông phạm Hồng Thắng giám đốc cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh cho biết, đến 8 giờ sáng nay đã dừng lệnh cấp phép rời bến đối với các tàu du lịch, toàn bộ 468 tàu du lịch đã di chuyển về nơi tránh trú. Riêng trường hợp hai tàu bị chìm rất may không gây thiệt hại về người các thuyền viên đều được lực lượng cứu hộ đưa vào bờ

12h40: Hiện tại, mưa bão vẫn đang hoành hành dữ dội tại Hà Tĩnh, trong khi các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An...sức gió giảm dần.

12h26: Theo báo Quảng Bình, do ảnh hưởng của bão số 10, ở đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 11, giật cấp 14; Cửa Việt (Quảng Trị) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gió mạnh cấp 8, giật cấp 13; Hoành Sơn (Hà Tĩnh) gió mạnh cấp 11, giật cấp 13 và Tp. Đồng Hới (Quảng Bình) gió giật cấp 12.

Gió bão khiến bảng hiệu cửa hàng Viettel tan tành.
 Gió bão khiến bảng hiệu cửa hàng Viettel tan tành.
 

12h12: Tại Thừa Thiên Huế, hiện đã có những thiệt hại ban đầu do bão số 10 khiến ông Ngô Văn Hiền (39 tuổi, trú tại thôn Lưu Hiền Hòa, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền) đi chăm sóc cây cao su trên đường về qua sông Ô Lâu bị nước cuốn, tử vong. Nạn nhân khác là cháu Nguyễn Thị Như Ý 03 tuổi, ở tại Phong Chương bị thương do lốc xoáy làm tốc mái nhà, ngói rơi vào đầu.

Cây cối gãy đổ trên một con đường ở TT-Huế. Nguồn: Infonet
 Cây cối gãy đổ trên một con đường ở TT-Huế. Nguồn: Infonet

Toàn tỉnh hiện có 260 nhà bị tốc mái, trong đó: Huyện Phong Điền 35 nhà (xã Phong Chương 35 nhà); Thị xã Hương Thủy 210 nhà (phường Thủy Phương 100 nhà, Thủy Dương 100 nhà, Thủy Thanh 10 nhà); thành phố Huế 15 nhà (An Đông 15 nhà). Về sản xuất, huyện Phú Vang có 63 ha nuôi trồng thủy sản hạ triều bị ngập. Sạt lở bờ biển dài khoảng 700m, sâu từ 5-10m, đoạn qua thôn Hải Thành, thị trấn Thuận An.

Một số tuyến tuyến đường Tôn Đức Thắng, Bà Triệu, Hùng Vương (thành phố Huế)... bị ngập úng từ 0,2 - 0,25m; nhiều cây xanh lâu năm trên địa bàn thành phố Huế và thị xã Hương Thủy bị gãy đổ.

11h52: Tổng Cục Đường bộ vừa có công văn khẩn gửi các nhà đầu tư dự án BOT đường bộ, theo đó Tổng cục yêu cầu thực hiện việc xả trạm khi có yêu cầu của QLĐB II để phục vụ di dân, các phương tiện đi tránh bão và vận tải hành khách, hàng hóa. (Xem chi tiết >> Ứng phó bão số 10, yêu cầu xả hàng loạt trạm BOT)

11h40: Theo TTDBKTTVTW, hồi 11 giờ trưa nay ngày 15/09, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ Kinh Đông, ngay trên vùng bờ biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 14-15.

Bão số 10 đã đổ bộ vào lúc 10-11h trưa nay với sức gió lớn. Nguồn: Nchmf
Bão số 10 đã đổ bộ vào lúc 10-11h trưa nay với sức gió lớn. Nguồn: Nchmf

Dự báo trong 06 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi sâu vào đất liền các tỉnh Hà Tĩnh đến Quảng Trị và suy yếu dần. Đến 16 giờ ngày 15/09, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,0 độ Vĩ Bắc; 105,6 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt - Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90 km/giờ), giật cấp 12.

Dự báo trong 06 đến 12 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau là một vùng áp thấp trên khu vực Thượng Lào.

Trong ngày và đêm nay, ở các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Nghệ An tiếp tục có mưa to đến rất to (100-200mm, riêng Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có nơi trên 300mm).

Từ trưa nay đến hết ngày 16/09, ở Thanh Hóa, các tỉnh Nam đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình và Sơn La có mưa vừa, mưa to đến rất to (50-150mm, có nơi trên 200mm).

11h32: Trưa ngày 15/9, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Lê Đình Sơn đã có mặt cùng đoàn công tác chỉ đạo ứng phó bão số 10 tại xã Kỳ Xuân (Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Chỉ đạo cấp ủy chính quyền địa phương tiếp tục rà soát vùng nguy hiểm di rời dân, Bí thư Lê Đình Sơn nhấn mạnh: “Tính mạng con người là quan trọng nhất. Chính quyền cũng như người dân tuyệt đối không được chủ quan".

 

Tại Hà Tĩnh, người dân phát hiện anh anh Trần Văn Lập (SN 1987, trú tại thôn Thành Hải, xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã tử vong tại nhà hàng Cúc Bổng ở Khu du lịch Xuân Thành. Nguyên nhân do anh Lập bị trượt chân ngã khi kiểm tra công tác ứng phó với bão tại khu vực nhà hàng.

11h21: Hiện nay, các đoàn tàu Bắc - Nam đã phải dừng lại tại ga Vinh và Huế để tránh bão. Tổng Cty Đường sắt vừa cho hay, hầu hết nhân sự thuộc Ban Giám đốc Tổng Cty đã vào “trực chiến” tại Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Sáng nay, Chủ tịch Đường sắt Việt Nam cũng đã vào miền Trung để chỉ đạo công tác chạy tàu cũng như khắc phục các sự cố trên hệ thống đường ray, đến nay chưa thiệt hại nào được báo về.

Sóng biển dữ dội tại bờ biển Quảng Trị sáng nay. Nguồn ảnh: infonet
 Sóng biển dữ dội tại bờ biển Quảng Trị sáng nay. Nguồn ảnh: infonet

11h19: Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đến 8 giờ sáng nay (15/9), 4 tàu đánh cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị sóng đánh chìm khi đang trên đường tránh bão số 10.

11h12: Vietnam Airlines hủy 12 chuyến bay do ảnh hưởng của bão số 10

Trưa 15/9, Vietnam Airlines (VNA) thông báo do ảnh hưởng của cơn bão số 10 (có tên quốc tế là Doksuri) hãng đã hủy 12 chuyến bay trên các đường bay giữa Hà Nội/TP.HCM – Vinh/Đồng Hới/Thanh Hóa (VN 1264/65, 1266/67, 1268/69, 1714/15, 7400/01, 1270/71)

Các sân bay Đà Nẵng, Huế sẽ được VNA khai thác lại sau 14h ngày 15/9. Tại các sân bay Đồng Hới (Quảng Bình), Vinh (Nghệ An), Thọ Xuân (Thanh Hóa), VNA sẽ tiếp tục không khai thác đến hết ngày 15/9.

11h10: Theo Tiền Phong, 10h28 phút sáng nay tại Hà Tĩnh, sóng biển dâng cao tràn sâu vào trong đất liền, uy hiếp tới nhà cửa của người dân các xã ven biển.

Còn tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh, gió giật ở đây được ghi nhật đạt cấp 14-15, khiến hàng trăm nhà dân bị tốc mái.

Nước biển tràn vào khu dân cư. Nguồn ảnh: Tiền Phong
 Nước biển tràn vào khu dân cư. Nguồn ảnh: Tiền Phong

11h06: Theo Zing, một khu rừng cao su của gần 700 hộ dân ở huyện Cam Lộ, Quảng Trị đã bị bão đánh đổ hơn 30% diện tích.

10h45: Ảnh hưởng bước đầu do bão gây ra tại Hà Tĩnh.

- Tại huyện Cẩm Xuyên: Hiện nay trên địa bàn 4 thôn Hải Bắc, Hải Nam, Xuân Nam, Xuân Bắc xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên đã bị ngập 800 nhà dân, nước đã dâng lên 20cm và tiếp tục dâng cao do ảnh hưởng của bão.

Trung tâm TP Hà Tĩnh mưa nặng hạt, cây đổ ngổn ngang. Nguồn ảnh: Báo Khám Phá
 Trung tâm TP Hà Tĩnh mưa nặng hạt, cây đổ ngổn ngang. Nguồn ảnh: Báo Khám Phá

- Tại thị xã Kỳ Anh: Xã Kỳ Thịnh tốc mái 02 phòng học trường mầm non; 2 cột điện bị đổ gãy; xã Kỳ Hà làm tốc mái nhà bưu điện, trường mầm non và 7 nhà dân.

10h40: Vietnamnet dẫn lời ông Phạm Văn Đức, cán bộ Cảng vụ Hà Tĩnh đang có mặt tại Trung tâm điều hành Cảng vụ Sơn Dương cho hay, qua kiểm tra thiết bị đo gió của công ty Formosa, hiện vùng biển Sơn Dương gió đã giật tới cấp 12, dao động khoảng 25-30m/s. Đặc biệt có những thời điểm lên tới 40m/s, tương đương sức gió cấp 14.

Sóng đánh cao hơn 10m tại Thiên Cầm, Hà Tĩnh.
 Sóng đánh cao hơn 10m tại Thiên Cầm, Hà Tĩnh.

10h33: Tại Hà Tĩnh, Lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh đang trực tiếp chỉ đạo ứng phó bão số 10.

Ảnh dân sơ tán đến nơi an toàn ở xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Ảnh: Phan Tấn Linh, Giám đốc Sở Thông tin truyền thông Hà Tĩnh.
 Ảnh dân sơ tán đến nơi an toàn ở xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Ảnh: Phan Tấn Linh, Giám đốc Sở Thông tin truyền thông Hà Tĩnh. 

Ở thị xã Kỳ Anh, thời điểm hiện tại có gió giật cấp 11, cấp 12, mưa rất to, toàn bộ thị xã đã mất điện, công tác sơ tán hơn 1.200 hộ dân ở 7 xã ven biển đã được hoàn tất.

Tại huyện Lộc Hà đã di dời xong 2.688 hộ dân với 11 nghìn nhân khẩu ven biển về nơi an toàn.

Huyện Cẩm Xuyên cũng đã sơ tán 3.652 hộ dân.

10h31: Theo thông tin của báo Quảng Bình, cổng chào bằng sắt trên đường Lý Thường Kiệt, TP Đồng Hới đã bị đổ sập trong mưa bão. Nhiều cây xanh, biển quảng cáo cũng bị thổi tung, nhiều tuyến phố bị ngập úng.

Cổng chào bằng sắt bị sập.
 Cổng chào bằng sắt bị sập.

10h09: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quảng Bình, tình hình hiện tại gió bão ở Quảng Bình rất mạnh. Ghi nhận lúc 9h30 tại TP Đồng Hời, gió bão giật cấp 12, mưa lớn 100-150mm, có nơi tới 200mm.

Quang cảnh chợ Đồng Hới tan tác sáng nay.
 Quang cảnh chợ Đồng Hới tan tác sáng nay.

10h02: Ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho hay, tâm bão đang cách Đèo Ngang khoảng 40km, khu vực này đang bị ảnh hưởng rất lớn từ cơn bão. Mưa lớn tại khu vực này sẽ kéo dài đến đêm nay (15/9).

Ảnh vệ tinh tâm bão số 10. Nguồn: Nchmf
 Ảnh vệ tinh tâm bão số 10. Nguồn: Nchmf

10h: Theo thông báo từ SGD UBND TP Đà Nẵng, để phòng tránh cơn bão số 10, từ chiều nay 15/9 tất cả các học sinh, sinh viên toàn thành phố được nghỉ học.

Trời Đà Nẵng cả sáng nay sầm sì, có mưa, biển động, tuy nhiên không ít người vẫn ra chơi biển bất chấp nguy hiểm có thể xảy ra khi bão về. Nguồn: camera.0511
 Trời Đà Nẵng cả sáng nay sầm sì, có mưa, biển động, tuy nhiên không ít người vẫn ra chơi biển bất chấp nguy hiểm có thể xảy ra khi bão về. Nguồn: camera.0511

Trước đó, tại Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, các sở GD&ĐT gửi công điện khẩn cho học sinh nghỉ học để phòng chống bão lũ. Các đơn vị, trường học cần thường xuyên giữ liên lạc qua nhiều kênh thông tin (điện thoại cố định, di động, email, tin nhắn, thông báo bằng loa đài, thông báo bằng miệng…) để giúp phụ huynh, sinh viên, học sinh kịp thời nắm bắt thông tin, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cơn bão gây ra.

9h48: Theo Tiền Phong, bắt đầu từ sáng nay, tỉnh Quảng Bình sơ tán người dân tại các vùng xung yếu, cửa sông, ven biển đến nơi an toàn. UBND tỉnh Quảng Bình giao việc sơ tán dân cho UBND các huyện chủ động và phải hoàn thành trước 12 giờ trưa nay, trước khi bão đổ bộ vào bờ.

Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Bình, đến 8h sáng nay (15/9), tỉnh đã tổ chức di dời 6.420 hộ với 21.117 nhân khẩu trên tổng số 11.738 hộ với 43.239 nhân khẩu dự kiến cần phải di dời.

Mời độc giả xem clip tình hình mưa bão tại Đồng Hới, Quảng Bình: (Nguồn: Facebook Nguyễn Tiến Thành)

9h41: Theo Phòng dự báo Đài KTTV Bắc Trung Bộ cho biết, lúc 9h15 phút sáng nay, vào lúc 8h sáng 15/9, bão số 10 đã nằm trên vùng ven biển các tỉnh Nghệ An - Quảng Trị. Sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 15.

9h30: Ghi nhận tại Vĩnh Linh, Quảng Trị lúc này trời có mưa rất to, gió lớn. 

Mời độc giả xem clip của anh Le Song Quan tại Vĩnh Linh, Quảng Trị lúc này: 

9h24: Ghi nhận tại Hà Tĩnh, lúc nãy do ảnh hưởng của bão, gió lớn, trời mưa rất to gây ngập úng ở một số đoạn đường lớn. 

Mưa to mù trời tại Hà Tĩnh sáng nay.
 Mưa to mù trời tại Hà Tĩnh sáng nay.
Nhiều tuyến phố lớn rơi vào tình trạng ngập úng.
Nhiều tuyến phố lớn rơi vào tình trạng ngập úng.  

Mời độc giả xem clip tình hình mưa bão tại Hà Tĩnh sáng nay: 

9h17: Theo ghi nhận của Báo Nghệ An, trước giờ bão đổ bộ vào đất liền, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh có mưa to, gió lớn. Khu vực biển Cửa Lò, Cửa Hội, biển động rất mạnh.

Biển cửa Hội sáng nay. Nguồn ảnh: Báo Nghệ An
 Biển cửa Hội sáng nay. Nguồn ảnh: Báo Nghệ An
Mời độc giả xem clip biển động dữ dội tại cửa Hội, Nghệ An: (Nguồn: Báo Nghệ An)

9h11: Hoãn mọi cuộc họp không cần thiết để tập trung chống bão số 10

Thủ tướng vừa có Công điện về việc triển khai các biện pháp khẩn cấp ứng phó bão số 10 năm 2017.

Công điện nêu rõ đây là cơn bão rất mạnh, diễn biến của bão còn phức tạp, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến và đề phòng bão đổ bộ vào bờ sớm hơn dự báo.

Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương có liên quan hoãn các cuộc họp chưa thật sự cần thiết để tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó với bão.

9h06: Tại thành phố Đồng Hới, Quảng Bình, gió đã mạnh từ 6h sáng, cây cối đổ, chắn ngang nhiều tuyến đường, mưa lớn gây ngập lụt làm giao thông tê liệt, mất điện.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.