Chanh leo uống sai cách dễ trở thành “thuốc độc”

Chanh leo thích hợp để giải nhiệt cơ thể trong ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, với đặc tính của chanh leo thì việc ăn không đúng cách sẽ rất bất lợi cho sức khỏe.

Chanh leo uống sai cách dễ trở thành “thuốc độc”
Uống nước chanh leo mùa hè không chỉ thơm mát mà còn cung cấp năng lượng đáng kể cho cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chanh leo có giá trị dinh dưỡng cao cung cấp nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể như vitamin B1, B2, B3, chất xơ, protein, khoáng chất, canxi, phốt pho, sắt, carotene và các acid tự do. Ngoài ra, dưỡng chất polyphenol và carotenoid dồi dào trong chanh dây là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư.
Chanh leo uong sai cach de tro thanh “thuoc doc”
Ảnh minh họa 

Mặc dù nhiều công dụng nhưng đối với chanh leo không phải ai cũng thích hợp, đặc biệt uống nhiều sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh.

Các chuyên gia khuyến cáo, chanh leo chỉ dùng 1-2 quả/ngày thì có lợi, còn nếu dùng với số lượng nhiều và thường xuyên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa, dạ dày và ảnh hưởng đến hoạt động của gan, thận.

Một trong những biểu hiện của việc dùng quá nhiều chanh leo gây tác dụng phụ như: mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt và loạn nhịp tim…

Dưới đây là 5 điều cần tránh khi sử dụng chanh leo:

Chanh leo uong sai cach de tro thanh “thuoc doc”-Hinh-2
Ảnh minh họa 
 
Không dùng khi mắc bệnh dạ dày
Chanh leo là một trong những loại trái cây có nhiều tính axit nhất. Theo lương y Vũ Quốc Trung, bệnh nhân mắc bệnh dạ dày không được tùy tiện ăn uống những thực phẩm có tính axit. Vậy nên người mắc bệnh dạ dày uống nước chanh leo có thể làm bệnh trầm trọng hơn.
Không dùng khi cơ địa bị dị ứng
Theo chuyên gia, trong chanh leo có chứa các chất dễ gây dị ứng, nổi mề đay, khó thở, phù mạch… nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm tính mạng. Do đó, người có cơ địa dị ứng tốt nhất không nên dùng, hoặc nếu muốn nhất định phải tham khảo ý kiến chuyên gia.
Không dùng khi đang uống thuốc
Các chất trong chanh leo có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc an thần và thuốc kháng histamine hoặc một số thảo dược... Nó còn khiến tăng nguy cơ chảy máu vì tương tác với thuốc chống đông. Vì vậy chú ý không sử dụng chanh leo khi đang dùng các loại thuốc trên.
Không nên pha đặc, nhiều đường
Chuyên gia khuyên, tốt nhất là bạn chỉ nên uống không quá 2 cốc mỗi ngày. Khi uống, nước chanh leo cần được pha loãng chứ không nên uống quá đặc để đảm bảo tính giải khát. Với người khỏe mạnh, mỗi ngày bạn có thể pha 2 đến 3 quả chanh leo cho 2 cốc nước và không cho quá nhiều đường.
Không ăn chanh leo cả hạt
Màng nhầy bám vào hạt chanh leo chứa nhiều chất xơ và dinh dưỡng, nhưng hạt chanh leo thì không hề chứa một loại dưỡng chất nào, hơn nữa nó còn là vật liệu cứng khó tiêu hóa nên nếu nuốt vào cơ thể có thể đem lại gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa của bạn. Những hạt này nếu vô tình rơi vào túi thừa của ruột già sẽ khiến bạn bị viêm ruột thừa hoặc viêm túi thừa ruột già.

8 thói quen “xấu” được khoa học chứng minh là tốt

(Kiến Thức) - Nhiều thói quen xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn. Nhưng ở chừng mực nào đó, những thói quen "xấu" dưới đây lại được khoa học chứng minh là tốt.

8 thói quen “xấu” được khoa học chứng minh là tốt
8 thoi quen “xau” duoc khoa hoc chung minh la tot
1. Lo lắng
Dành cả ngày trăn trở về một vấn đề sẽ chẳng giúp được gì cho bạn, thậm chí còn làm hại tới sức khỏe. Tuy vậy một khảo sát năm 2017 đã chứng minh rằng lo lắng một chút lại có thể dẫn đến những tác động tích cực. Điển hình, khi bạn thấy một vụ tai nạn giao thông, sự lo lắng sẽ giúp bạn cẩn trọng hơn, lái xe một cách từ tốn.  

Những thói quen xấu của cha mẹ cực ảnh hưởng tới con cái

Tự phê bình trước mặt con, sử dụng nhiều tiện ích hay cãi vã là những thói quen xấu cha mẹ cần loại bỏ để tránh ảnh hưởng tới con cái.

Những thói quen xấu của cha mẹ cực ảnh hưởng tới con cái
Nhung thoi quen xau cua cha me cuc anh huong toi con cai
Tự phê bình trước mặt con: Nhiều bậc cha mẹ có thói quen tự phê bình, chỉ trích bản thân trước mặt con cái về ngoại hình, công việc. Đây là thói quen xấu. Bởi theo các chuyên gia, những đứa trẻ thường xuyên phải nghe bố mẹ “chê” bản thân sẽ có nguy cơ phát triển các bệnh lý trầm cảm hay rối loạn tiêu hóa, ăn uống… 

Những thói quen tưởng chừng rất vệ sinh nhưng lại âm thầm gây hại

Những thói quen dưới đây được chúng ta thường xuyên thực hiện vì nghĩ rằng chúng vô hại, nhưng thực tế lại không hề tốt cho sức khỏe

Những thói quen tưởng chừng rất vệ sinh nhưng lại âm thầm gây hại

Rửa tay bằng nước nóng

Chúng ta thường nghĩ rằng rửa tay bằng nước nóng sẽ giúp diệt vi khuẩn sạch sẽ hơn. Nhưng thực tế theo một số nghiên cứu, việc tăng nhiệt độ của nước không ảnh hưởng đến quá trình diệt trừ vi khuẩn như ta nhầm tưởng. Những nghiên cứu này chỉ ra rằng thời gian chúng ta rửa tay mới là yếu tố quyết định việc loại bỏ vi khuẩn có hiệu quả hay không. Thời gian lý tưởng để loại bỏ vi khuẩn triệt để là từ 25-30 giây.

Bên cạnh đó, thói quen rửa tay quá thường xuyên bằng nước nóng có thể gây kích ứng, ngứa rát da và tăng nguy cơ viêm da.

Sử dụng máy sấy tay

Máy sấy khô là một thiết bị khá phổ biến ở những nơi công cộng. Chúng ta thường nghĩ rằng chúng vệ sinh vì không ai đụng tay vào.

Nhung thoi quen tuong chung rat ve sinh nhung lai am tham gay hai
 
Thực chất, theo đường khí thổi ra từ máy có rất nhiều vi khuẩn có thể xâm nhập vào da và thậm chí là phổi. Cách tốt hơn để làm khô tay nơi công cộng là sử dụng khăn giấy.
Ngâm bát đũa trong bồn rửa
Việc ngâm bát đũa bẩn trong bồn rửa tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Những vi khuẩn này bám lại bồn rửa, nơi bạn thường vệ sinh rau củ, thịt, cá… Bạn nên thường xuyên rửa bồn không chỉ sau khi rửa bát mà còn sau khi vệ sinh các loại thực phẩm tươi sống.
Tái sử dụng những túi đựng đồ ăn
Bạn có lẽ sẽ thắc mắc vì sao thói quen này lại không an toàn. Đồ ăn, nhất là đồ ăn sống, mua từ chợ có thể chứa vi khuẩn trước khi được rửa sạch. Đó là lý do bạn không nên dùng lại những túi ni lông đựng thức ăn trước chế biến vì vẫn còn vi khuẩn bám lại trong túi.
Nhung thoi quen tuong chung rat ve sinh nhung lai am tham gay hai-Hinh-2
 

Thái thịt và rau chung một chiếc thớt

Hành động này tạo điều kiện cho sự nhiễm khuẩn chéo giữa 2 loại thực phẩm. Nước từ rau và thịt rỉ ra ngấm vào thớt tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

Vì vậy, rau củ và thịt cá cần được chế biến trên những chiếc thớt khác nhau.

Uống cà phê từ máy pha chế nơi công sở

Phần chứa nước bên trong máy có thể chứa nhiều vi khuẩn, không chỉ là miệng vòi. Hãy nhắc người phụ trách vệ sinh chiếc máy này trong công ty nên vệ sinh bằng giấm ăn. Nếu không, thường xuyên rửa kĩ với nước hoặc xà phòng để tránh vi khuẩn tích tụ lâu này và sinh trưởng.

Trữ quần áo mùa đông trong túi giặt là một thời gian dài

Khi trời vừa hết lạnh, ta thường có xu hướng cất quần áo mùa đông vào túi giặt là để chờ mang đi giặt qua một thời gian dài. Điều mà chúng ta không để ý là những quần áo này từng tiếp xúc với mũi và miệng của chúng ta trong mùa đông. Nên dự trữ và mang đi giặt sau mỗi 2 tuần để vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi.

Rã đông ở nhiệt độ phòng

Để thịt cá đông lạnh trong bếp chờ tan đá là một thói quen thường thấy ở hầu hết các nơi. Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị sản phẩm, đồng thời vi khuẩn có cơ hội phát triển. Chúng ta được khuyến khích đặt những thức ăn từ ngăn đá xuống ngăn mát có nhiệt độ thấp hơn để chờ đông, tuy tốn nhiều thời gian nhưng vệ sinh hơn cách thông thường.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.