Chân dung hai nhà khoa học đoạt giải Nobel Y sinh 2023

Chân dung hai nhà khoa học đoạt giải Nobel Y sinh 2023

Hai nhà khoa học Katalin Karikó và Drew Weissman mới nhận Giải Nobel Y sinh năm 2023 nhờ công trình nghiên cứu về vắc xin mRNA hiệu quả phòng bệnh COVID-19. Họ đều là Giáo sư, Tiến sĩ nổi tiếng ở Mỹ trong nghiên cứu vắc xin.

Ngày 2/10, Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm, Thụy Điển công bố giải Nobel Y sinh năm 2023 thuộc về hai  nhà khoa học là Katalin Karikó và Drew Weissman với công trình nghiên cứu về công nghệ mRNA trong sản xuất vắc xin ngừa COVID-19.
Ngày 2/10, Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm, Thụy Điển công bố giải Nobel Y sinh năm 2023 thuộc về hai nhà khoa học là Katalin Karikó và Drew Weissman với công trình nghiên cứu về công nghệ mRNA trong sản xuất vắc xin ngừa COVID-19.
Với việc giành giải Nobel Y sinh 2023, hai nhà khoa học Karikó và Weissman sẽ nhận giấy chứng nhận, huy chương Nobel và tấm séc trị giá 1 triệu USD từ Vua Carl XVI Gustaf của Thụy Điển. Lễ trao giải sẽ được long trọng tổ chức tại Stockholm vào ngày 10/12.
Với việc giành giải Nobel Y sinh 2023, hai nhà khoa học Karikó và Weissman sẽ nhận giấy chứng nhận, huy chương Nobel và tấm séc trị giá 1 triệu USD từ Vua Carl XVI Gustaf của Thụy Điển. Lễ trao giải sẽ được long trọng tổ chức tại Stockholm vào ngày 10/12.
Những nghiên cứu của nhà khoa học Katalin Karikó và Drew Weissman liên quan đến việc sửa đổi nucleoside cơ sở cho phép phát triển vắc xin mRNA hiệu quả chống lại đại dịch COVID-19.
Những nghiên cứu của nhà khoa học Katalin Karikó và Drew Weissman liên quan đến việc sửa đổi nucleoside cơ sở cho phép phát triển vắc xin mRNA hiệu quả chống lại đại dịch COVID-19.
Ủy ban Giải thưởng Nobel cho biết, hai nhà khoa học Karikó và Weissman đã công bố kết quả nghiên cứu về việc biến đổi nucleoside có thể giữ mRNA trong tầm kiểm soát của hệ thống miễn dịch trong một bài báo năm 2005.
Ủy ban Giải thưởng Nobel cho biết, hai nhà khoa học Karikó và Weissman đã công bố kết quả nghiên cứu về việc biến đổi nucleoside có thể giữ mRNA trong tầm kiểm soát của hệ thống miễn dịch trong một bài báo năm 2005.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nghiên cứu của họ ít được chú ý. Dù vậy, kết quả nghiên cứu của hai nhà khoa học Karikó và Weissman sau đó đã mở đường cho sự ra đời của vắc xin Pfizer và Moderna giúp nhân loại từng bước đẩy lùi đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nghiên cứu của họ ít được chú ý. Dù vậy, kết quả nghiên cứu của hai nhà khoa học Karikó và Weissman sau đó đã mở đường cho sự ra đời của vắc xin Pfizer và Moderna giúp nhân loại từng bước đẩy lùi đại dịch COVID-19.
Ngoài ứng dụng trong việc phát triển vắc xin COVID-19, công nghệ mRNA còn dự kiến có thể được sử dụng trong việc chế tạo ra các loại vắc xin khác trong tương lai cũng như có thể được sử dụng để cung cấp các protein trị liệu và điều trị một số loại ung thư.
Ngoài ứng dụng trong việc phát triển vắc xin COVID-19, công nghệ mRNA còn dự kiến có thể được sử dụng trong việc chế tạo ra các loại vắc xin khác trong tương lai cũng như có thể được sử dụng để cung cấp các protein trị liệu và điều trị một số loại ung thư.
Sinh năm 1955 tại Hungary, bà Karikó theo học chuyên ngành hóa sinh và hoàn thành khóa học tương đương trình độ Thạc sĩ vào năm 1978. Hiện bà là Giáo sư, Tiến sĩ chuyên ngành hóa sinh - sinh học phân tử công tác tại Đại học Szeged, Hungary và Đại học Pennsylvania, PA, Mỹ.
Sinh năm 1955 tại Hungary, bà Karikó theo học chuyên ngành hóa sinh và hoàn thành khóa học tương đương trình độ Thạc sĩ vào năm 1978. Hiện bà là Giáo sư, Tiến sĩ chuyên ngành hóa sinh - sinh học phân tử công tác tại Đại học Szeged, Hungary và Đại học Pennsylvania, PA, Mỹ.
Nữ Giáo sư Karikó đã dành gần 10 năm nghiên cứu tại BioNTech - công ty dược phẩm của Đức hợp tác với Pfizer để sản xuất loại vắc xin COVID-19 công nghệ mRNA. Bà Karikó là Phó Chủ tịch cấp cao tại Công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức cho tới năm 2022 trước khi làm cố vấn cho công ty.
Nữ Giáo sư Karikó đã dành gần 10 năm nghiên cứu tại BioNTech - công ty dược phẩm của Đức hợp tác với Pfizer để sản xuất loại vắc xin COVID-19 công nghệ mRNA. Bà Karikó là Phó Chủ tịch cấp cao tại Công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức cho tới năm 2022 trước khi làm cố vấn cho công ty.
Trong thời gian công tác tại Đại học Pennsylvania, bà Karikó đã gặp nhà khoa học Weissman. Hai người có chung đam mê, mục tiêu nghiên cứu mRNA nên có thời gian dài cộng tác cùng nhau.
Trong thời gian công tác tại Đại học Pennsylvania, bà Karikó đã gặp nhà khoa học Weissman. Hai người có chung đam mê, mục tiêu nghiên cứu mRNA nên có thời gian dài cộng tác cùng nhau.
Sinh năm 1959 tại Lexington, Massachusetts, ông Weissman nhận bằng cử nhân Đại học Brandeis, Mỹ vào năm 1981, chuyên ngành hóa sinh và enzym học. Ông sau đó nhận bằng thạc sĩ và tiến sĩ ở Đại học Boston. Ông Weissman - chủ nhân giải Nobel Y sinh 2023 hiện là giáo sư tại Trường Y Perelman thuộc Đại học Pennsylvania.
Sinh năm 1959 tại Lexington, Massachusetts, ông Weissman nhận bằng cử nhân Đại học Brandeis, Mỹ vào năm 1981, chuyên ngành hóa sinh và enzym học. Ông sau đó nhận bằng thạc sĩ và tiến sĩ ở Đại học Boston. Ông Weissman - chủ nhân giải Nobel Y sinh 2023 hiện là giáo sư tại Trường Y Perelman thuộc Đại học Pennsylvania.
Mời độc giả xem video: Nobel y sinh 2022: Giải mã gene để hiểu về sự tiến hóa của loài người. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.