Chân dung Giáo sư Việt nhận giải thưởng Toán học Caratheodory tại Pháp

Giáo sư Lê Thị Hoài An vừa nhận giải thưởng Toán học quốc tế Constantine Caratheodory Prize và được bổ nhiệm là thành viên cao cấp của Viện Đại học Pháp (IUF).

Chân dung Giáo sư Việt nhận giải thưởng Toán học Caratheodory tại Pháp
Giáo sư Lê Thị Hoài An, Giáo sư ngoại hạng về Khoa học máy tính và Toán ứng dụng tại Đại học Lorraine, Cộng hòa Pháp vừa được trao giải thưởng Toán học quốc tế Constantine Carathéodory Prize của Hiệp hội Quốc tế Tối ưu hóa Toàn cục vào tháng 9 vừa qua.
Chan dung Giao su Viet nhan giai thuong Toan hoc Caratheodory tai Phap
GS Lê Thị Hoài An trong Lễ vinh danh ngày 1/9/2021 tại Đại học Lorraine, dưới sự chủ tọa của ông François Grosdidier, Phó chủ tịch vùng Grand Est, kiêm Chủ tịch vùng đô thị Metz và Thị trưởng thành phố Metz (người đầu tiên, bên trái). 
Giải thưởng mang tên nhà toán học Constantine Carathéodory được Hiệp hội quốc tế Tối ưu hóa Toàn cục lập ra vào năm 2011. Giải thưởng này trao 2 năm một lần cho một cá nhân (hoặc một nhóm) để ghi nhận những đóng góp nền tảng đã được thử thách qua thời gian về lý thuyết, thuật toán và ứng dụng của Tối ưu toàn cục.
Giáo sư Lê Thị Hoài An là nhà nghiên cứu đầu tiên ở Pháp, và là người Việt Nam thứ hai được nhận giải thưởng này (Giáo sư Hoàng Tụy là người đầu tiên nhận giải năm 2011). 
Trước đó, vào đầu tháng 6, Giáo sư Lê Thị Hoài An được bổ nhiệm là thành viên cao cấp (Senior member) của Viện Đại học Pháp (IUF) - một tổ chức của Bộ Đại học, Nghiên cứu và Đổi mới Pháp.
Với hơn 280 công trình khoa học trong lĩnh vực Toán Tối ưu và Khoa học dữ liệu, trong đó có 140 bài báo công bố trong các tạp chí khoa học quốc tế, thành quả cao của các dự án chuyển giao công nghệ cho nhiều hãng công nghiệp lớn, cùng với thành tích đào tạo 35 tiến sĩ và 4 tiến sĩ khoa học, hồ sơ khoa học của Giáo sư Lê Thị Hoài An được Hội đồng đánh giá là đặc biệt xuất sắc (Exceptional) với số điểm 29/30.

Giáo sư Lê Thị Hoài An quê ở Đức Bồng, Vũ Quang, Hà Tĩnh. Bà sang Pháp năm 1991 trong một chương trình hợp tác giữa Đại học Joseph Fourier Grenoble 1 và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nơi mà bà đã tốt nghiệp thủ khoa khoa Toán năm 1980 và được giữ lại làm giảng viên.

Bà lấy bằng Tiến sĩ hạng ưu chuyên ngành Tối ưu hóa và Vận trù học năm 1994 và bằng Tiến sĩ khoa học năm 1997 tại Học viện Quốc gia các khoa học ứng dụng Rouen (INSA Rouen). Tại đây, tháng 9/1998, bà được bổ nhiệm Phó Giáo sư Toán học tại khoa Công nghệ Toán học. Tháng 9/2003 bà được bổ nhiệm Giáo sư Khoa học máy tính tại Đại học Metz (từ 2012 là Đại học Lorraine). Kể từ năm 2012 bà là Giáo sư ngoại hạng - chức danh giáo sư cao nhất của Chính phủ Pháp - tại Đại học Lorraine. Bà là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tin học lý thuyết và ứng dụng của Đại học Metz và sau đó là Đại học Lorraine từ đầu 2008 đến hết 2017. Tháng 7/2013, bà được Chính phủ Pháp trao tặng Huân chương “Ordre des Palmes Académiques” - giải thưởng quốc gia cho các học giả và nhân vật có đóng góp lớn trong lĩnh vực Văn hóa và Giáo dục.

Lĩnh vực nghiên cứu chính của Giáo sư Lê Thị Hoài An là Tối ưu hóa và Khoa học dữ liệu, đặc biệt là Học máy: lý thuyết, thuật toán, và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

Bà đã tham gia chương trình đào tạo Thạc sỹ Pháp-Việt, hợp tác khoa học với một số trường đại học, Viện nghiên cứu ở Việt Nam.

Giáo sư Hoàng Tụy: Cả một đời tâm huyết với giáo dục Việt Nam

(Kiến Thức) - Không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực toán học, giáo sư Hoàng Tụy còn được biết là một người tâm huyết với nền giáo dục Việt Nam khi đưa ra một số kiến nghị cải cách giáo dục được giới chuyên gia đánh giá cao.

Giáo sư Hoàng Tụy: Cả một đời tâm huyết với giáo dục Việt Nam
Thông tin Giáo sư Hoàng Tụy mới qua đời vào ngày 14/7 vừa qua khiến nhiều người đau buồn, thương tiếc. Sinh thời, giáo sư Hoàng Tụy để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong nền giáo dục Việt Nam.

4 nhà khoa học Việt Nam được vinh danh trên thế giới năm 2020

Bằng niềm đam mê, sức trẻ và sự nỗ lực cống hiến, bốn nhà khoa học Việt Nam sở hữu bảng thành tích đáng nể đã xuất sắc được vinh...

4 nhà khoa học Việt Nam được vinh danh trên thế giới năm 2020

Bằng niềm đam mê, sức trẻ và sự nỗ lực cống hiến, bốn nhà khoa học Việt Nam sở hữu bảng thành tích đáng nể đã xuất sắc được vinh danh tầm thế giới trong năm qua.

Nhà khoa học nữ Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng Noam Chomsky

Sự thật ấn tượng về “Vua” vũ khí Việt Nam Trần Đại Nghĩa (kỳ 1)

Với “gia sản” vũ khí gồm đạn Bazooka, súng SKZ hay các loại bom bay... có sức công phá mạnh, gây sát thương cao, GS.VS Trần Đại Nghĩa đã tạo nên cơn địa chấn lay chuyển cục diện chiến trường thời chống Pháp và Mỹ.

Sự thật ấn tượng về “Vua” vũ khí Việt Nam Trần Đại Nghĩa (kỳ 1)

Ít ai ngờ rằng, Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa - người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam - là Chủ tịch đáng kính đầu tiên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) khóa I, nhiệm kỳ 1983 - 1988.

Su that an tuong ve “Vua” vu khi Viet Nam Tran Dai Nghia (ky 1)
 Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỹ sư Trần Đại Nghĩa (phải). Ảnh tư liệu

Đọc nhiều nhất

Tin mới