Chân dung cô bé 12 tuổi gốc Việt vào Đại học top đầu thế giới

Alisa Phạm, cô bé 12 tuổi gốc Việt đã xuất sắc trở thành sinh viên của trường Đại học AUT, và trở thành sinh viên nhỏ tuổi nhất của trường từ trước đến nay.

Alisa Phạm là cô bé 12 tuổi gốc Việt, sinh viên nhỏ tuổi nhất của đại học AUT, cũng là người đã phá vỡ kỉ lục của chị gái lập cách đây hai năm.
Alisa Phạm là em gái của Vicky Ngô Ngọc, người đã đỗ đại học AUT khi chỉ mới 13 tuổi, và đã tốt nghiệp chương trình Cử nhân - Toán ứng dụng của AUT ở tuổi 15 và hiện đang theo học Tiến sĩ về khoa học dữ liệu.
Chan dung co be 12 tuoi goc Viet vao Dai hoc top dau the gioi
Alisa Phạm, cô bé 12 tuổi gốc Việt. Nguồn: NZHerald. 
Hiệu phó Andrew Speed của Selwyn College cho biết Alisa đã xuất sắc trong chương trình học cơ sở và đạt được điểm vào Đại học khi hoàn thành cấp độ 2 và 3. Cô bé đã đạt được 6 giải thưởng Xuất sắc và 9 bằng khen trong suốt quá trình học NCEA của mình tại trường Selwyn College năm 11 tuổi.
AUT hiện là trường đại học lớn thứ 2 ở NewZealand. Trường nằm trong top 40 trường đại học dưới 50 tuổi hàng đầu thế giới, theo Times Higher Education và được xếp hạng trong nhóm 1% và nhóm 300 (251-300) Đại học hàng đầu thế giới.
Chan dung co be 12 tuoi goc Viet vao Dai hoc top dau the gioi-Hinh-2
Viện Đại học Công nghệ Auckland. Nguồn: NZHerald. 
Phát ngôn viên của Đại học AUT, Alison Sykora cho biết: “Chúng tôi bị ấn tượng bởi thành tích học tập cũng như sự trưởng thành và thông minh của cô bé”.
Alisa đã đăng ký học Cử nhân Nghiên cứu Truyền thông của AUT với chuyên ngành về xây dựng thương hiệu kỹ thuật số và thương hiệu sáng tạo ở độ tuổi học cấp 2.
Văn phòng tuyển sinh Đại học của Đại học Stanford cũng muốn phỏng vấn cô bé với tư cách là một ứng viên tiềm năng.
AUT cho biết Alisa cũng sẽ có những đặc quyền như chị gái của mình trước đó. Điều này bao gồm các thỏa thuận an ninh đặc biệt, một đại sứ đi cùng với Alisa đến các lớp học trong học kỳ đầu tiên và sẽ có các cuộc họp thường xuyên với nhân viên hỗ trợ”.
Alisa cho biết bản thân lấy cảm hứng từ chị gái của mình. Mặc dù, có trí thông minh cao, nhưng rõ ràng Alisa vẫn chỉ là một đứa trẻ vô tư, hồn nhiên khi cười khúc khích khi được hỏi về sở thích của mình trong buổi phỏng vấn.
Alisa cho biết thú tiêu khiển của mình là bóng bơi lội và nghệ thuật. "Em thích vẽ truyện tranh và thiết kế thời trang khi ở một mình, nhưng em cũng thích chơi thể thao hoặc chơi game với bạn bè của mình. Em cũng giống như tất cả các bạn bè khác thôi" - Alisa nói.
Mẹ của Alisa, một người mẹ đơn thân chia sẻ rằng Alisa rất thông minh, con gái cô đã bắt đầu tự đọc sách từ năm 2 tuổi và đã có thế giới quan phong phú từ khi còn nhỏ.
Cô cho biết thêm: "Alisa cũng rất giỏi về ngôn ngữ, và tôi rất ấn tượng về cách Alisa có thể thông thạo tiếng Anh trong vài năm".
Mẹ cô cho biết Alisa, với sự hướng dẫn của cô, đã đồng sáng lập chi nhánh New Zealand của một tổ chức phi chính phủ Việt Nam có tên là Ngôi nhà thông thái vào năm 2020, chuyên cung cấp các lớp học trực tuyến về tiếng Anh, đào tạo kỹ năng mềm và tư vấn đầu tư.
Cô cho biết: “Alisa đã điều hành các chương trình trực tuyến và đưa ra lời khuyên cho các trẻ em Việt Nam khác, và gần đây đã tham gia với tư cách là một diễn giả để hỗ trợ trẻ em Việt Nam mồ côi cha mẹ vì COVID-19".
Mẹ cô cho biết Alisa cũng đã tích cực đầu tư vào thị trường chứng khoán NZ trong ba năm qua.
Trong tương lai, Alisa dự định sẽ lấy bằng luật sau khi hoàn thành chương trình học về truyền thông, nhưng ước mơ của cô bé là làm việc trong lĩnh vực truyền thông.
Alisa nói: "Em muốn theo đuổi sự nghiệp truyền thông và ước mơ của em là trở thành một nhà báo".

Cậu bé chăn trâu nào trở thành tiến sĩ Việt Nam?

(Kiến Thức) - Trong lịch sử Việt Nam, có nhiều cậu bé chăn trâu đã trở thành danh nhân, được lưu danh trong sử sách. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn (1825-1889) là một người như vậy.

Cau be chan trau nao tro thanh tien si Viet Nam?
Theo các tư liệu lịch sử, Nguyễn Xuân Ôn quê ở xã Lương Điền, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ ông sống trong một gia đình nghèo khổ, phải đi chăn trâu cho phú hộ trong làng. Biết phú hộ có nuôi một thầy đồ dạy học cho cậu con trai, hằng ngày ông đi ngang qua phòng học để “học lỏm”.
Cau be chan trau nao tro thanh tien si Viet Nam?-Hinh-2
Khi lùa trâu ra đồng, ông dùng lưng trâu làm bảng, dùng đất sét làm phấn để viết lại những chữ đã học. Do sáng dạ nên cậu bé chăn trâu tiếp thu rất nhanh. Ngày nọ, ông thầy đồ xin về quê, trước khi đi có để lại một bài tập rất khó. Thấy cậu chủ nhỏ không làm nổi, Nguyễn Xuân Ôn đã làm giùm.

Nữ tiến sĩ Việt Nam có công bố khoa học được quan tâm nhất Nhật Bản

Với bài báo đánh giá về tình hình nhiễm mặn ở khu vực sông Mekong, khu vực thử nghiệm là tỉnh Trà Vinh của Việt Nam, TS Nguyễn Kim Anh và cộng sự đã nhận được giải thưởng của tạp chí uy tín tại Nhật Bản.

Mới đây, Tạp chí Tiến bộ trong khoa học Trái đất và Hành tinh (PEPS) thuộc Hội Địa vật lý Nhật Bản đã trao giải thưởng “Bài báo khoa học được nhiều người quan tâm nhất năm 2021” cho TS Nguyễn Kim Anh, nghiên cứu viên chính Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Chị Kim Anh còn đang là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trung tâm nghiên cứu không gian và viễn thám, thuộc ĐH Quốc lập Trung ương Đài Loan.

Đọc nhiều nhất

Tin mới