Cậu bé chăn trâu nào trở thành tiến sĩ Việt Nam?

Cậu bé chăn trâu nào trở thành tiến sĩ Việt Nam?

(Kiến Thức) - Trong lịch sử Việt Nam, có nhiều cậu bé chăn trâu đã trở thành danh nhân, được lưu danh trong sử sách. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn (1825-1889) là một người như vậy.

Theo các tư liệu lịch sử, Nguyễn Xuân Ôn quê ở xã Lương Điền, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ ông sống trong một gia đình nghèo khổ, phải đi chăn trâu cho phú hộ trong làng. Biết phú hộ có nuôi một thầy đồ dạy học cho cậu con trai, hằng ngày ông đi ngang qua phòng học để “học lỏm”.
Theo các tư liệu lịch sử, Nguyễn Xuân Ôn quê ở xã Lương Điền, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ ông sống trong một gia đình nghèo khổ, phải đi chăn trâu cho phú hộ trong làng. Biết phú hộ có nuôi một thầy đồ dạy học cho cậu con trai, hằng ngày ông đi ngang qua phòng học để “học lỏm”.
Khi lùa trâu ra đồng, ông dùng lưng trâu làm bảng, dùng đất sét làm phấn để viết lại những chữ đã học. Do sáng dạ nên cậu bé chăn trâu tiếp thu rất nhanh. Ngày nọ, ông thầy đồ xin về quê, trước khi đi có để lại một bài tập rất khó. Thấy cậu chủ nhỏ không làm nổi, Nguyễn Xuân Ôn đã làm giùm.
Khi lùa trâu ra đồng, ông dùng lưng trâu làm bảng, dùng đất sét làm phấn để viết lại những chữ đã học. Do sáng dạ nên cậu bé chăn trâu tiếp thu rất nhanh. Ngày nọ, ông thầy đồ xin về quê, trước khi đi có để lại một bài tập rất khó. Thấy cậu chủ nhỏ không làm nổi, Nguyễn Xuân Ôn đã làm giùm.
Khi trở lại, ông thầy đồ kinh ngạc đến sửng sốt vì không thể ngờ học trò của mình lại làm bài quá xuất sắc như vậy. Ông hỏi phú hộ xem trong thời gian ấy có vị khoa bảng nào ghé đến nhà chơi hay không, vì chỉ có cỡ khoa bảng mới giải nổi bài tập hóc búa ông đã giao.
Khi trở lại, ông thầy đồ kinh ngạc đến sửng sốt vì không thể ngờ học trò của mình lại làm bài quá xuất sắc như vậy. Ông hỏi phú hộ xem trong thời gian ấy có vị khoa bảng nào ghé đến nhà chơi hay không, vì chỉ có cỡ khoa bảng mới giải nổi bài tập hóc búa ông đã giao.
Ông phú hộ quả quyết là không có ai đến nhà. Phải mất một hồi vặn hỏi, cậu chủ mới chịu khai ra người làm bài tập là “thằng ở đợ chăn trâu”.
Ông phú hộ quả quyết là không có ai đến nhà. Phải mất một hồi vặn hỏi, cậu chủ mới chịu khai ra người làm bài tập là “thằng ở đợ chăn trâu”.
Thầy đồ lập tức mời Nguyễn Xuân Ôn lên ngồi ngang hàng với mình. Sau đó, ông ra sức giúp đỡ để cậu bé chăn trâu hiếu học này được học hành đến nơi đến chốn.
Thầy đồ lập tức mời Nguyễn Xuân Ôn lên ngồi ngang hàng với mình. Sau đó, ông ra sức giúp đỡ để cậu bé chăn trâu hiếu học này được học hành đến nơi đến chốn.
Đáp lại sự trân quý của thầy, Nguyễn Xuân Ôn hết dốc sức dùi mài kinh sử. Ông đã đậu Tiến sĩ vào năm 1871 và làm quan dưới triều vua Tự Đức.
Đáp lại sự trân quý của thầy, Nguyễn Xuân Ôn hết dốc sức dùi mài kinh sử. Ông đã đậu Tiến sĩ vào năm 1871 và làm quan dưới triều vua Tự Đức.
Tuy nhiên, năm 1881 ông bị cách chức vì chủ trương chống Pháp triệt để. Sau đó, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn về quê nhà và tự mình mộ quân chống Pháp. Ông bị địch bắt năm 1887 và hai năm sau thì mất trong tình cảnh bị quản thúc ở Huế...
Tuy nhiên, năm 1881 ông bị cách chức vì chủ trương chống Pháp triệt để. Sau đó, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn về quê nhà và tự mình mộ quân chống Pháp. Ông bị địch bắt năm 1887 và hai năm sau thì mất trong tình cảnh bị quản thúc ở Huế...
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

GALLERY MỚI NHẤT