Chân dung Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm

(Kiến Thức) - Đồng chí Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị đã được Quốc hội bầu giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an với 459 phiếu đồng ý (bằng 92,91%).

Chân dung Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm  sinh ngày 10/7/1957, quê ở xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Trước khi làm Bộ trưởng Bộ Công an, ông Tô Lâm từng giữ các chức vụ: Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh I; Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII.
Chan dung Bo truong Bo Cong an To Lam
 Chân dung ông Tô Lâm.
Về quá trình công tác:
Từ năm 1974 đến năm 1979: ông Tô Lâm là học sinh khóa 6 Trường Công an Trung ương, sau đổi là Đại học An ninh nhân dân, nay là Học viện An ninh nhân dân

- Năm 2007: Thiếu tướng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an

- Năm 2010: Trung tướng, Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh I, Bộ Công an

- 8/2010: Được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an

- 9/2014: Được phong thăng cấp từ Trung tướng lên Thượng tướng

- 1/2016: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được bầu vào Bộ Chính trị.

- Ngày 9/4/2016, với 459 phiếu đồng ý (bằng 92,91%) đồng chí Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Thứ trưởng Bộ Công an đã được bầu giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an.

>>> Xem thêm video: Miễn nhiệm một số Thủ tướng, Bộ trưởng - VTC

Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội vào tháng 4

Hội nghị Trung ương 2 khoá XII, Trung ương đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.

Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội vào tháng 4
Tại Hội nghị Trung ương 2 khoá XII vừa bế mạc chiều 12/3, Ban Chấp hành Trung ương khẳng định, cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước một cách đồng bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; nhất trí cho thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XIII (dự kiến khai mạc vào 21/3) theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trung ương đã bỏ phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội là những chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước ta với số phiếu tập trung rất cao, đồng thời, Bộ Chính trị đã báo cáo xin ý kiến Trung ương trước khi Bộ Chính trị chính thức giới thiệu nhân sự đối với các chức danh khác để Quốc hội xem xét, bầu hoặc phê chuẩn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. 
Quoc hoi bau Chu tich nuoc, Thu tuong, Chu tich Quoc hoi vao thang 4
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 2 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Căn cứ kết quả biểu quyết và giới thiệu nhân sự của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục hoàn chỉnh phương án giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước để chuẩn bị trình Quốc hội, vừa bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ trong hệ thống chính trị, vừa đúng với các quy định của Hiến pháp và pháp luật về tổ chức của các cơ quan nhà nước. Theo dự kiến chương trình Kỳ họp 11 Quốc hội khoá XIII vừa được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, Quốc hội sẽ dành 12 ngày (4-16/4) xem xét, quyết định về công tác nhân sự Nhà nước. Theo danh sách 19 ủy viên Bộ Chính trị khóa XII được phân công công tác sau Đại hội XII, ngoài Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử, đã có 7 người nhận trọng trách mới: Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng. 11 Uỷ viên Bộ chính trị còn lại sẽ được giới thiệu ứng cử 3 chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước là Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XIII, cũng như chờ phân công nhiệm vụ. Đó là: Ông Trần Đại Quang (Bộ trưởng Bộ Công an), ông Nguyễn Xuân Phúc (Phó Thủ tướng Chính phủ), bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Phó Chủ tịch Quốc hội), ông Nguyễn Thiện Nhân (Chủ tịch UBTW MTTQVN), bà Tòng Thị Phóng (Phó Chủ tịch Quốc hội), ông Phạm Bình Minh (Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao), ông Ngô Xuân Lịch (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND VN), ông Tô Lâm (Thứ trưởng Bộ Công an), ông Vương Đình Huệ (Trưởng Ban Kinh tế Trung ương), ông Nguyễn Văn Bình (Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) và ông Trương Hoà Bình (Chánh án TANDTC). Bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội như thế nào? Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước. Tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong số các đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử chức vụ từng người của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước. Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ngoài danh sách do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch nước; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
Quoc hoi bau Chu tich nuoc, Thu tuong, Chu tich Quoc hoi vao thang 4-Hinh-2
Quốc hội sẽ biểu quyết bằng bỏ phiếu kín bầu các chức danh trong bộ máy Nhà nước. 
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định. Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước. Ngoài danh sách do Chủ tịch nước đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử. Điều 29 của Nội quy Kỳ họp Quốc hội, sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TANDTC phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp./.  Nội quy Kỳ họp Quốc hội quy định:

Toàn cảnh lễ tuyên thệ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

(Kiến Thức) -  Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bước ra lễ đài, cúi chào trước cờ Tổ quốc và bước lên bục tuyên thệ, đặt tay trên Hiến pháp.

Toàn cảnh lễ tuyên thệ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Toan canh le tuyen the cua Thu tuong Nguyen Xuan Phuc
 Sáng nay (7/4), với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã nhất trí cao bầu Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giữ cương vị Thủ tướng Chính phủ. 
Toan canh le tuyen the cua Thu tuong Nguyen Xuan Phuc-Hinh-2
Cũng trong sáng nay, tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội. 

Bị cự tuyệt tình, anh rể máu lạnh trút “mưa dao” lên em dâu vợ

Đoàn Quốc Hoàng (SN 1965, Hà Nội) ra tòa ngày 6/4 để xét xử tội Giết người đã kể không sót chi tiết nào về hành vi giết em dâu của vợ.

Bị cự tuyệt tình, anh rể máu lạnh trút “mưa dao” lên em dâu vợ
Khuôn mặt ráo hoảnh, Đoàn Quốc Hoàng (SN 1965, trú tại Hà Nội) ra tòa Hà Nội ngày 6/4 để xét xử tội Giết người đã kể rành rọt, không sót một chi tiết nào về hành vi giết em dâu của vợ - người mà Hoàng khai là có thời gian dài quan hệ bất chính với mình.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới