Chấn động “cha đẻ” bom nguyên tử dự đoán sốc về hố đen

Chấn động “cha đẻ” bom nguyên tử dự đoán sốc về hố đen

Nhà vật lý lý thuyết người Mỹ Julius Robert Oppenheimer được biết đến là "cha đẻ" bom nguyên tử nổi tiếng lịch sử thế giới. Năm 1939, ông đã đưa ra tiên đoán về sự tồn tại của hố đen.

Sinh năm 1904 ở thành phố New York, Mỹ, " cha đẻ" bom nguyên tử Julius Robert Oppenheimer là con trai của một người nhập cư Đức gốc Do Thái.
Sinh năm 1904 ở thành phố New York, Mỹ, " cha đẻ" bom nguyên tử Julius Robert Oppenheimer là con trai của một người nhập cư Đức gốc Do Thái.
Lớn lên trong gia đình giàu có nhờ buôn vải vóc nhập khẩu, ông Robert tốt nghiệp loại xuất sắc Đại học Harvard chỉ sau 3 năm nhập học. Tiếp đến, ông nghiên cứu vật lý lý thuyết ở Đại học Cambridge, Anh và Đại học Göttingen, Đức. Với trí tuệ vượt trội và sự chăm chỉ, nhiệt huyết, ông lấy bằng tiến sĩ năm 23 tuổi.
Lớn lên trong gia đình giàu có nhờ buôn vải vóc nhập khẩu, ông Robert tốt nghiệp loại xuất sắc Đại học Harvard chỉ sau 3 năm nhập học. Tiếp đến, ông nghiên cứu vật lý lý thuyết ở Đại học Cambridge, Anh và Đại học Göttingen, Đức. Với trí tuệ vượt trội và sự chăm chỉ, nhiệt huyết, ông lấy bằng tiến sĩ năm 23 tuổi.
Sau khi Mỹ chính thức tham gia Thế chiến 2 và gia nhập lực lượng Đồng minh năm 1941, nhà vật lý Julius Robert Oppenheimer được mời tham gia dự án tuyệt mật Manhattan nhằm phát triển vũ khí hạt nhân.
Sau khi Mỹ chính thức tham gia Thế chiến 2 và gia nhập lực lượng Đồng minh năm 1941, nhà vật lý Julius Robert Oppenheimer được mời tham gia dự án tuyệt mật Manhattan nhằm phát triển vũ khí hạt nhân.
Năm 1942, quân đội Mỹ bổ nhiệm nhà vật lý Oppenheimer làm người đứng đầu phòng thí nghiệm bí mật thử nghiệm bom hạt nhân. Theo đó, ông đóng vai trò quan trọng trong việc chế tạo 2 quả bom nguyên tử lần lượt được thả xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào ngày 6/8 và 9/8/1945.
Năm 1942, quân đội Mỹ bổ nhiệm nhà vật lý Oppenheimer làm người đứng đầu phòng thí nghiệm bí mật thử nghiệm bom hạt nhân. Theo đó, ông đóng vai trò quan trọng trong việc chế tạo 2 quả bom nguyên tử lần lượt được thả xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào ngày 6/8 và 9/8/1945.
Theo ước tính, ít nhất 110.000 người thiệt mạng ngay lập tức trong 2 vụ nổ bom hạt nhân ở Nhật Bản. Cùng với đó, hàng chục ngàn người bị thương tật, di chứng kéo dài.
Theo ước tính, ít nhất 110.000 người thiệt mạng ngay lập tức trong 2 vụ nổ bom hạt nhân ở Nhật Bản. Cùng với đó, hàng chục ngàn người bị thương tật, di chứng kéo dài.
Bên cạnh vai trò chỉ đạo phát triển quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới, ông Oppenheimer còn được cho là người đầu tiên đưa ra dự đoán về sự tồn tại của hố đen.
Bên cạnh vai trò chỉ đạo phát triển quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới, ông Oppenheimer còn được cho là người đầu tiên đưa ra dự đoán về sự tồn tại của hố đen.
Ông Oppenheimer có niềm đam mê lớn đối với lĩnh vực vật lý thiên văn. Do vậy, ông dành khá nhiều thời gian nghiên cứu và đã công bố một số bài báo về những vật thể vũ trụ lý thuyết chưa từng được phát hiện. Trong số này, nhà vật lý Oppenheimer nghiên cứu, tính toán đặc điểm của sao lùn trắng, giới hạn khối lượng của sao neutron.
Ông Oppenheimer có niềm đam mê lớn đối với lĩnh vực vật lý thiên văn. Do vậy, ông dành khá nhiều thời gian nghiên cứu và đã công bố một số bài báo về những vật thể vũ trụ lý thuyết chưa từng được phát hiện. Trong số này, nhà vật lý Oppenheimer nghiên cứu, tính toán đặc điểm của sao lùn trắng, giới hạn khối lượng của sao neutron.
Đặc biệt hơn phải kể đến việc nhà vật lý Oppenheimer viết bài báo "On Continued Gravitational Contraction" cùng với sinh viên của ông là Hartland Snyder vào năm 1939.
Đặc biệt hơn phải kể đến việc nhà vật lý Oppenheimer viết bài báo "On Continued Gravitational Contraction" cùng với sinh viên của ông là Hartland Snyder vào năm 1939.
Trong bài báo này, ông Oppenheimer dự đoán trong không gian sâu tồn tại những ngôi sao chết với lực hấp dẫn mạnh hơn cả năng lượng sản sinh. Đây được xem là dự đoán sớm nhất về hố đen. Vào thời điểm công bố báo cáo trên, nhiều người không chú ý đến vì những khám phá thiên văn khi đó không có nhiều đột phá.
Trong bài báo này, ông Oppenheimer dự đoán trong không gian sâu tồn tại những ngôi sao chết với lực hấp dẫn mạnh hơn cả năng lượng sản sinh. Đây được xem là dự đoán sớm nhất về hố đen. Vào thời điểm công bố báo cáo trên, nhiều người không chú ý đến vì những khám phá thiên văn khi đó không có nhiều đột phá.
Nhiều năm sau, dự đoán của ông Oppenheimer về sự tồn tại của hố đen được giới khoa học xác định là chính xác. Nhờ đó, tên tuổi của ông càng nổi tiếng hơn.
Nhiều năm sau, dự đoán của ông Oppenheimer về sự tồn tại của hố đen được giới khoa học xác định là chính xác. Nhờ đó, tên tuổi của ông càng nổi tiếng hơn.
Mời độc giả xem video: Bộ trưởng ngoại giao Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT