Sự thật thú vị về vũ trụ khiến nhân loại sửng sốt

Sự thật thú vị về vũ trụ khiến nhân loại sửng sốt

Vũ trụ bao la luôn ẩn chứa nhiều điều bí mật và thôi thúc chúng ta khám phá. Dưới đây là một số phát hiện thú vị về vũ trụ của các nhà khoa học.

Một ngoại hành tinh với khối lượng gấp gần 3 lần Trái Đất đã được bà A. Suárez Mascareño và đội ngũ của mình phát hiện vào năm 2017. "Siêu Trái Đất" này nằm cách hành tinh của chúng ta 21 năm ánh sáng và quay quanh sao lùn M chỉ trong 2 tuần. Các nhà khoa học đang để mắt đến những kiểu hành tinh này để tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.
Một ngoại hành tinh với khối lượng gấp gần 3 lần Trái Đất đã được bà A. Suárez Mascareño và đội ngũ của mình phát hiện vào năm 2017. "Siêu Trái Đất" này nằm cách hành tinh của chúng ta 21 năm ánh sáng và quay quanh sao lùn M chỉ trong 2 tuần. Các nhà khoa học đang để mắt đến những kiểu hành tinh này để tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.
Sứ mệnh Dawn của NASA năm 2015 đã phát hiện ra một núi lửa băng gần xích đạo của hành tinh lùn Ceres. NASA cho biết, ngọn núi có tên là Ahuma Mons này có thể là một núi lửa băng, tức là phun ra những tinh thể băng trộn với bùn thay vì nham thạch như núi lửa trên Trái Đất.
Sứ mệnh Dawn của NASA năm 2015 đã phát hiện ra một núi lửa băng gần xích đạo của hành tinh lùn Ceres. NASA cho biết, ngọn núi có tên là Ahuma Mons này có thể là một núi lửa băng, tức là phun ra những tinh thể băng trộn với bùn thay vì nham thạch như núi lửa trên Trái Đất.
Năm 2017, một ngoại hành tinh có kích cỡ tương đương với Trái Đất mang tên Ross 128b đã được nhà khoa học Xavier Bonfils thuộc Đại học Grenoble Alpes ở Pháp phát hiện ra. Đây có thể là hành tinh gần nhất với Hệ Mặt trời của chúng ta có tiềm năng của sự sống.
Năm 2017, một ngoại hành tinh có kích cỡ tương đương với Trái Đất mang tên Ross 128b đã được nhà khoa học Xavier Bonfils thuộc Đại học Grenoble Alpes ở Pháp phát hiện ra. Đây có thể là hành tinh gần nhất với Hệ Mặt trời của chúng ta có tiềm năng của sự sống.
Năm 2013, tàu  vũ trụ Cassini của NASA đã phát hiện ra một hẻm núi rộng khoảng hơn 8.000m trên mặt trăng Titan của sao Thổ. Hẻm núi này được lấp đầy bởi hydrocarbon lỏng. Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu phát hiện ra bằng chứng về các hẻm núi và kênh đào chứa đầy chất lỏng trên Titan.
Năm 2013, tàu vũ trụ Cassini của NASA đã phát hiện ra một hẻm núi rộng khoảng hơn 8.000m trên mặt trăng Titan của sao Thổ. Hẻm núi này được lấp đầy bởi hydrocarbon lỏng. Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu phát hiện ra bằng chứng về các hẻm núi và kênh đào chứa đầy chất lỏng trên Titan.
Các hố đen là những phần không thể nhìn thấy trong vũ trụ được tạo nên khi một ngôi sao chết đi. Lực hút của chúng mạnh tới nỗi nuốt chửng cả vật chất và ánh sáng. Kính thiên văn tia X Chandra của NASA gần đây đã phát hiện ra các hố đen "cực nặng" lớn gấp 10 lần so với thông thường và đang phát triển nhanh hơn cả những ngôi sao trong thiên hà của chúng. Phát hiện này đến từ các nhà vật lý thiên văn thuộc Đại học Montreal và Viện Khoa học Vũ trụ ở Tây Ban Nha.
Các hố đen là những phần không thể nhìn thấy trong vũ trụ được tạo nên khi một ngôi sao chết đi. Lực hút của chúng mạnh tới nỗi nuốt chửng cả vật chất và ánh sáng. Kính thiên văn tia X Chandra của NASA gần đây đã phát hiện ra các hố đen "cực nặng" lớn gấp 10 lần so với thông thường và đang phát triển nhanh hơn cả những ngôi sao trong thiên hà của chúng. Phát hiện này đến từ các nhà vật lý thiên văn thuộc Đại học Montreal và Viện Khoa học Vũ trụ ở Tây Ban Nha.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra 2 sao neutron va vào nhau năm 2017. Khi một ngôi sao cạn kiệt năng lượng, nó sẽ tự sụp xuống, dẫn đến việc hình thành sao neutron hoặc hố đen. Phát hiện này đã cho thấy những tác động của nguồn năng lượng dữ dội này không chỉ tạo ra sóng hấp dẫn, gây ra biến dạng không - thời gian mà còn dẫn đến việc hình thành những nguyên tố nặng như vàng và platium.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra 2 sao neutron va vào nhau năm 2017. Khi một ngôi sao cạn kiệt năng lượng, nó sẽ tự sụp xuống, dẫn đến việc hình thành sao neutron hoặc hố đen. Phát hiện này đã cho thấy những tác động của nguồn năng lượng dữ dội này không chỉ tạo ra sóng hấp dẫn, gây ra biến dạng không - thời gian mà còn dẫn đến việc hình thành những nguyên tố nặng như vàng và platium.
Năm 2015, nhóm các nhà khoa học do Nicolas Biver thuộc Viên Quan sát Paris ở Pháp dẫn đầu đã ghi nhận việc sao chổi Lovejoy để lại một vệt ethyl alcohol hay rượu - trên đường nó đi qua. Đội ngũ nghiên cứu này đã phát hiện ra 21 phân tử hữu cơ, trong đó có một loại đường. Việc phát hiện ra các chất hữu cơ trong các sao chổi đã củng cố giả thuyết rằng những thiên thể này có thể mang những yếu tố cấu thành nên sự sống.
Năm 2015, nhóm các nhà khoa học do Nicolas Biver thuộc Viên Quan sát Paris ở Pháp dẫn đầu đã ghi nhận việc sao chổi Lovejoy để lại một vệt ethyl alcohol hay rượu - trên đường nó đi qua. Đội ngũ nghiên cứu này đã phát hiện ra 21 phân tử hữu cơ, trong đó có một loại đường. Việc phát hiện ra các chất hữu cơ trong các sao chổi đã củng cố giả thuyết rằng những thiên thể này có thể mang những yếu tố cấu thành nên sự sống.
Trong một nghiên cứu công bố năm 2017, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận bằng chứng của sự dịch chuyển đĩa kiến tạo trên mặt trăng Europa của sao Mộc, nơi có sự cân bằng hydro và oxy tương tự như Trái Đất. Những phát hiện này đã củng cố khả năng rằng Europa là nơi có thể sinh sống được. Đại dương ở vệ tinh này đóng băng sâu 16 km nhưng các sứ mệnh thăm dò trong tương lai có lẽ sẽ phát hiện được liệu vùng nước bên dưới bề mặt có đủ ấm để hỗ trợ sự sống hay không.
Trong một nghiên cứu công bố năm 2017, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận bằng chứng của sự dịch chuyển đĩa kiến tạo trên mặt trăng Europa của sao Mộc, nơi có sự cân bằng hydro và oxy tương tự như Trái Đất. Những phát hiện này đã củng cố khả năng rằng Europa là nơi có thể sinh sống được. Đại dương ở vệ tinh này đóng băng sâu 16 km nhưng các sứ mệnh thăm dò trong tương lai có lẽ sẽ phát hiện được liệu vùng nước bên dưới bề mặt có đủ ấm để hỗ trợ sự sống hay không.
Năm 2015, sự kiện gián đoạn thủy triều Assn-15lh đã phát ra ánh sáng sáng gấp 20 lần toàn bộ ánh sáng phát ra của Dải Ngân hà. Một nhóm các nhà khoa học, dẫn đầu là ông Giorgos Leloudas thuộc Viện Khoa học Weizmann ở Israel đã công bố một tài liệu năm 2016 giải thích vụ nổ trên không phải một vụ nổ siêu tân tinh như suy đoán ban đầu mà là một ngôi sao đang chết bị kéo vào một hố đen siêu nặng đang quay. Những phát hiện trên đã cho thấy, không giống như những hố đen đứng yên có thể ảnh hưởng đến các vì sao trong chân trời sự kiện của nó, các hố đen đang quay có thể kéo cả các thiên thể bên ngoài vào bên trong nó.
Năm 2015, sự kiện gián đoạn thủy triều Assn-15lh đã phát ra ánh sáng sáng gấp 20 lần toàn bộ ánh sáng phát ra của Dải Ngân hà. Một nhóm các nhà khoa học, dẫn đầu là ông Giorgos Leloudas thuộc Viện Khoa học Weizmann ở Israel đã công bố một tài liệu năm 2016 giải thích vụ nổ trên không phải một vụ nổ siêu tân tinh như suy đoán ban đầu mà là một ngôi sao đang chết bị kéo vào một hố đen siêu nặng đang quay. Những phát hiện trên đã cho thấy, không giống như những hố đen đứng yên có thể ảnh hưởng đến các vì sao trong chân trời sự kiện của nó, các hố đen đang quay có thể kéo cả các thiên thể bên ngoài vào bên trong nó.
Một ngôi sao chỉ lớn hơn sao Thổ một chút đã được xác định năm 2017 bởi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Cambridge ở Anh. Ngôi sao này, với cái tên rất bắt tai là EBLM J0555-57Ab, là ngôi sao nhỏ nhất từng được phát hiện và lạnh hơn nhiều ngoại hành tinh khác./.
Một ngôi sao chỉ lớn hơn sao Thổ một chút đã được xác định năm 2017 bởi các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Cambridge ở Anh. Ngôi sao này, với cái tên rất bắt tai là EBLM J0555-57Ab, là ngôi sao nhỏ nhất từng được phát hiện và lạnh hơn nhiều ngoại hành tinh khác./.

GALLERY MỚI NHẤT