Cha mẹ dọa ma con cái như thú vui trên TikTok

Nhiều phụ huynh đang coi việc trêu đùa con cái và đăng video quay lại phản ứng của con lên mạng như một thú vui, thế nhưng liệu đứa trẻ có vui hay chỉ cảm thấy sợ hãi?

Cha mẹ dọa ma con cái như thú vui trên TikTok

Không ở nơi nào những hành động ấu trĩ và vô nghĩa được yêu thích nhiều như trên mạng xã hội. Chính sự ủng hộ này đã trở thành nguyên nhân khiến nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng đem con mình ra làm trò đùa, theo Channel New Asia.

“Sharenting”, thuật ngữ mô tả việc các bậc phụ huynh chia sẻ nội dung riêng tư về con mình trên Internet, đã được sử dụng và xem xét dưới góc nhìn đạo đức và an toàn mạng nhưng ít được quan tâm theo góc độ ảnh hưởng tới tâm lý trẻ em.

Cha me doa ma con cai nhu thu vui tren TikTok

Trong khi nhiều người cảm thấy thích thú, những đứa trẻ bị đem ra đùa không hề cảm thấy thoải mái. Ảnh: PhillyVoice.

Niềm vui của người lớn, nỗi buồn của trẻ con

Tiến sĩ Lin Hong-hui, nhà tâm lý học lâm sàng tại The Psychology Atelier, giảng viên tại Đại học Công nghệ Nanyang, đã đưa ra một ví dụ về hành vi này. Một đứa bé tươi cười vui vẻ khi thổi một bông bồ công anh.

Cha hoặc mẹ chúng thấy cảnh đó dễ thương nên lấy điện thoại ra và bắt đứa bé thực hiện lại một lần nữa để đăng lên mạng xã hội. Vậy điều đáng nói ở đây là gì?

Cô phân tích rằng những đứa trẻ luôn hành động một cách tự nhiên và ngây thơ. Chúng thể hiện sự tò mò và mong muốn khám phá thông qua trực giác, và những hành động đó luôn đáng yêu trong mắt các phụ huynh.

Tuy nhiên, ngày nay, họ không chỉ còn đơn thuần hưởng thụ niềm vui đó mà còn muốn khoe niềm tự hào của mình bằng việc ghi hình và chia sẻ những khoảnh khắc lên mạng. Điều đáng quan tâm không phải tính đúng sai mà là việc mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đang ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội.

“Nhiều phụ huynh chỉ thể hiện sự vui vẻ bằng cách này. Vô tình, họ khiến đứa trẻ nghĩ rằng mình phải ‘diễn’ để nhận được sự quan tâm và yêu thương. Một khi thông điệp này đi vào tiềm thức của trẻ, nó có thể dẫn tới sự hiểu sai và khiến chúng không tin vào thứ gọi là tình yêu vô điều kiện”, Lin cho biết.

Cha me doa ma con cai nhu thu vui tren TikTok-Hinh-2

Những đứa trẻ có thể mất niềm tin vào cha mẹ khi không nhận được sự quan tâm đúng mức. Ảnh: CNA.

Theo cô, giá trị của trẻ con được xây dựng dựa trên tình yêu và sự công nhận. Một đứa trẻ tốt không chỉ bởi chúng biết cách hành xử ngoan ngoãn hay luôn trong trạng thái tích cực. Nếu sự vui vẻ của cha mẹ luôn gắn liền với những điều kiện này, đứa trẻ có thể cảm thấy không đủ tốt nếu thể hiện đúng cảm xúc của mình.

Một câu chuyện có thể là sự xấu hổ trong trường hợp chỉ có số ít những người thân quen biết nhưng nó có thể biến thành sự sỉ nhục khi bị công khai. Xem lại những tình huống xấu hổ của con em mình có thể khiến nhiều người lớn cảm thấy thích thú, nhưng đứa bé, sau khi có nhận thức về vấn đề đó, thì không.

Việc tiếp xúc thường xuyên với mạng xã hội cũng sẽ hình thành ấn tượng của trẻ với cuộc sống. Chúng có thể tự đánh giá giá trị của bản thân dựa trên cái nhìn của người khác từ những lời bình luận hay lượt thích ở các bài đăng.

Lớn lên trong sự lo âu

Trò chơi khăm sử dụng hiệu ứng ma quỷ trên TikTok đã từng trở thành trào lưu được nhiều phụ huynh tham gia. Đứa bé bị nhốt trong một căn phòng với chiếc điện thoại có một bóng ma xuất hiện trên màn hình. Một số em cảm thấy thích thú nhưng cũng có rất nhiều em la hét, hoảng loạn và cố gắng để thoát ra.

Nhiều người xem cũng cảm thấy khó chịu và không thấy sự hài hước từ những video này. Trào lưu này bởi vậy nên cũng nhanh chóng bị dập tắt.

“Trẻ cần được hỗ trợ tinh thần khi bị hoảng sợ, nhưng khi cha mẹ lại đang quay phim thay vì giúp con, họ sẽ giống như người ngoài cuộc, một khán giả đứng xem. Điều này sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của con cái đối với họ. Một đứa trẻ đang không vui, lúng túng hay xấu hổ sẽ cần cha mẹ tới vỗ về chứ không phải ghi hình lại”, Lin chia sẻ.

Cha me doa ma con cai nhu thu vui tren TikTok-Hinh-3

Cảm xúc của trẻ cần được thấu hiểu nhiều hơn để có thể phát triển tốt về mặt tâm lý. Ảnh: CNA.

Cô cho rằng sự thấu hiểu là khi phụ huynh hiểu được cảm xúc của con và biết nên làm gì theo cảm xúc đó. Khi chính những người được cho là an toàn nhất lại trở thành ngọn nguồn của nỗi sợ hãi sẽ làm ảnh hưởng đến lòng tin của đứa trẻ vào người khác cũng như vào giá trị của chính mình.

“Việc cha mẹ thường xuyên làm ngơ hoặc hiểu sai mong muốn của con sẽ dấy lên sự nghi ngờ trong chúng”, cô bày tỏ.

Đứa trẻ sẽ thấy thiếu an toàn nếu sự quan tâm của cha mẹ trở nên khó đoán. Chính điều đó sẽ tác động xấu tới cách chúng đối diện với các mối quan hệ và thách thức khi lớn lên.

“Đăng bài lên mạng xã hội mà không nghĩ ngợi là việc bình thường, thế nhưng hãy dừng lại một chút trước khi nhấn nút chia sẻ. Thử nghĩ đến trường hợp bị ai đó quay lại và chia sẻ video về mình. Hãy tự hỏi xem liệu việc chia sẻ video đó có thật sự cần thiết hay những khoảnh khắc này có cần phải công khai không”, Lin nói.

 

Vụ cháu bé bị đánh ở Ciputra: Chủ tịch Hà Nội “gọi tên”, Trần Đức Hà “vào lò”?

(Kiến Thức) - Với vụ việc bé trai 12 tuổi bị đánh ở Ciputra việc Chủ tịch UBND TP Hà Nội có công văn chỉ đạo CATP Hà Nội và Công an quận Bắc Từ Liêm xác minh làm rõ để xử lý theo quy định pháp luật là điều dễ hiểu. Bởi vậy vụ việc này sẽ sớm có kết luận và có hình thức xử lý theo quy định pháp luật.

Vụ cháu bé bị đánh ở Ciputra: Chủ tịch Hà Nội “gọi tên”, Trần Đức Hà “vào lò”?
Diễn biến mới nhất vụ ông Trần Đức Hà (SN 1970, trú tại phòng 701, nhà L2, khu đô thị Ciputra (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bị tố đánh một bé trai 12 tuổi đến chấn thương sọ não do nghi ngờ bé lấy vợt cầu lông của con trai mình, ngày 15/12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã giao Giám đốc CATP chỉ đạo Công an quận Bắc Từ Liêm và các đơn vị nghiệp vụ có liên quan tổ chức xác minh, điều tra vụ việc nêu trên, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có) theo quy định pháp luật.
Dư luận đặt câu hỏi, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã “gọi tên”, khi nào Trần Đức Hà “vào lò?

Bị nhân tình chồng mang bụng bầu đến ăn vạ, vợ nói 1 câu khiến cô ả ê mặt

Cuộc sống đúng là biết trêu ngươi em mà. Mới sinh con đầu lòng, đúng hôm cho con đi tiêm phòng về nó hâm hấp sốt quẩy cả đêm thì em lại nhận được tin dữ: Chồng em cặp bồ. Chính nhân tình của anh ta đã chủ động nhắn tin khoe khoang đã mang thai 2 tháng với em.

Bị nhân tình chồng mang bụng bầu đến ăn vạ, vợ nói 1 câu khiến cô ả ê mặt

Đọc tin nhắn mà em mặt mày tối sầm không biết trời đất rung chuyển thế nào. Ôm con đang khóc trong tay, em dúi vào lão chồng đang ngủ say gọi lão dậy. Sau đó, vợ chồng em có trận cãi vã nảy lửa. Em định bế con về ngoại cho lão muốn làm gì thì làm. Chứ kiểu cặp bồ đến có thai với nhau thì đúng là không chịu nổi.

Đề nghị truy tố 2 cha con hiếp dâm cô gái đến có thai

Giám định AND xác định người con trai chính là cha ruột của đứa con cô gái thiểu năng sinh ra.

Đề nghị truy tố 2 cha con hiếp dâm cô gái đến có thai
Ngày 3-3, Thượng tá Đào Quang Châu, Phó Công an huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã ký kết luận điều tra vụ án hai cha con hiếp dâm cô gái bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến sinh con xôn xao dư luận mà PLO từng phản ánh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới