Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 40 triệu trẻ em dưới 15 tuổi bị xâm hại mỗi năm. Thống kê tình trạng xâm hại \ở mỗi nước khác nhau, song luôn ở mức báo động.
Các nghiên cứu chỉ ra khoảng 36% bé gái và 29% bé trai bị xâm hại, hơn 46% bé gái và 20% bé trai từng bị cưỡng ép tình dục.
Việc làm chuyện ấy có thể xảy ra với trẻ ở bất cứ nền văn hóa, xã hội, chủng tộc, tôn giáo nào. Nạn lạm dụng hiện được coi là vấn nạn đau đầu của toàn xã hội. Giới chức và chính các bậc phụ huynh cần hành động để bảo vệ trẻ khỏi nạn xâm hại.
Bị lạm dụng có thể để lại nhiều sang chấn về mặt tinh thần cho trẻ ngay từ nhỏ. Ảnh: Newsmobile. |
Giáo dục giới tính
Kỹ năng đầu tiên là cha mẹ cần hướng dẫn trẻ nhận biết về các vùng nhạy cảm, bộ phận sinh dục trên cơ thể và cơ thể chỉ thuộc về của riêng bé .
Trẻ có quyền không cho bất kỳ ai chạm vào vùng nhạy cảm hay có hành động vuốt ve, ôm ấp. Trong nhiều trường hợp đáng tiếc, trẻ còn quá nhỏ và ngây thơ để nhận biết được đâu là vùng cơ thể cần được bảo vệ, “bất khả xâm phạm”.
Điều quan trọng, con cần hiểu rằng không ai có quyền làm con đau hoặc khó chịu. Bên cạnh đó, trẻ cũng nên được biết rằng mọi mối nguy hiểm có thể đến từ bất cứ ai, từ giúp việc, thầy giáo và thậm chí cả người thân trong gia đình... Nếu ai đó cố tình động chạm vào cơ thể, bé cần tìm đến sự giúp đỡ từ người lớn. Hơn nữa, trẻ cần được giáo dục rằng không được chạm vào người khác nếu họ không muốn.
Quan tâm tới trẻ
Cha mẹ nên theo sát mọi hoạt động, tâm tư tình cảm của trẻ. Điều này có thể giúp các phụ huynh nhanh chóng nhận ra một số dấu hiệu khác thường, kịp thời chia sẻ với bé khi gặp khó khăn.
Sau mỗi buổi học, cha mẹ có thể quan tâm tới con cái bằng các câu hỏi đơn giản như: “Hôm nay con làm gì, chơi với ai, ăn trưa cùng ai, con chơi gì sau giờ học?” hoặc “Con có yêu bản thân mình không?”.
Khác với những vết thương bầm dập do bị đánh đập, dấu hiệu bị lạm dụng thường không rõ ràng. Do vậy, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra thân thể của bé, theo sát mọi diễn biến, tâm lý tình cảm.
Trẻ thương thay đổi tính nết, thói quen hàng ngày như giấc ngủ, cách ăn uống, hay có tâm trạng thất thường, hành vi kỳ lạ trong một thời gian dài.
Chia sẻ cùng con
Khi biết những ý kiến của trẻ được lắng nghe và thực hiện nghiêm túc chúng sẽ có đủ dũng cảm để nói ra sự thật. Cha mẹ có thể bắt đầu cuộc hội thoại, hỏi han về tâm trạng, cảm xúc của con cái. Mọi thứ không bao giờ là quá muộn.
Bên cạnh đó, cha mẹ không nên khỏi những câu hỏi trực diện như: “Con có vui không?” hay “Đó có phải là khoảng thời gian vui vẻ không?”. Thay vào đó, những câu hỏi mở như: “Con hãy chia sẻ thêm về chuyện đó đi”.
Lên tiếng cùng con
Vì những lời đe đọa của thủ phạm, nhiều trẻ thấy lo lắng, sợ hãi không dám lên tiếng nói ra sự thật. Cha mẹ, người thân cần tạo lòng tin cho trẻ, để chúng hiểu rằng sẽ không gặp rắc rối, bất trắc nếu kể lại toàn bộ sự việc.
Liệu pháp chữa trị phù hợp
Tất cả các nạn nhân của lạm dụng đều cần một liệu pháp điều trị phù hợp. Các chương trình chăm sóc sức khỏe, tâm lý ở trường học kết hợp tại gia đình có thể giúp trẻ bình phục nhanh chóng hơn, dễ dàng quay trở lại nhịp sống bình thường.
Bài đang được đọc nhiều:
>>> Người đàn ông bỏ bạc triệu thuê ốc đảo sống cô độc giữa Sài Gòn
>>> Cận cảnh dàn vũ khí "khủng" của cảnh sát cơ động đặc nhiệm
>>> Những cây xà cừ trên đường Kim Mã giờ sống chết ra sao?
>>> Ảnh: Cảnh sát đặc nhiệm dũng mãnh đấu súng giải cứu con tin
>>> Hiện trường ôtô đâm điên loạn, người bị thương la liệt vỉa hè Hà Nội