Cây trinh nam từng được dùng để xây dựng Tử Cấm Thành

Tỏa bóng mát suốt 1300 năm, loại cây này vẫn xanh rờn và phát triển mạnh mẽ mặc kệ thời gian.

Cay trinh nam tung duoc dung de xay dung Tu Cam Thanh

Ảnh minh họa

Nằm tại tỉnh Quý Châu phía tây nam Trung Quốc, cây trinh nam hơn 1300 tuổi vẫn đang sinh sôi và tỏa bóng mát cả một vùng đất. Loại cây này cao tưới hơn 30m và thuộc đặc hữu ở Trung Quốc. Nó chỉ xuất hiện tại một số tỉnh như Quý Châu, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Hiện tại loại cây này đã nằm trong danh sách được bảo tồn và đang bị đe dọa mất môi trường sống.

Cay trinh nam tung duoc dung de xay dung Tu Cam Thanh-Hinh-2

Cây trinh nam đại thụ 1300 năm tuổi hiện cao 46 m, đường kính 8,92 m, nhiều người ôm vòng tay mới xuể. Người làng ở Quý Châu tin rằng, cây đại thụ này mang lại nhiều may mắn.

Gỗ cây trinh nam rất đắt đỏ, có màu vàng óng khi đánh bóng, chỉ Hoàng đế Trung Hoa mới được sở hữu. Theo sử sách ghi lại, gỗ trinh nam từng dùng để làm cột trụ xây dựng Tử Cấm Thành, là vật liệu làm ngai vàng, tủ đồ trong phòng ngủ của các Hoàng đế thời nhà Minh.
Cay trinh nam tung duoc dung de xay dung Tu Cam Thanh-Hinh-3
Tuy nhiên, số lượng gỗ trinh nam được dùng làm vật liệu xây dựng là vô cùng ít ỏi, bởi giống cây này có thời gian sinh trưởng khá lâu. Thông thường, một cây gỗ trinh nam “nhả tơ vàng” sẽ mất khoảng 50 năm mới có thể dùng làm gỗ xây dựng.
Thậm chí có loại phải chờ tới 100 - 150 năm mới có thể sử dụng, đây cũng được coi là loại gỗ trinh nam tơ vàng có giá cao nhất. Với loại gỗ này, phần lõi với các đường vân tơ vàng sẽ chiếm phần lớn thể tích thân cây (từ 80% - 95% trở lên). Tuy nhiên, chỉ có những cây trinh nam vài trăm đến hơn nghìn năm tuổi mới đạt được điều kiện này. Có lẽ đây cũng là lý do ở Trung Quốc hiếm có ai chịu trồng loại gỗ này, dù cây giống có giá rất rẻ, chỉ khoảng 12 NDT/cây (42.000 đồng/cây).
Cay trinh nam tung duoc dung de xay dung Tu Cam Thanh-Hinh-4

Được biết cây trinh nam để sử dụng được phải tốn một thời gian rất lâu, hơn 1 đời người nên dù có giá trị kinh tế cao nhưng không mấy ai trồng. Cùng với đó là một số điều kiện bắt buộc để có thể nuôi dưỡng và phát triển một cây trinh nam rất khó nên không phải ai cũng có thể đáp ứng và nuôi trồng thành công. 

Ngã ngửa cách người xưa di chuyển trăm tấn đá về xây Tử Cấm Thành

Một câu hỏi thường được đặt ra là làm thế nào người xưa đã di chuyển những khối đá lớn này để xây dựng Tử Cấm Thành. Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và đưa ra câu trả lời thú vị.

Ngã ngửa cách người xưa di chuyển trăm tấn đá về xây Tử Cấm Thành
Nga ngua cach nguoi xua di chuyen tram tan da ve xay Tu Cam Thanh
Tử Cấm Thành, một quần thể kiến trúc cung điện đồ sộ ở Bắc Kinh, Trung Quốc, đã được xây dựng bằng gỗ quý và những phiến đá cẩm thạch lớn hàng trăm tấn. 

Sự hội ngộ kỳ diệu của chiếc tủ gỗ quý từ thời Khang Hy

Sự hội ngộ kỳ diệu của 3 phần của chiếc tủ gỗ quý này khiến giới sưu tầm cổ vật không khỏi kinh ngạc.

Sự hội ngộ kỳ diệu của chiếc tủ gỗ quý từ thời Khang Hy

Su hoi ngo ky dieu cua chiec tu go quy tu thoi Khang Hy

Trong buổi đấu giá kỷ niệm 50 năm của Sotheby's ở Hong Kong, một chiếc tủ ghép họa tiết rồng có từ thời Khang Hy (1662-1722) đã thu hút sự chú ý của mọi người vì kích thước khổng lồ của nó.

Su hoi ngo ky dieu cua chiec tu go quy tu thoi Khang Hy-Hinh-2
Chiếc tủ có từ thời vua Khang Hy - Nguồn ảnh: The Value

Được biết, chiếc tủ này bị chia thành 3 phần riêng biệt sau khi bị đưa ra khỏi Tử Cấm Thành. Sau đó, chúng lần lượt xuất hiện tại ba cuộc đấu giá ở Paris. Vào ngày 9/10 vừa qua, lần đầu tiên 3 phần này được đoàn tụ với nhau, được bán với giá 7 triệu USD. Tủ trên cùng bên trái từng nằm trong bộ sưu tập của Serge Sandberg (1879-1981), còn tủ trên cùng bên phải thì nằm trong một bộ sưu tập tư nhân của Pháp. Tủ chính cũng thuộc một bộ sưu tập tư nhân của Pháp.

Su hoi ngo ky dieu cua chiec tu go quy tu thoi Khang Hy-Hinh-3
Mọi chi tiết trên tủ đều vô cùng tinh tế, trang trọng - Nguồn ảnh: The Value

Tủ được làm hoàn toàn từ loại gỗ tử đàn vô cùng đắt đỏ. Loại gỗ này chủ yếu được trồng ở Ấn Độ và Đông Nam Á và có số lượng hạn chế ở Trung Quốc. Đặc điểm của nó là kết cấu mượt như ngọc bích, thớ mịn và đặc, có mùi thơm thoang thoảng. Thời xưa, đây là loại gỗ được các Hoàng đế nhà Thanh ưa chuộng nhất và không tiếc tiền mua về. Chiếc tủ này được gia công tỉ mỉ, chau chuốt, từng họa tiết rồng ngậm các viên ngọc rực lửa đều vô cùng tinh tế. Có thể thấy nó không chỉ sang trọng mà còn thể hiện được địa vị và quyền lực cao nhất của chủ nhân.

Su hoi ngo ky dieu cua chiec tu go quy tu thoi Khang Hy-Hinh-4
Một chiếc tủ làm bằng gỗ tử đàn có cấu trúc khác biệt đặt trong Bảo tàng Cung điện Bắc Kinh - Nguồn ảnh: The Value
Trước đó cũng có một chiếc tủ của hoàng đế cực kì nổi tiếng có thiết kế, họa tiết tương tự, chỉ khác về cấu trúc, được đặt trong phòng ngủ phía sau Điện Dưỡng Tâm thuộc Bảo tàng Cung điện Bắc Kinh. Chiếc tủ đó được thiết kế để phù hợp với căn phòng từng là nơi ở chính của Hoàng đế Ung Chính (1722 - 1735) và được để lại cho cả những hoàng đế đời sau nữa. 

Cố cung lưu giữ bức tranh vẽ hổ ốm đói, chuyên gia tìm thấy chân tướng

Không chỉ bức tranh này, mà cả những con hổ trong nhiều bức tranh động vật khác của Hoa Nham cũng có dáng vẻ tương tự, cô đơn và đau khổ.

Cố cung lưu giữ bức tranh vẽ hổ ốm đói, chuyên gia tìm thấy chân tướng

Là cung điện hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh ở Trung Quốc, Cố cung gìn giữ rất nhiều bảo vật chứa đựng giá trị lịch sử và văn hóa nghệ thuật to lớn.

"Dương Châu bát quái" nhà Thanh là tập hợp 8 người bao gồm họa gia, thi sĩ đại tài, đã để lại cho hậu thế rất nhiều tác phẩm quý giá. Bạn có thể biết Tề Bạch Thạch nổi tiếng với bộ tranh vẽ tôm thư pháp, hay Từ Bi Hồng với loạt tác phẩm vẽ ngựa sống động.

Đọc nhiều nhất

Tin mới