Cây sa la gắn với sự kiện đức Phật nhập Niết bàn

Tại Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam và một số quốc gia Phật giáo thì cây sa la thường bị nhầm lẫn với cây đầu lân, cây vô ưu.

Cây sa la gắn với sự kiện đức Phật nhập Niết bàn
Do đó tại các chùa chiền cũng thường trồng cây đầu lân.
Trong kinh điển Phật giáo, có ba loài cây thiêng liên quan đến cuộc đời của đức Phật đó là cây Vô ưu (Saraca indica) khi đức Phật đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni, cây Bồ đề (Ficus religiosa, Bodhi) khi đức Phật thành đạo tại Bồ Đề Đạo Tràng và cây sa la khi đức Phật nhập Niết bàn tại Câu Thi Na.
Vì thế ngày nay, ngoài cây bồ đề, cây sa la cũng được trồng tại các khuôn viên của các chùa.
Hoa đầu lân. Sưu tầm trên Internet.
 Hoa đầu lân. Sưu tầm trên Internet.
Tuy nhiên, tại Sri Lanka, Thái Lan và một số quốc gia Phật giáo như ở tại Việt Nam thì cây sa la thường bị nhầm lẫn với cây đầu lân, cũng như với cây vô ưu. Do đó tại các chùa chiền cũng thường trồng cây đầu lân.
Sala (Ta-la) có nhiều tên gọi: Sa la, Sal, Shorea robusta, là một loại cây tìm thấy ở Ấn Độ, miền Nam dãy núi Hy Mã Lạp, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á.
Hoa sa la ở khu tháp đức Phật nhập Niết bàn ở Câu Thi Na, Ấn Độ.
 Hoa sa la ở khu tháp đức Phật nhập Niết bàn ở Câu Thi Na, Ấn Độ.
Cây Sa la là loại cây nguyên sinh ở Ấn Độ; còn cây đầu lân hay hàm rồng là cây nguyên sinh ở Nam Mỹ và ngày nay cũng được đem trồng khắp nơi. Sự nhầm lẫn lộn này bắt nguồn từ thế kỷ XVII khi người Bồ Đào Nha đem giống cây hàm rồng trồng tại nhiều nơi ở đảo Tích Lan (Sri Lanka). Từ đó, giống cây hàm rồng này được trồng tại nhiều chùa ở Tích Lan và các chùa trong vùng Đông Nam Á.
Nếu gặp một người Âu Mỹ rành về cây cối, khi nhìn hoa đầu lân, họ sẽ nói ngay đó là cây canonball! Nhất là những người sống ở Nam Mỹ, bởi cây đầu lân có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Và những người Ấn Độ đều biết rành cây sa la, họ gọi là "sal tree", vì loại cây đó được trồng thành rừng, có thân thẳng, thịt gỗ cứng, rất thích hợp cho việc xây dựng và đóng bàn ghế.
Chúng tôi có sưu tầm hoa hàm rồng, đưa lên facebook cá nhân, hỏi ý kiến mọi người và cũng được nhiều ý kiến khác nhau, chúng tôi cũng thấy các trang báo khác cũng có viết về cây sa la, nhưng ảnh chụp lại là cây hàm rồng, cũng đều có sự nhầm lẫn do chưa tìm hiểu hoặc không biết.
Cây đầu lân dễ trồng, lại có hoa màu sắc hình dáng đẹp, hấp dẫn, được trồng phổ biến khắp nơi.
Hiện ở Việt Nam chưa phổ biến nhiều cây sa la, bởi cây sa la khó trồng, chỉ thích hợp với khí hậu khô lạnh. Một lý do nữa đó là mỗi năm hoa sa la chỉ trổ hoa một lần, hình dạng màu sắc không hấp dẫn, không đẹp mắt như hoa đầu lân.

Lắng lòng ngắm những loài hoa linh thiêng nhà Phật

Lắng lòng ngắm những loài hoa linh thiêng nhà Phật

Phật Niết-bàn nằm nghiêng bên nào?

Nằm nghiêng bên phải là một trong những đặc điểm quan trọng của tướng Niết-bàn.

Phật Niết-bàn nằm nghiêng bên nào?
HỎI: Tôi đọc trong kinh sách được biết khi Đức Phật nhập Niết-bàn, nằm nghiêng bên phải. Nhưng gần đây, tôi thấy ở một ngôi chùa lớn có tượng Phật Niết-bàn năm nghiêng về bên trái? Không biết người tạo tượng có sư nhâm lẫn gi không?

Tu pháp môn niệm Phật, thờ Bồ tát Quán Thế Âm?

Mỗi vị Bồ tát đều có phát khởi hạnh nguyện riêng. Do vì trong lúc tu nhân, các Ngài mỗi người đều phát đại nguyện độ sinh khác nhau.

Tu pháp môn niệm Phật, thờ Bồ tát Quán Thế Âm?
Như Bồ Tát Quán Thế Âm Ngài phát đại nguyện là tầm thinh cứu khổ chúng sanh ở cõi Ta bà này.

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.