Câu chuyện về tấm lòng nhân hậu của bà cụ người Mông ở Hà Giang

Bà Giàng Thị Sáng là người dân tộc Mông trú tại tỉnh Hà Giang. Nhà bà Sáng có 5 đứa con, gia đình khá khó khăn nhưng bà không hề đắn đo suy nghĩ khi đón thêm một đứa trẻ côi cút về nuôi.

Câu chuyện về tấm lòng nhân hậu của bà cụ người Mông ở Hà Giang
Dù nhà nghèo vẫn nhận trẻ về nuôi
Cau chuyen ve tam long nhan hau cua ba cu nguoi Mong o Ha Giang
Bà Sáng nói : “Nhà nghèo rồi thêm một đứa nữa cũng không sao. Nó tội lắm” Ảnh: V.Mai 
Bà Giàng Thị Sáng (sinh năm 1940) là người dân tộc Mông trú tại thôn Lùng Vi, xã Nà Khương, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Nhà Bà Sáng có 5 đứa con nhưng các con đều lập gia đình xa, bà ở với con út (Sùng Seo Lình), gia đình khá khó khăn...
Sùng Lềnh hàng xóm của bà Sáng cho biết: “Gia đình bà Sáng thuộc hộ nghèo “bền vững” lâu nay vẫn chưa tháo gỡ được, đặc biệt là chỗ ở của gia đình bà Sáng cho đến nay vẫn chưa có điện lưới quốc gia, một phần là vì địa hình phức tạp và một phần do hoàn cảnh còn quá khó khăn. Tôi rất khâm phục tấm lòng nhân ái của bà ấy”.
Vào năm 2006, bà vô tình biết đến trường hợp em Sùng Mí Lử ở xã Pha Long, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai do bố mẹ bất đồng, mẹ trốn đi Trung Quốc, bố không may tai nạn mất sớm, khiến em lâm vào tỉnh cảnh côi cút.
“Khi biết được chuyện của Lử, tôi bắt xe khách sang đón cháu về để nuôi, nhưng anh em bên đó không đồng ý, tôi đành về. Rồi bất ngờ sau đó, họ lại bảo cho tôi nuôi thì tôi lại qua đón cháu về” Bà Sáng cho biết.
Nay bà Sáng đã gần 80 tuổi, sức khoẻ cũng không còn như trước. Nhưng bà cụ người Mông vẫn cố gắng đi làm cùng gia đình, để giúp được phần nào đó. Bà nói “Vụ này tôi cố trồng 30kg giống ngô, để lấy tiền mua quần áo cho chúng nó đi học, dù không phải là con đẻ nhưng tôi đã nuôi thì phải có trách nhiệm với nó và yêu thương nó như con mình”
Yêu thương như con đẻ
Khi mới đón em Lử về ở với bà, lúc đó Lử tầm 4 tuổi vì hoàn cảnh khó khăn nên Lử ở nhà chăn trâu giúp bà, không được đến trường như bạn bè.
Đến khi Lử được 10 tuổi mới bắt đầu học lớp 1, Lử hiện đang là học sinh lớp 5, trường Bán trú tiểu học Nà Khương, em luôn đạt thành tích khá cao trong học tập.
Cô giáo chủ nhiệm Lử cho biết: “Ở lớp, em Lử là học sinh lớn tuổi hơn các bạn, nhưng em luôn đoàn kết và nỗ lục trong học tập. Lử suy nghĩ người lớn lắm, cuối tuần học xong là chạy vội về để giúp gia đình, em là một trong những tấm gương để các bạn khác phải học theo”.
Cau chuyen ve tam long nhan hau cua ba cu nguoi Mong o Ha Giang-Hinh-2
 Lử luôn dạy các em học khi ở nhà, lúc chăn trâu. Ảnh: V.Mai
Bà Sáng ngậm ngùi chia sẻ: “Trước tôi cứ nghĩ nhà nghèo quá, nó không có bố mẹ mình đưa nó về cho ăn no có nhà ở là được. Nhưng thấy nó muốn đi học quá tôi phải đi xin cho nó học, tôi muốn bù đắp những tổn thương mà thằng bé không may gặp phải.” Bà cũng đã khai sinh cho Lử là con cả của con trai út của bà, để cho Lử cũng có đầy đủ cha mẹ như các bạn trẻ nhỏ ở trong làng.
Sùng Lình (con trai út bà Sáng) chia sẻ: "Mẹ tôi là người rất tốt bụng, mẹ thương tôi bấy nhiêu thì cũng thương Lử như thế. Hiện mẹ còn nuôi lợn, gà để lo cho Lử sau này cưới vợ, vì nhà nghèo đông con nên phải sắm từ bây giờ.”
Lử nghẹn ngào chia sẻ rằng: “Nếu không có bà chắc em bị bán đi rồi. Nên em luôn coi bà như mẹ đẻ của mình, nhiều lúc thấy vất vả quá em chỉ muốn bỏ học về giúp bà trồng ngô, nhưng bà không đồng ý nên em nghĩ mình phải gắng học giỏi để không phụ lòng và sau này còn có cơ hội báo ơn bạ cụ người dân tộc Mông”.

Người dân tộc Mông ăn Tết như thế nào?

Hàng năm khi hoa đào, hoa mận nở trắng rừng cũng là lúc người H'Mông bắt đầu đón Tết. Người dân tộc Mông ăn Tết thường kéo dài nhiều ngày.

Người dân tộc Mông ăn Tết như thế nào?
Video: Người dân tộc Mông ăn Tết như thế nào:

Chùm ảnh: Độc đáo Tết người Mông trên cao nguyên Mộc Châu

(Kiến Thức) - Dưới rừng hoa mơ trắng xóa, những chàng trai Mông thổi lên điệu kèn môi da diết cho người con gái mình yêu. Tiếng kèn môi réo rắt, len lỏi vào khe núi, hòa vào tiếng gió.

Chùm ảnh: Độc đáo Tết người Mông trên cao nguyên Mộc Châu
Chum anh: Doc dao Tet nguoi Mong tren cao nguyen Moc Chau (Cai tet)
 Năm nào cũng vậy, khi những nụ hoa mơ, hoa mận hé khỏi nụ trong e ấp trước gió đông, xòe những cánh hoa trắng muốt đón nắng xuân về trên khắp nẻo núi rừng Tây Bắc, ấy là thời khắc đông qua, xuân đến. Ấy là mùa xuân đang về trên bản Pa Khen. Người dân tộc Mông ở bản Pa Khen (Mộc Châu, Sơn La) rộn ràng không khí Tết cũng từ ngày những nụ hoa bắt đầu ra sắc trắng. Những chàng trai, cô gái xúng xính váy áo, những dứa trẻ ríu rít dắt nhau, người già và người trẻ cùng đổ về những khu đất rộng nhất trong bản, dưới mầu trắng của hoa mơ hoa mận, họ cùng vui hội ngày xuân. Sở dĩ gọi là “xuân trắng” bởi vào cứ vào xuân, khắp bản Pa Khen là một mầu trắng của hoa mơ hoa mận. Trắng ở trên đầu, trắng cả dưới lối chân đi. Sắc hoa mơ hoa mận phủ trắng rừng trắng núi, sắc trắng vào tận trong các ngôi nhà, sắc trắng cả lên trên vai áo những chàng trai cô gái đi hội ngày xuân.
Chum anh: Doc dao Tet nguoi Mong tren cao nguyen Moc Chau (Cai tet)-Hinh-2
 Sáng ngày 30 Tết, theo phong tục người Mông ở Mộc Châu, mọi thành viên trong các gia đình đều trở về nhà, cùng gia đình nhộn nhịp chuẩn bị đón Tết. Dù trong năm có khó khăn thì Tết nhà nhà cũng đều mổ lợn, nhà giàu mổ lợn to, nhà nào khó khăn thì con lợn bé hơn. Nhà nào cũng giã bánh giầy, cũng có gà ngon cúng ma nhà (tổ tiên) ngày 30 Tết.

Lai Châu: Đối tượng buôn ma túy dùng súng bắn trả cảnh sát

(Kiến Thức) - Bị cảnh sát vây bắt vì buôn ma túy đối tượng Hạng A Lau đã rút súng bắn thẳng vào lực lượng Công an rồi bỏ lại “hàng trắng” định chạy thoát thân.

Lai Châu: Đối tượng buôn ma túy dùng súng bắn trả cảnh sát
Tại cuộc họp báo chiều 28/2, Công an huyện Tân Uyên (tỉnh Lai Châu) cho biết, đơn vị đã phá thành công Chuyên án 217L, bắt quả tang hai đối tượng vận chuyển trái phép chất ma túy dùng súng bắn trả cảnh sát là Hạng A Lau (SN 1965, trú tại bản Tà Số, xã Chiềng Hắc) và Sồng Thị Dí (SN 1976, trú tại bản Co Cháy, xã Lóng Sập cùng thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La).
Đầu năm 2017, sau khi tiếp nhận nguồn tin về đường dây vận chuyển ma túy từ Sơn La qua huyện Tân Uyên sang Lào Cai và đưa qua Trung Quốc, cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Uyên đã báo cáo ban giám đốc Công an tỉnh Lai Châu chỉ đạo thành lập chuyên án 217L. Đến ngày 24/2, ban chuyên án nhận được nguồn tin trinh sát sẽ có hai đối tượng là người dân tộc Mông vận chuyển ma túy từ Sơn La đi qua huyện Tân Uyên. Đến 14h30 ngày 24/2, tại Km 379 (thuộc địa phận bản Chom Chăng, xã Thân Thuộc, huyện Tân Uyên) tổ công tác phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông Công an huyện phát hiện hai đối tượng (nam là Hạng A Lau; nữ là Sồng Thị Dí) điều khiển xe máy theo hướng từ huyện Than Uyên đi Tân Uyên có nhiều biểu hiện nghi vấn nên đã ra tín hiệu dừng xe để kiểm tra.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.