Câu chuyện đẫm máu về thiết giáp hạm bằng bê-tông của Mỹ

Câu chuyện đẫm máu về thiết giáp hạm bằng bê-tông của Mỹ

Khi đến vịnh Manila của Philipppines sẽ thấy một pháo đài bê tông nổi lên giữa biển với 4 nòng pháo chĩa ra đại dương. Đó là Fort Drum, một trong những lô cốt kiên cố do Mỹ xây dựng và được ví như "thiết giáp hạm không thể chìm".

Philippines cùng Puerto Rico và Guam là các thuộc địa được Tây Ban Nha nhượng lại cho Mỹ vào năm 1898, sau thất bại trong  Chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ. Để bảo vệ thuộc địa mới khỏi nguy cơ xâm lược, Mỹ đã xây dựng hệ thống căn cứ, nhằm ngăn tàu chiến đối phương đi vào vịnh Manila.
Philippines cùng Puerto Rico và Guam là các thuộc địa được Tây Ban Nha nhượng lại cho Mỹ vào năm 1898, sau thất bại trong Chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ. Để bảo vệ thuộc địa mới khỏi nguy cơ xâm lược, Mỹ đã xây dựng hệ thống căn cứ, nhằm ngăn tàu chiến đối phương đi vào vịnh Manila.
Washington đã gia cố bốn hòn đảo trước cửa vịnh Manila, gồm Corregidor, Caballo, Carabao và El Frail trong giai đoạn 1909-1913, biến chúng thành các pháo đài với tên gọi lần lượt là Fort Mills, Fort Hughes, Fort Frank và Fort Drum.
Washington đã gia cố bốn hòn đảo trước cửa vịnh Manila, gồm Corregidor, Caballo, Carabao và El Frail trong giai đoạn 1909-1913, biến chúng thành các pháo đài với tên gọi lần lượt là Fort Mills, Fort Hughes, Fort Frank và Fort Drum.
Fort Mills là pháo đài lớn và quan trọng nhất, trong khi Fort Drum có hình dáng độc đáo nhất vì bề ngoài giống với một thiết giáp hạm thực sự. Để xây dựng Fort Drum, lực lượng công binh thủy quân lục chiến Mỹ phải san phẳng đảo El Frail, sau đó đổ bê tông tạo thành lô cốt có hình thiết giáp hạm.
Fort Mills là pháo đài lớn và quan trọng nhất, trong khi Fort Drum có hình dáng độc đáo nhất vì bề ngoài giống với một thiết giáp hạm thực sự. Để xây dựng Fort Drum, lực lượng công binh thủy quân lục chiến Mỹ phải san phẳng đảo El Frail, sau đó đổ bê tông tạo thành lô cốt có hình thiết giáp hạm.
Pháo đài dài 73 m, rộng gần 49 m, cao 12 m so với mực nước biển, có tường dày 9-12 m và mặt trần dày 6 m. Bên trong pháo đài có 4 tầng được kết nối bằng trục đường hầm chạy dọc hòn đảo.
Pháo đài dài 73 m, rộng gần 49 m, cao 12 m so với mực nước biển, có tường dày 9-12 m và mặt trần dày 6 m. Bên trong pháo đài có 4 tầng được kết nối bằng trục đường hầm chạy dọc hòn đảo.
Pháo đài Fort Drum được trang bị 13 pháo các loại, chia thành 4 khẩu đội. Khẩu đội chủ lực gồm Wilson và Marshall, được trang bị hai tháp pháo nòng đôi cỡ 355,6 mm, có khả năng bắn chìm mọi tàu chiến vào thời điểm đó từ khoảng cách hơn 20 km.
Pháo đài Fort Drum được trang bị 13 pháo các loại, chia thành 4 khẩu đội. Khẩu đội chủ lực gồm Wilson và Marshall, được trang bị hai tháp pháo nòng đôi cỡ 355,6 mm, có khả năng bắn chìm mọi tàu chiến vào thời điểm đó từ khoảng cách hơn 20 km.
Khẩu đội Roberts được trang bị 4 pháo 152 mm, trong ụ cố định để bảo vệ bãi thủy lôi. Khẩu đội cuối cùng không có tên riêng, được triển khai ba pháo 76 mm, trong đó hai khẩu làm nhiệm vụ phòng không.
Khẩu đội Roberts được trang bị 4 pháo 152 mm, trong ụ cố định để bảo vệ bãi thủy lôi. Khẩu đội cuối cùng không có tên riêng, được triển khai ba pháo 76 mm, trong đó hai khẩu làm nhiệm vụ phòng không.
Mỹ còn bố trí lực lượng đồn trú gồm 200 binh sĩ trong pháo đài, được trang bị nhiều đèn pha đường kính 2,4 m để hỗ trợ chiến đấu ban đêm. Quá trình xây dựng Fort Drum được tiến hành trong giai đoạn 1909-1919. Sau khi hoàn thành, nó được coi là pháo đài bất khả xâm phạm, với mọi loại vũ khí trên thế giới vào thời điểm đó.
Mỹ còn bố trí lực lượng đồn trú gồm 200 binh sĩ trong pháo đài, được trang bị nhiều đèn pha đường kính 2,4 m để hỗ trợ chiến đấu ban đêm. Quá trình xây dựng Fort Drum được tiến hành trong giai đoạn 1909-1919. Sau khi hoàn thành, nó được coi là pháo đài bất khả xâm phạm, với mọi loại vũ khí trên thế giới vào thời điểm đó.
Các pháo đài này lần đầu tham gia thực chiến vào năm 1941, khi Nhật Bản ném bom đảo Corregidor và các đảo khác ngày 29/12/1941 và 2-6/1/1942. Pháo đài Fort Mills trên đảo Corregidor bị thiệt hại nặng, nhưng các pháo phòng không vẫn tiếp tục hoạt động, bắn rơi nhiều máy bay Nhật. Trong khi đó, Fort Drum vẫn nguyên vẹn dù bị oanh tạc dữ dội.
Các pháo đài này lần đầu tham gia thực chiến vào năm 1941, khi Nhật Bản ném bom đảo Corregidor và các đảo khác ngày 29/12/1941 và 2-6/1/1942. Pháo đài Fort Mills trên đảo Corregidor bị thiệt hại nặng, nhưng các pháo phòng không vẫn tiếp tục hoạt động, bắn rơi nhiều máy bay Nhật. Trong khi đó, Fort Drum vẫn nguyên vẹn dù bị oanh tạc dữ dội.
Nhật Bản sau đó từ bỏ chiến dịch oanh tạc các pháo đài, vì quá tốn kém về khí tài và nhân mạng, trong khi hiệu quả không cao. Họ chuyển sang tấn công quân Mỹ đồn trú ở Bataan trên đất liền.
Nhật Bản sau đó từ bỏ chiến dịch oanh tạc các pháo đài, vì quá tốn kém về khí tài và nhân mạng, trong khi hiệu quả không cao. Họ chuyển sang tấn công quân Mỹ đồn trú ở Bataan trên đất liền.
Sau khi lực lượng Mỹ thất thủ ở Bataan ngày 25/1/1942, Nhật bắt đầu chuẩn bị cho chiến dịch pháo kích các pháo đài nổi ở vịnh Manila. Từ ngày 5/2, dưới sự chỉ huy của thiếu tướng Toshinori Kondo, quân Nhật sử dụng hai pháo 155 mm và 4 pháo 105 mm công kích pháo đài Fort Drum. Tuy nhiên, pháo đài này vẫn nguyên vẹn dù bị trúng hơn 100 quả đạn pháo.
Sau khi lực lượng Mỹ thất thủ ở Bataan ngày 25/1/1942, Nhật bắt đầu chuẩn bị cho chiến dịch pháo kích các pháo đài nổi ở vịnh Manila. Từ ngày 5/2, dưới sự chỉ huy của thiếu tướng Toshinori Kondo, quân Nhật sử dụng hai pháo 155 mm và 4 pháo 105 mm công kích pháo đài Fort Drum. Tuy nhiên, pháo đài này vẫn nguyên vẹn dù bị trúng hơn 100 quả đạn pháo.
Giữa tháng 2/1942, Nhật Bản tăng cường hỏa lực bằng hai pháo 150 mm. Các pháo đài Mỹ tìm cách bắn trả nhưng đều trượt mục tiêu vì không có trinh sát chỉ điểm vị trí địch. Sau khi thiếu tá Jess Villamor chụp ảnh các khẩu đội pháo Nhật từ trên không, quân Mỹ mới có những phát bắn trúng đích đầu tiên.
Giữa tháng 2/1942, Nhật Bản tăng cường hỏa lực bằng hai pháo 150 mm. Các pháo đài Mỹ tìm cách bắn trả nhưng đều trượt mục tiêu vì không có trinh sát chỉ điểm vị trí địch. Sau khi thiếu tá Jess Villamor chụp ảnh các khẩu đội pháo Nhật từ trên không, quân Mỹ mới có những phát bắn trúng đích đầu tiên.
Nhật Bản tiếp tục tăng viện 10 pháo 240 mm đến đồi Pico de Loro ở Calumpang, gần Fort Frank. Ngày 15/3-22/3, những khẩu pháo mới này tấn công 4 đảo pháo đài và phá hủy phần lớn vũ khí, nhưng các pháo 355,6 mm của Fort Frank chỉ bị hư hỏng. Fort Drum vẫn sống sót sau những đợt tấn công và chỉ bị sứt mẻ 0,1 m ở các bức tường bê tông.
Nhật Bản tiếp tục tăng viện 10 pháo 240 mm đến đồi Pico de Loro ở Calumpang, gần Fort Frank. Ngày 15/3-22/3, những khẩu pháo mới này tấn công 4 đảo pháo đài và phá hủy phần lớn vũ khí, nhưng các pháo 355,6 mm của Fort Frank chỉ bị hư hỏng. Fort Drum vẫn sống sót sau những đợt tấn công và chỉ bị sứt mẻ 0,1 m ở các bức tường bê tông.
Quân Nhật lên kế hoạch chiếm Corregidor và các đảo pháo đài khác sau khi lực lượng Mỹ ở Bataan đầu hàng ngày 9/4/1942. Nhật huy động hơn 100 khẩu pháo cỡ nòng 75-240 mm để tấn công 4 pháo đài Mỹ dưới sự yểm trợ của khoảng 50 oanh tạc cơ từ ngày 11/4. Trừ Fort Drum, toàn bộ pháo trên những căn cứ còn lại đều bị hủy diệt.
Quân Nhật lên kế hoạch chiếm Corregidor và các đảo pháo đài khác sau khi lực lượng Mỹ ở Bataan đầu hàng ngày 9/4/1942. Nhật huy động hơn 100 khẩu pháo cỡ nòng 75-240 mm để tấn công 4 pháo đài Mỹ dưới sự yểm trợ của khoảng 50 oanh tạc cơ từ ngày 11/4. Trừ Fort Drum, toàn bộ pháo trên những căn cứ còn lại đều bị hủy diệt.
Để hạ Fort Drum, quân Nhật sử dụng máy bay tấn công liên tục trong 4 ngày, nhưng chỉ gây thiệt hại nhỏ cho khẩu đội Marshall. Đến ngày 5/3, mọi khẩu pháo của pháo đài này bị phá hủy trước khi Nhật Bản tung hai tiểu đoàn đột kích. Ngày 6/5, tướng Wainwright, chỉ huy lực lượng Mỹ ở Fort Drum, ra lệnh đầu hàng.
Để hạ Fort Drum, quân Nhật sử dụng máy bay tấn công liên tục trong 4 ngày, nhưng chỉ gây thiệt hại nhỏ cho khẩu đội Marshall. Đến ngày 5/3, mọi khẩu pháo của pháo đài này bị phá hủy trước khi Nhật Bản tung hai tiểu đoàn đột kích. Ngày 6/5, tướng Wainwright, chỉ huy lực lượng Mỹ ở Fort Drum, ra lệnh đầu hàng.
Mỹ bắt đầu giải phóng Philippines từ 20/10/1944, một trong những mục tiêu quan trọng nhất là Fort Drum. Sự kiên cố của pháo đài buộc lực lượng Mỹ sử dụng chiến thuật đặc biệt để giành lại quyền kiểm soát.
Mỹ bắt đầu giải phóng Philippines từ 20/10/1944, một trong những mục tiêu quan trọng nhất là Fort Drum. Sự kiên cố của pháo đài buộc lực lượng Mỹ sử dụng chiến thuật đặc biệt để giành lại quyền kiểm soát.
Ngày 13/4/1945, Mỹ điều một tàu đổ bộ hạng trung (LSM) và một xuồng đổ bộ cơ giới (LCM) áp sát Fort Drum, đồng thời triển khai một trung đội bắn tỉa cảnh giới để công binh đặt thuốc nổ.
Ngày 13/4/1945, Mỹ điều một tàu đổ bộ hạng trung (LSM) và một xuồng đổ bộ cơ giới (LCM) áp sát Fort Drum, đồng thời triển khai một trung đội bắn tỉa cảnh giới để công binh đặt thuốc nổ.
Các thủy thủ trên tàu LCM đổ 11.356 lít dầu và xăng vào một số lỗ thông hơi của pháo đài, trong khi nhiều khối bộc phá được nhồi vào một số vị trí khác. Tàu Mỹ di chuyển đến vị trí an toàn rồi kích nổ bộc phá, tạo ra vụ nổ dây chuyền thổi bay cửa chính có đường kính một mét, nặng hơn một tấn của pháo đài.
Các thủy thủ trên tàu LCM đổ 11.356 lít dầu và xăng vào một số lỗ thông hơi của pháo đài, trong khi nhiều khối bộc phá được nhồi vào một số vị trí khác. Tàu Mỹ di chuyển đến vị trí an toàn rồi kích nổ bộc phá, tạo ra vụ nổ dây chuyền thổi bay cửa chính có đường kính một mét, nặng hơn một tấn của pháo đài.
Đám cháy do hỗn hợp dầu và xăng gây ra kéo dài trong suốt nhiều ngày. Quân Mỹ chỉ có thể tiến vào trong pháo đài khi ngọn lửa tự tắt hôm 18/4 và phát hiện 65 thi thể cháy đen của lính Nhật, giành lại quyền kiểm soát Fort Drum. Ngày nay, Fort Drum không còn tác dụng quân sự và chỉ là phế tích nằm ở cửa vịnh Manila. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đám cháy do hỗn hợp dầu và xăng gây ra kéo dài trong suốt nhiều ngày. Quân Mỹ chỉ có thể tiến vào trong pháo đài khi ngọn lửa tự tắt hôm 18/4 và phát hiện 65 thi thể cháy đen của lính Nhật, giành lại quyền kiểm soát Fort Drum. Ngày nay, Fort Drum không còn tác dụng quân sự và chỉ là phế tích nằm ở cửa vịnh Manila. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mỹ đổ bộ chiếm lại pháo đài Fort Drum - nơi được mệnh danh là "thiết giáp hạm không thể chìm".

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.