Cát tặc cũng hoành hành dữ dội ở Ấn Độ

(Kiến Thức) - Nhiều bãi biển, đáy sông trên khắp Ấn Độ đang bị tàn phá nghiêm trọng do vấn nạn cát tặc cũng hoành hành dữ dội ở quốc gia Châu Á này.

Phóng viên của Foreign Correspondent đã mạo hiểm theo dõi bọn cát tặc ở Ấn Độ để ghi lại hoạt động khai thác cát trái phép. Họ đã tới vùng Bundelkhand, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, để tìm hiểu vấn nạn cát tặc hoành hành dữ dội ở Ấn Độ.
Cát được ví như vàng ở Ấn Độ, đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp xây dựng đang bùng nổ vốn tạo việc làm cho hơn 35 triệu người và có giá trị trên 126 tỷ USD mỗi năm ở quốc gia Châu Á này.
Những cát tặc có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như công cụ nạo vét công nghệ cao hoặc tay không để trộm cát. Tại sông Thane ở thành phố Mumbai, nhiều ngư dân địa phương lặn xuống độ sâu tới 15 mét để lấy cát từ đáy sông.
Cat tac cung hoanh hanh du doi o An Do
Cảnh nạo vét cát gần Mahad. Ảnh: ABC.net.
Những người tham gia vào hoạt động khai thác cát trái phép này có thể là các đối tượng nguy hiểm. Bất cứ ai cố tình cản trở chúng sẽ bị đánh đập, thậm chí bị giết hại. Cuộc sống của nhiều nhà hoạt động đã bị đảo lộn bởi những tên tội phạm "thế giới ngầm" này.
Tại thành phố Noida ở vùng ngoại ô thủ đô New Delhi, Akaash Chauhan đang đấu tranh để đòi lại công lý. Được biết, cha của Akaash, ông Paleram Chauhan, đã bị bắn chết khi cố gắng bảo vệ mảnh đất quê nhà trước nạn cát tặc.
“Hoạt động khai thác cát trái phép vẫn tiếp diễn. Tôi và gia đình tôi sẽ đứng lên chống lại việc này”, Akaash chia sẻ.
Cat tac cung hoanh hanh du doi o An Do-Hinh-2
Hoạt động khai thác cát trái phép vào ban ngày gần Noida. Ảnh: ABC.net.
Sumaira Abdulali là một trong những nhà hoạt động tích cực chống lại hành vi khai thác cát trái phép và vấn nạn cát tặc ở Ấn Độ. Được biết, cô đã giành nhiều thời gian đi khắp đất nước để thu thập dữ liệu về thực trạng này.
Được biết, trong lúc cố gắng để bảo vệ bãi biển Kihim gần thành phố Mumbai, Sumaira đã bị bọn cát tặc đánh đập và phải nhập viện.
“Đây có lẽ là vấn nạn lớn nhất trong đất nước của chúng tôi”, cô Sumaira nói.
Trong khi đó, nhiều chính trị gia quyền lực và doanh nhân bị cáo buộc tiếp tay cho hoạt động bất hợp pháp này để đổi lấy sự hẫu thuẫn về tài chính. Họ không quan tâm đến thực trạng những bãi biển và đáy sông đã bị tàn phá nghiêm trọng, hệ sinh thái của con người bị hủy hoại vĩnh viễn.
Phóng viên của Foreign Correspondent đã ghi lại được cảnh các xe kéo chở cát hoạt động cả vào ban ngày lẫn đêm.
“Tôi cảm thấy tồi tệ khi làm công việc này nhưng tôi không thể làm được việc gì khác”, một người lái xe kéo phân trần.
Có thể nói, hoạt động khai thác cát trái phép là một bí mật dơ bẩn trong nền kinh tế đang bùng nổ ở Ấn Độ. Liệu chính quyền có muốn ngăn chặn thực trạng này khi đám cát tặc kiếm được 250 triệu USD mỗi năm?

Cuộc sống khắc nghiệt tận cùng của vàng tặc Mông Cổ

(Kiến Thức) - Tuy lao động với điều kiện khắc nghiệt, song cuộc sống của các "ninja" vàng tặc ở vùng đất Zaamarr của Mông Cổ lại khá nghèo nàn.

Tại vùng đất Zaamarr (cách thủ đô Ulan Bator 350 Km về phía tây), cuộc sống của người dân tham gia khai thác vàng đã được lột tả chân thực qua ống kính các phóng viên nước ngoài. Ông Otgol, 55 tuổi ở ảnh trên cho biết: “Khi bạn già, sẽ không có ai yêu thương bạn cả. Do vậy, bạn phải trang trải cho cuộc sống của mình. Hi vọng, tôi có thể kiếm 20 USD mỗi ngày”. Thông thường, mỗi thợ khai thác vàng nơi đây có thể kiểm từ 5-10 USD/ngày.
Tại vùng đất Zaamarr (cách thủ đô Ulan Bator 350 Km về phía tây), cuộc sống của người dân tham gia khai thác vàng đã được lột tả chân thực qua ống kính các phóng viên nước ngoài. Ông Otgol, 55 tuổi ở ảnh trên cho biết: “Khi bạn già, sẽ không có ai yêu thương bạn cả. Do vậy, bạn phải trang trải cho cuộc sống của mình. Hi vọng, tôi có thể kiếm 20 USD mỗi ngày”. Thông thường, mỗi thợ khai thác vàng nơi đây có thể kiểm từ 5-10 USD/ngày.

Nữ tặc trộm kim cương ly kỳ nhất nước Mỹ

Có cả một hồ sơ dày đến 20 trang mô tả “thành tích” của người đàn bà có tên Doris Payne – “siêu tặc nữ” trộm kim cương khét tiếng nhất.

Nếu kim cương là bạn tri kỷ của phụ nữ, thì Doris Payne đã không phải gặp một kẻ lạ hoắc trong suốt 6 thập niên qua. Là con gái của một thợ khai mỏ, chào đời ở vùng nông thôn Slab Fork (Tây Virginia, Mỹ), lão bà 85 tuổi này có lẽ là “siêu tặc nữ” trộm kim cương khét tiếng nhất trong lịch sử thế giới từ trước tới nay.

Chùm ảnh Brazil trấn áp vàng tặc ở rừng Amazon

(Kiến Thức) - Lực lượng đặc nhiệm bảo vệ môi trường Brazil ráo riết trấn áp đám vàng tặc tại các mỏ nằm sâu trong rừng Amazon mênh mông, rậm rạp.

Chum anh Brazil tran ap vang tac o rung Amazon
Sau chiến dịch kéo dài 5 ngày hồi tuần trước, lực lượng bảo vệ môi trường Brazil đã phá hủy 20 sà lan mà các đám vàng tặc sử dụng để vận chuyển thiết bị, vật tư đến những vùng xa xôi hẻo lánh trong rừng Amazon.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.