Tàu chở dăm gỗ chất đầy boong vẫn được cấp phép rời cảng. |
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có công văn yêu cầu xử lý trách nhiệm cá nhân liên quan. |
Tàu chở dăm gỗ chất đầy boong vẫn được cấp phép rời cảng. |
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có công văn yêu cầu xử lý trách nhiệm cá nhân liên quan. |
Ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục hàng hải (giữa) trao quyết định thành lập đại diện Cảng vụ hàng hải Nha Trang tại Trường Sa và bổ nhiệm ông Lê Văn Thành Khôi (trái) phụ trách đại diện - ảnh: VĂN KỲ |
Trong thời gian tới, Cảng vụ hàng hải Nha Trang tại Trường Sa sẽ triển khai công tác quản lý nhà nước về hoạt động hàng hải tại khu vực, tổ chức tốt công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan trong công tác tìm kiếm cứu nạn hàng hải, đảm bảo an ninh an toàn hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường...
Ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục Hàng hải, cho biết: “Việc thành lập và tổ chức hoạt động của đại diện Cảng vụ hàng hải Nha Trang tại Trường Sa giúp cho việc quản lý hoạt động của tàu thuyền đảm bảo an toàn, tự do hàng hải theo quy định của pháp luật Việt Nam và công ước của Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982. Sự hiện diện của cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam trên các vùng biển đảo thuộc chủ quyền góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam”.
Quyên góp, ủng hộ đồng bào, chiến sĩ huyện Trường Sa - ảnh: VĂN KỲ |
Tại buổi lễ, các cơ quan, đơn vị đã quyên góp được 408 triệu đồng ủng hộ người dân và chiến sĩ huyện đảo Trường Sa.
Dịp này, Cục Hàng hải cũng tặng quà cho đại diện thân nhân của 8 gia đình có người thân bị mất tích trong vụ tàu Phúc Xuân 68 bị chìm vào ngày 9/11; mỗi phần quà tặng trị giá 5 triệu đồng.
Buổi lễ cũng công bố vùng nước cảng biển Trường Sa.
Theo đó, Vùng nước cảng biển Trường Sa gồm Bến cảng Trường Sa; vùng nước cảng biển Khánh hòa gồm các bến cảng: Đầm Môn, Hòn khói, Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin, Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong, Trạm phân phối xi măng Ninh Thủy, Nha Trang, Học viện Hải quân, Ba Ngòi, K720 – Tổng công ty xăng dầu quân đội, Nhà máy xi măng Cam Ranh.
Tàu Hoàng Tuấn 28 chở hàng vượt mặt boong vẫn được cấp phép rời cảng. |
Cảng ĐTNĐ khu vực I cho rằng đó chỉ là “lỗi kỹ thuật” vì cán bộ của đơn vị này “không hiểu đúng quy định”. |
Việc cấp phép có vấn đề?
Khi tìm hiểu vụ việc này, PV Kiến Thức đã nhận được một số ý kiến của người dân Hải Phòng. Họ cho rằng, việc cấp phép cho tàu Hoàng Tuấn 28 rời cảng An Hòa là có chủ ý và không tán đồng với cách xử lý cán bộ của CVKVI.
Thời gian qua dư luận đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến việc nhiều tàu hàng hải có trọng tải khá lớn, chở hàng chất lên boong vượt qua quy định vẫn được cấp phép dù vi phạm an toàn hàng hải. Và việc cấp phép cho những tàu chở dăm gỗ cơi nới cao này do cán bộ thiếu hiểu biết hay biết mà vẫn cố tình làm ngơ? Thì nay vụ việc tàu Hoàng Tuấn 28 là câu trả lời rõ ràng nhất chứng minh việc cấp phép này là có vấn đề.
Trên thực tế, luật pháp đã có những quy định chặt chẽ về việc này. Cụ thể, điểm c, khoản 2, điều 59 nghị định 21/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định Cảng vụ không được cấp phép cho tàu biển rời cảng trong trường hợp: “Tàu thuyền chở hàng rời, ngũ cốc hoặc hàng siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm, hàng xếp trên boong mà chưa có đủ biện pháp phòng hộ cần thiết, phù hợp với nguyên tắc vận chuyển những loại hàng đó”. Và chiếu theo quy định này với tàu Hoàng Tuấn 28 thì dăm gỗ là hàng rời còn bị xếp cơi nới lên cao trên boong không thể áp dụng biện pháp để đảm bảo hàng hóa tạo thành khối đặc vững chắc liên kết chặt chẽ với tàu, nên rất hay bị xô, lệch mất cân bằng tàu, vi phạm an toàn hàng hải.
Rõ ràng việc cấp phép để những con tàu "siêu khủng" di chuyển trên biển như tàu Hoàng Tuấn 28 là có vấn đề. |
Hơn nữa, trong Nghị định 21/2012/NĐ-CP cũng nêu rõ tàu thuyền làm thủ tục xuất cảnh trách nhiệm thuộc về Cảng vụ Hàng hải. Vì thế, trong quá trình cấp phép cho tàu Hoàng Tuấn 28 di chuyển khi cơi nới dăm gỗ trên boong, vị Trưởng đại diện Cảng vụ ĐTNĐ Hải Phòng Hoàng Đình Lợi do chưa hiểu đúng quy định của đăng kiểm về xếp hàng gỗ dăm trên boong như kết luận của giám đốc Cảng vụ thì khó có thể thuyết phục được dư luận. Việc cấp phép này rõ ràng là có vấn đề còn người hiểu rõ vấn đề ấy không ai khác chính là ông Hoàng Đình Lợi và những người có liên quan.
BOX:Đã từng mắc lỗi hệ thống
Không chỉ vụ việc cấp phép cho tàu Hoàng Tuấn 28 gây lùm xùm dư luận, trước đây trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính cho các phương tiện rời cảng tại CVKVI và thậm chí lãnh đạo CVKVI cũng đã từng bị “mắc lỗi hệ thống”.
Cụ thể, trong Biên bản kiểm tra số 07/CVI – BKT (Biên bản 07) được lập vào hồi 11h30 ngày 12/4/2006 tại Đại diện cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I Cẩm Thạch nhưng chỉ có chữ ký của ông Bùi Tiến Dũng (Trưởng đại diện). Theo Biên bản 07, thành phần Ban kiểm tra gồm các ông: Phạm Minh Tuấn, Phó Giám đốc; Nguyễn Văn Tinh,Trưởng phòng KT-TC-KH; Nguyễn Tiến Dũng Trưởng phòng Pháp Chế. Đại diện cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I Cẩm thạch có các ông Bùi Tiến Dũng, Trưởng đại diện (hiện là Trưởng đại diện Cảng vụ Điền Công thuộc Cảng vụ đường thủy nội địa Quảng Ninh) và Văn Trọng Dũng, Phó trưởng Đại diện (hiện Giám đốc cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 1 ). Cũng theo Biên bản 07, tại nội dung “Thủ tục cấp phép cho phương tiện” có ghi: “Tàu biển thủ tục hành chính thiếu giấy phép cuối cùng như từ tháng 1 đến tháng 3 có đến 161 lượt tàu thiếu 83 giấy phép rời cảng…” và tại phần “kiến nghị” có ghi: “yêu cầu thủ tục hành chính cho phương tiện phải đầy đủ, có giấy phép rời cảng cuối cùng”. Qua tìm hiểu được biết, theo quy định pháp luật tại thời điểm trên, nếu tàu biển không có giấy phép rời cảng cuối cùng thì sẽ bị xử phạt với số tiền lên tới cả chục triệu đồng. Như vậy, nếu lãnh đạo Đại diện cảng vụ đường thủy khu vực I Cẩm Thạch “làm ngơ” cho 83 tàu kia “rời cảng” thì số tiền xử phạt lên tới hàng trăm triệu đồng trên hiện đang ở đâu (?!). Và không biết đến nay, 83 giấy phép rời cảng cuối cùng này đã có trong hồ sơ của cơ quan này chưa?
Để làm rõ vụ việc mà biên bản 07 đề cập từ năm 2006 đến nay vẫn còn mập mờ, PV đã mang biên bản này đến gặp những người có tên trong đoàn kiểm tra và người có chữ ký tại biên bản để làm việc. Trao đổi với PV, ông Bùi Tiến Dũng nguyên Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa Cẩm Thạch khẳng định, chữ ký tại Biên bản 07 là giả mạo và quá trình công tác không ít lần ông Dũng “gặp” trường hợp như vậy. Ông Bùi Tiến Dũng cho biết thêm, tất cả hồ sơ, thủ tục hiện vẫn còn được lưu tại CVKVI…Tuy nhiên, ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Pháp chế CVKVI sau khi xem biên bản 07 có tên ông trong đó, ông Dũng đã trả lời là có biên bản như vậy và chữ viết trong biên bản là của chính ông.
PV Kiến Thức sẽ tiếp tục cập nhật thông tin liên quan.
Cùng với ngập lụt thì trong những ngày mưa lũ này, điều mà người dân Thủ đô đang lo ngại là mối nguy rất nhiều cây chết khô bên ven đường có thể bị đổ sập bất cứ lúc nào trong cơn mưa. Ảnh chụp cây xà cừ chết khô trên đường Đê La Thành sáng 2/8 (trước cửa số nhà 1114). |