Cao Thị Ngọc Dung bốc hơi trăm tỷ, chồng lĩnh án chung thân

Cổ phiếu PNJ rớt giá khiến cho khối tài sản của "nữ tướng vàng bạc" Cao Thị Ngọc Dung bốc hơi gần 500 tỷ đồng, bất chấp kết quả kinh doanh khả quan.

Cao Thị Ngọc Dung bốc hơi trăm tỷ, chồng lĩnh án chung thân
Dẫn đầu ngành vàng về lợi nhuận
CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) của bà Cao Thị Ngọc Dung vừa công bố thông tin tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2018 bằng tiền với tỷ lệ 8%, tương ứng 800 đồng/cp, thời gian thực hiện là 14.1.2019.
Với 15,1 triệu cổ phiếu PNJ đang nắm giữ, bà Dung sẽ nhận về xấp xỉ 12,1 tỷ đồng. Với mức giá hiện tại trên sàn giao dịch chứng khoán là 94.400 đồng/cổ phiếu, giá trị lô cổ phiếu bà Dung nắm giữ lên tới trên 1.425 tỷ đồng
Trước đó, trong tháng 8 vừa qua, các cổ đông của PNJ trong đó có bà Dung cũng đã nhận cổ tức bằng tiền tỷ lệ 10%
Cao Thi Ngoc Dung boc hoi tram ty, chong linh an chung than
 
Ngoài ra, các cổ đông của doanh nghiệp vàng bạc đá quý này cũng được thưởng cổ phiếu tỷ lệ 2:1 và đồng thời phát hành cổ phiếu cho 466 cán bộ công nhân viên công ty theo chương trình lựa chọn người lao động trong công ty với tỷ lệ 3% số lượng cổ phiếu đang lưu hành, tương đương gần 4,9 triệu cổ phiếu theo phương án đã được thông qua tại nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niêm 2018.
Tới thời điểm này, PNJ của bà Cao Thị Ngọc Dung vẫn là một doanh nghiệp hàng đầu và nổi bật trong năm 2018 với kết quả kinh doanh ấn tượng, lãi gấp nhiều lần 2 đối thủ khác là DOJI và SJC cho dù doanh thu không nhiều bằng. Con số lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm PNJ đạt 870 tỷ đồng,
Ít người biết rằng, “đế chế trang sức” PNJ từng cán mốc doanh thu 10.000 tỷ đồng vào năm 2009, tiếp tục tăng lên gần 14.000 tỷ vào năm 2010 và cán mốc 18.000 tỷ đồng vào năm 2011.
Năm 2017, PNJ của bà Cao Thị Ngọc Dung mới trở lại mốc “doanh thu vạn tỷ” với 11.049 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận đã gấp 3,3 lần năm 2009, gấp 3,4 lần năm 2010 và gấp 2,9 lần năm 2011. Hay theo cách tính toán khác, lợi nhuận năm 2017 của PNJ cao hơn lợi nhuận của cả năm 2009, năm 2010 và năm 2011 cộng lại.
Cao Thi Ngoc Dung boc hoi tram ty, chong linh an chung than-Hinh-2
 
So với các đối thủ cùng ngành, năm 2017, PNJ lãi gấp 6 lần Doji và SJC cộng lại dù doanh thu chỉ bằng một góc nhỏ. Có lẽ nhờ sức hấp dẫn từ kết quả kinh doanh, ngay sau khi PNJ “hở room”, khối ngoại đã nhanh chóng mua vào 2,38 triệu cổ phiếu doanh nghiệp này với mức giá trần 106.400 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị 253,2 tỷ đồng thông qua phương thức thỏa thuận khiến PNJ lập tức kín room.
Trần Phương Bình lĩnh án chung thân, tài sản bà Cao Thị Ngọc Dung bốc hơi gần 500 tỷ
Bức tranh lợi nhuận khởi sắc, thế nhưng giá cổ phiếu PNJ của bà Cao Thị Ngọc Dung trong những phiên giao dịch gần đây “bốc hơi” 5.000 đồng/cp so với phiên giao dịch ngày 17.12
Nếu so với đỉnh cao hồi giữa tháng 10, PNJ đã giảm gần 16.000 đồng/cp, từ mức 110.000 đồng xuống còn 94.000 đồng/cp.
Cao Thi Ngoc Dung boc hoi tram ty, chong linh an chung than-Hinh-3
Diễn biến cổ phiếu PNJ 
Với mức giảm nói trên, vốn hóa của PNJ đã bốc hơi khoảng 1.450 tỷ đồng. Trong khi đó, túi tiền của bà Cao Thị Ngọc Dũng cũng đã giảm khoảng 470 tỷ đồng xuống còn hơn 1.425 tỷ đồng như hiện tại.
Cùng thời điểm giá cổ phiếu PNJ đi xuống, ông Trần Phương Bình, chồng bà Dung nhận án chung thân từ những sai phạm tại DongABank.
Cụ thể, TAND TP.HCM hôm qua 20.12 vừa tuyên án 26 bị cáo trong vụ án gây thiệt hại hơn 3.600 tỷ đồng xảy ra tại DongABank. Trong đó, bị cáo Trần Phương Bình (cựu tổng giám đốc DongABank, phó chủ tịch HĐQT, chủ tịch HĐ tín dụng) lãnh tổng mức án là tù chung thân. Còn “Vũ Nhôm” lãnh án 17 năm tù (cùng 8 năm tù án trước đó thành 25 năm tù).
Theo cáo trạng, bị cáo Trần Phương Bình đã nhiều năm liền che giấu hoạt động thua lỗ của DAB, che giấu hành vi phạm tội của bản thân trong suốt một thời gian dài khiến DongABank thua lỗ, không thể khắc phục được.
Bị cáo Trần Phương Bình vụ lợi cho bản thân, chỉ đạo cấp dưới thực hiện hàng loạt hành vi, thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản DongABank với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2015, ngân hàng này lỗ lũy kế hơn 31.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm hơn 25.000 tỷ đồng.
Trong quá trình xét xử, bà Cao Thị Ngọc Dung cũng đã có mặt với vai trò là người có quyền, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng
Cao Thi Ngoc Dung boc hoi tram ty, chong linh an chung than-Hinh-4
Sơ đồ vốn và mối liên hệ giữa PNJ và DongABank - ảnh Internet 
Theo Cơ quan Điều tra, bà Cao Thị Ngọc Dung khai chồng mình là ông Trần Phương Bình tự ý lấy tên Cao Thị Ngọc Dung, Cao Ngọc Liên, Trần Phương Ngọc Thảo, Trần Phương Ngọc Giao đứng tên mua cổ phần DongABank vào năm 2007 và 2009.
Họ không ký chứng từ nộp tiền, không nộp tiền mua cổ phần, số tiền mua tổng cộng hơn 3 tiệu cổ phần DongA Bank họ không biết ông Bình sử dụng từ nguồn tiền nào để mua.
Cơ quan Điều tra cũng cho biết, đối với trách nhiệm của bà Cao Thị Ngọc Dung, là vợ bị cáo Trần Phương Bình, quá trình điều tra giai đoạn 2 vụ án, cơ quan điều tra tiếp tục điều tra làm rõ trách nhiệm của bà Dung đối với khoản vay của PNJ tại DongA Bank, nếu xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc ông Bình lĩnh án chung thân có phải là nguyên nhân khiến cổ phiếu PNJ của nữ đại gia vàng này “rớt giá”?

Doanh thu khủng ngày Thần Tài, tài sản bà Ngọc Dung tiếp tục tăng?

Doanh thu ngày Thần Tài 2018 của CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) đạt hơn 750 tỷ, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây sẽ là hiệu ứng để cổ phiếu PNJ và tài sản bà Cao Thị Ngọc Dung tiếp tục tăng.

Doanh thu khủng ngày Thần Tài, tài sản bà Ngọc Dung tiếp tục tăng?
Khách hàng tấp nập ra vào PNJ trong ngày Thần Tài.
 Khách hàng tấp nập ra vào PNJ trong ngày Thần Tài.

Anh trai Lê Diệp Kiều Trang làm CEO PNJ thay bà Cao Thị Ngọc Dung

Ông Lê Trí Thông, anh trai tân giám đốc Facebook Việt Nam Lê Diệp Kiều Trang vừa được bổ nhiệm làm CEO PNJ thay bà Cao Thị Ngọc Dung.

Anh trai Lê Diệp Kiều Trang làm CEO PNJ thay bà Cao Thị Ngọc Dung

CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (Mã chứng khoán: PNJ) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Trí Thông làm tổng giám đốc điều hành thay thế cho bà Cao Thị Ngọc Dung.

Cặp đôi bậc nhất: Em gái quản Facebook Việt, anh sếp lớn đế chế kim tiền

Cặp anh em Lê Diệp Kiều Trang được xem là số 1 Việt Nam, điển hình của thế hệ doanh nhân thứ 2 đang lèo lái những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.

Cặp đôi bậc nhất: Em gái quản Facebook Việt, anh sếp lớn đế chế kim tiền
Sau khi thử sức khoảng 9 tháng tại vị trí ghế nóng bậc nhất tại Việt Nam: Giám đốc Facebook Việt Nam, kiều nữ Lê Diệp Kiều Trang (Christy Le) đã tuyên bố rút lui khỏi mạng xã hội lớn nhất thế giới và đang phát triển bùng nổ tại Việt Nam.
Lê Diệp Kiều Trang sẽ dành thời gian cho những ý tưởng mới và gia đình.
Nữ doanh nhân xinh đẹp và giỏi giang bậc nhất Việt Nam đã trải nghiệm một vị trí cực kỳ thách thức tại Facebook đúng như những gì đã chia sẻ hồi tháng 3 trước khi bước chân vào làm việc tại mạng xã hội của Mỹ.
Nữ doanh nhân Lê Diệp Kiều Trang được cộng đồng khởi nghiệp trong nước gọi là "cô gái vàng" với thành tích học tập đáng nể, với các danh hiệu thủ khoa đầu ra vào đầu vào tại trường Lê Hồng Phong ở TP.HCM, cho đến đến các đại học danh tiếng như Oxford ở Anh và chương trình MBA Sloan của Học viện Công nghệ Massachusettes (MIT) ở Mỹ.
Sau khi rời học viện công nghệ nổi tiếng thế giới MIT, Lê Diệp Kiều Trang đã làm việc tại công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới: McKinsey. Sau đó, cô gái sinh năm 1980 này đã cùng chồng là Sonny Vũ sáng lập nên Misfit Wearables. Công ty này sau đó đã được bán lại cho Fossil Group với giá 260 triệu USD năm 2015.
Sau một thời gian giữ vị trí CEO Fossil Việt Nam, Lê Diệp Kiều Trang chọn Facebook để có thể phát huy được kinh nghiệm làm việc của mình cả ở Việt Nam lẫn nước ngoài để kết nối cộng đồng doanh nghiệp tốt hơn.
Tuy nhiên, thách thức tại Facebook có lẽ lớn hơn những gì nữ doanh nhân xinh đẹp này đã nghĩ. Các vấn đề nội tại của Facebook (như bảo mật) và những thay đổi về chính sách trong và ngoài nước đã khiến Lê Diệp Kiều Trang bị chỉ trích khá nhiều.
Gần đây, có nhiều thông tin liên quan tới việc nhiều tài khoản Facebook tại Việt Nam bị đóng, với nhiều trong số đó liên quan tới các bài viết đụng chạm tới một số doanh nghiệp.
Cap doi bac nhat: Em gai quan Facebook Viet, anh sep lon de che kim tien
 Bà Lê Diệp Kiều Trang, CEO Facebook Việt Nam.
CEO Lê Diệp Kiều Trang sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm kinh doanh - bố là ông Lê Văn Trí, Phó Tổng giám đốc Công ty Cao su miền Nam (Casumina), anh trai Lê Trí Thông từng là Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi em gái trở thành người đứng đầu Facebook Việt Nam, ông Lê Trí Thông được bổ nhiệm làm CEO CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) thay cho bà Cao Thị Ngọc Dung (vợ ông Trần Phương Bình - nguyên TGĐ, phó chủ tịch DongABank).
Ông Lê Trí Thông sẽ vừa là TGĐ (từ 21/4/2018, trong 5 năm) và vừa là Phó Chủ tịch HĐQT của một doanh nghiệp bán lẻ vàng bạc trang sức lớn nhất Việt Nam (chiếm 27% thị phần) và đang có tốc độ phát triển dữ dội nhờ hệ thống cửa hàng mọc lên như nấm sau khi nhận vốn ngoại đầu tư trong thời gian gần đây.
Ông Lê Trí Thông sinh năm 1979, tốt nghiệp MBA hạng ưu tại đại học Oxford và là kỹ sư công nghệ hóa học.
Trước khi gia nhập PNJ, ông Thông đã trải qua nhiều vị trí quản lý khác nhau tại các tập đoàn quốc tế cũng như các tổ chức và doanh nghiệp tại Việt Nam. Ông Trí cũng đã từng gia nhập DongABank dưới thời ông Trần Phương Bình vào năm 2008.
Đến cuối 2012, ông Thông được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc DongABank đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty Kiều hối Đông Á, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thẻ thông minh ViNa - V.N.B.C.
Năm 2014 ông Lê Trí Thông rời DongABank về làm Phó Tổng Giám đốc của tập đoàn tư vấn quản trị chiến lược The Boston Consulting Group (BCG). Ông Thông được bầu làm Phó chủ tịch HĐQT Công ty PNJ nhiệm kỳ 2017-2020.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.