Cảnh tượng hoang tàn ở dinh thự của bạo chúa Tây Bắc

Cảnh tượng hoang tàn ở dinh thự của bạo chúa Tây Bắc

(Kiến Thức) - Dinh thự nằm ở vị trí đắc địa tại ngã ba sông, có thể bao quát được mọi hoạt động của một vùng sông nước rộng lớn...

Tại một dải đất nhô ra ở ngã ba sông Nậm Na và sông Đà thuộc địa phận xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồ ngày nay vẫn tồn tại một phế tích của một công trình kiến trúc từng có vị trí rất quan trọng trong lịch sử vùng đất Tây Bắc.
Tại một dải đất nhô ra ở ngã ba sông Nậm Na và sông Đà thuộc địa phận xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồ ngày nay vẫn tồn tại một phế tích của một công trình kiến trúc từng có vị trí rất quan trọng trong lịch sử vùng đất Tây Bắc.
Đó chính là khu dinh thự của Đèo Văn Long (1890 - 1975) - vị lãnh chúa người dân tộc Thái giàu có và tàn bạo khét tiếng Tây Bắc một thời.
Đó chính là khu dinh thự của Đèo Văn Long (1890 - 1975) - vị lãnh chúa người dân tộc Thái giàu có và tàn bạo khét tiếng Tây Bắc một thời.
Khu dinh thự được xây dựng từ năm 1916 - 1918, với khu nhà chính được xây 2 tầng trên một nền đất cao được gia cố bằng đá hộc.
Khu dinh thự được xây dựng từ năm 1916 - 1918, với khu nhà chính được xây 2 tầng trên một nền đất cao được gia cố bằng đá hộc.
Theo lời kể của những người cao tuổi trong vùng thì kiến trúc của khu dinh thự Đèo Văn Long là sự kết hợp giữa kiến trúc nhà sàn của người Thái với kiến trúc của người Pháp.
Theo lời kể của những người cao tuổi trong vùng thì kiến trúc của khu dinh thự Đèo Văn Long là sự kết hợp giữa kiến trúc nhà sàn của người Thái với kiến trúc của người Pháp.
Được xây dựng kiên cố như một pháo đài, khu dinh thự từng có tường bao cao trên 3m, dày 40cm, có bố trí nhiều lỗ châu mai (bức tường này chỉ còn tại vết tích của một số đoạn).
Được xây dựng kiên cố như một pháo đài, khu dinh thự từng có tường bao cao trên 3m, dày 40cm, có bố trí nhiều lỗ châu mai (bức tường này chỉ còn tại vết tích của một số đoạn).
Công trình được xây bằng gạch chỉ, sàn bằng gỗ, mái lợp bằng loại ngói tách ra từ đá giấy - loại đã lúc mới tách rất mềm nhưng khi phơi nắng sẽ cứng như sành.
Công trình được xây bằng gạch chỉ, sàn bằng gỗ, mái lợp bằng loại ngói tách ra từ đá giấy - loại đã lúc mới tách rất mềm nhưng khi phơi nắng sẽ cứng như sành.
Dinh thự nằm ở vị trí đắc địa tại ngã ba sông, có thể bao quát được mọi hoạt động của một vùng sông nước rộng lớn, đồng thời kiểm soát được con đường lên Mường Tè và Phong Thổ.
Dinh thự nằm ở vị trí đắc địa tại ngã ba sông, có thể bao quát được mọi hoạt động của một vùng sông nước rộng lớn, đồng thời kiểm soát được con đường lên Mường Tè và Phong Thổ.
Xung quanh ngôi nhà chính là còn có những khu nhà quy mô nhỏ hơn dành cho những người giúp việc, binh lính, đền miếu, chuồng trại nuôi gia súc…
Xung quanh ngôi nhà chính là còn có những khu nhà quy mô nhỏ hơn dành cho những người giúp việc, binh lính, đền miếu, chuồng trại nuôi gia súc…
Do nằm thấp hơn tòa nhà chính, ngày nay các công trình này đã bị ngập một phần dưới làn nước của hồ thủy điện Sơn La.
Do nằm thấp hơn tòa nhà chính, ngày nay các công trình này đã bị ngập một phần dưới làn nước của hồ thủy điện Sơn La.
Trở lại với lịch sử. Sau khi chiếm được Lai Châu, thực dân Pháp dựng chúa Thái Đèo Văn Trị, sau này được người con Đèo Văn Long nối nghiệp, cai quản Khu tự trị Thái ở Liên bang Đông Dương (chiếm phần lớn vùng Tây Bắc hiện nay). Khi cầm quyền, Đèo Văn Long đã bóc lột thậm tệ và đàn áp tàn bạo người dân trong khu vực.
Trở lại với lịch sử. Sau khi chiếm được Lai Châu, thực dân Pháp dựng chúa Thái Đèo Văn Trị, sau này được người con Đèo Văn Long nối nghiệp, cai quản Khu tự trị Thái ở Liên bang Đông Dương (chiếm phần lớn vùng Tây Bắc hiện nay). Khi cầm quyền, Đèo Văn Long đã bóc lột thậm tệ và đàn áp tàn bạo người dân trong khu vực.
Sau thất bại của thực dân Pháp ở trận Điện Biên Phủ năm 1954, Đèo Văn Long bay bằng trực thăng về Hà Nội rồi sau đó trốn sang Lào và tị nạn ở Pháp đến hết đời. Ngay sau khi Đèo Văn Long bỏ chạy, người dân trong vùng đã kéo đến phá hủy khu dinh thự của vị cựu lãnh chúa.
Sau thất bại của thực dân Pháp ở trận Điện Biên Phủ năm 1954, Đèo Văn Long bay bằng trực thăng về Hà Nội rồi sau đó trốn sang Lào và tị nạn ở Pháp đến hết đời. Ngay sau khi Đèo Văn Long bỏ chạy, người dân trong vùng đã kéo đến phá hủy khu dinh thự của vị cựu lãnh chúa.
Kể từ đó đến nay, toàn bộ khu dinh thự bề thế một thời biến thành một đống đổ nát hoang lạnh đến rợn người.
Kể từ đó đến nay, toàn bộ khu dinh thự bề thế một thời biến thành một đống đổ nát hoang lạnh đến rợn người.
Gần đây, tỉnh Lai Châu đã đưa ra dự án phục chế dinh thự Đèo Văn Long. Nhưng kế hoạch này gặp rất nhiều trở ngại do những tư liệu về khu dinh thự lịch sử chỉ còn lại rất ít.
Gần đây, tỉnh Lai Châu đã đưa ra dự án phục chế dinh thự Đèo Văn Long. Nhưng kế hoạch này gặp rất nhiều trở ngại do những tư liệu về khu dinh thự lịch sử chỉ còn lại rất ít.

GALLERY MỚI NHẤT