Cảnh sát TBN đập kính lao vào điểm bỏ phiếu ly khai ở Catalan

Cảnh sát TBN đập kính lao vào điểm bỏ phiếu ly khai ở Catalan

Cảnh sát Tây Ban Nha đập cửa kính, phá khóa để lao vào điểm bỏ phiếu nơi lãnh đạo vùng Catalan sắp tiến hành trưng cầu dân ý ly khai khỏi Madrid.

Sáng 1/10,  người dân Catalan đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý nhằm quyết định việc đòi độc lập cho vùng tự trị này. Cuộc trưng cầu dân ý do chính quyền Catalan tổ chức và bị chính phủ Tây Ban Nha cho là bất hợp pháp. Ảnh: Reuters.
Sáng 1/10, người dân Catalan đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý nhằm quyết định việc đòi độc lập cho vùng tự trị này. Cuộc trưng cầu dân ý do chính quyền Catalan tổ chức và bị chính phủ Tây Ban Nha cho là bất hợp pháp. Ảnh: Reuters.
Cảnh sát đụng độ người ủng hộ trưng cầu dân ý tại một điểm bỏ phiếu ở Catalan. Ảnh: AP.
Cảnh sát đụng độ người ủng hộ trưng cầu dân ý tại một điểm bỏ phiếu ở Catalan. Ảnh: AP.
Cảnh sát chống bạo động Tây Ban Nha đã triển khai đến Catalan và bắt đầu đi thu các thùng phiếu cũng như giấy tờ bầu cử tại các điểm bỏ phiếu ở Catalan. Trong ảnh, cảnh sát đập vỡ cửa kính và dùng kìm phá khóa để xông vào điểm bỏ phiếu nơi các lãnh đạo Catalan Carles Puigdemont dự kiến bỏ phiếu. Ảnh: Reuters.
Cảnh sát chống bạo động Tây Ban Nha đã triển khai đến Catalan và bắt đầu đi thu các thùng phiếu cũng như giấy tờ bầu cử tại các điểm bỏ phiếu ở Catalan. Trong ảnh, cảnh sát đập vỡ cửa kính và dùng kìm phá khóa để xông vào điểm bỏ phiếu nơi các lãnh đạo Catalan Carles Puigdemont dự kiến bỏ phiếu. Ảnh: Reuters.
Cảnh sát chống bạo động Tây Ban Nha triển khai đến Catalan và bắt đầu đi thu các thùng phiếu cũng như giấy tờ bầu cử tại các điểm bỏ phiếu ở Catalan.
Cảnh sát chống bạo động Tây Ban Nha triển khai đến Catalan và bắt đầu đi thu các thùng phiếu cũng như giấy tờ bầu cử tại các điểm bỏ phiếu ở Catalan.
Trước cuộc trưng cầu dân ý, cảnh sát Tây Ban Nha cũng đang bắt giữ nhiều quan chức Catalan và kiểm soát cơ sở thông tin liên lạc của chính quyền khu tự trị này. Ảnh: Reuters.
Trước cuộc trưng cầu dân ý, cảnh sát Tây Ban Nha cũng đang bắt giữ nhiều quan chức Catalan và kiểm soát cơ sở thông tin liên lạc của chính quyền khu tự trị này. Ảnh: Reuters.
Lo sợ cảnh sát sẽ phong tỏa tất cả các điểm bỏ phiếu, nhiều cử tri đã chiếm đóng các địa điểm này trước, một số người đã mang theo gối và chăn để ngủ lại bên ngoài. Những người tổ chức đưa thùng phiếu đến cử tri từ trước khi bình minh lên và kêu gọi mọi người kháng cự một cách bị động trước cảnh sát. Ảnh: Reuters.
Lo sợ cảnh sát sẽ phong tỏa tất cả các điểm bỏ phiếu, nhiều cử tri đã chiếm đóng các địa điểm này trước, một số người đã mang theo gối và chăn để ngủ lại bên ngoài. Những người tổ chức đưa thùng phiếu đến cử tri từ trước khi bình minh lên và kêu gọi mọi người kháng cự một cách bị động trước cảnh sát. Ảnh: Reuters.
Trước đó, chính quyền vùng Catalan nói rằng cử tri có thể tự in phiếu rồi đến bất cứ điểm bỏ phiếu nào còn mở cửa để bỏ, nếu khu vực bỏ phiếu của họ bị đóng. Cảnh sát Tây Ban Nha đã thu các tờ rơi vận động bỏ phiếu và đóng cửa khoảng 2.300 trường học được chọn là điểm bỏ phiếu. Ảnh: Reuters.
Trước đó, chính quyền vùng Catalan nói rằng cử tri có thể tự in phiếu rồi đến bất cứ điểm bỏ phiếu nào còn mở cửa để bỏ, nếu khu vực bỏ phiếu của họ bị đóng. Cảnh sát Tây Ban Nha đã thu các tờ rơi vận động bỏ phiếu và đóng cửa khoảng 2.300 trường học được chọn là điểm bỏ phiếu. Ảnh: Reuters.
Phong trào đòi độc lập cho Catalan đã 3 thế kỷ nay, bắt đầu từ năm 1714 khi vua Philip V của Tây Ban Nha chiếm Barcelona. Kể từ đó, những người theo chủ nghĩa dân tộc vùng Catalan liên tục đòi quyền tự trị cho vùng này. Khi tướng Francisco Franco lên nắm quyền thủ tướng Tây Ban Nha năm 1939, ông thi hành các chính sách đàn áp các nỗ lực tự trị ở Catalan, quét sạch các định chế và ngôn ngữ riêng biệt ở đây. Ảnh: Reuters.
Phong trào đòi độc lập cho Catalan đã 3 thế kỷ nay, bắt đầu từ năm 1714 khi vua Philip V của Tây Ban Nha chiếm Barcelona. Kể từ đó, những người theo chủ nghĩa dân tộc vùng Catalan liên tục đòi quyền tự trị cho vùng này. Khi tướng Francisco Franco lên nắm quyền thủ tướng Tây Ban Nha năm 1939, ông thi hành các chính sách đàn áp các nỗ lực tự trị ở Catalan, quét sạch các định chế và ngôn ngữ riêng biệt ở đây. Ảnh: Reuters.
"Tôi dậy sớm vì đất nước cần tôi", Reuters dẫn lời Eulalia Espinal, một hưu trí 64 tuổi đang xếp hàng cùng 100 người khác bên ngoài một trường học ở Barcelona để chờ bỏ phiếu. Khi đó là 5 giờ sáng và trời đang mưa. Ảnh: Reuters.
"Tôi dậy sớm vì đất nước cần tôi", Reuters dẫn lời Eulalia Espinal, một hưu trí 64 tuổi đang xếp hàng cùng 100 người khác bên ngoài một trường học ở Barcelona để chờ bỏ phiếu. Khi đó là 5 giờ sáng và trời đang mưa. Ảnh: Reuters.
Cuộc trưng cầu dân ý ở Catalan đã đẩy Tây Ban Nha vào cuộc khủng hoảng hiến pháp nghiêm trọng nhất trong nhiều thập niên và làm dấy lên nguy cơ về bạo lực và bất ổn tại khu vực giàu có này. Catalan hiện là vùng giàu có nhất Tây Ban Nha, chiếm 16% dân số và 20% quy mô nền kinh tế. Người Catalan thường than thở họ phải nộp ngân sách nhà nước nhiều hơn là phần được nhận lại. Ảnh: Reuters.
Cuộc trưng cầu dân ý ở Catalan đã đẩy Tây Ban Nha vào cuộc khủng hoảng hiến pháp nghiêm trọng nhất trong nhiều thập niên và làm dấy lên nguy cơ về bạo lực và bất ổn tại khu vực giàu có này. Catalan hiện là vùng giàu có nhất Tây Ban Nha, chiếm 16% dân số và 20% quy mô nền kinh tế. Người Catalan thường than thở họ phải nộp ngân sách nhà nước nhiều hơn là phần được nhận lại. Ảnh: Reuters.
Lãnh đạo Puigdemont tuyên bố rằng nếu kết quả trưng cầu dân ý là "độc lập", Catalan sẽ tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha trong vòng 48 giờ. Ảnh: Reuters.
Lãnh đạo Puigdemont tuyên bố rằng nếu kết quả trưng cầu dân ý là "độc lập", Catalan sẽ tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha trong vòng 48 giờ. Ảnh: Reuters.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy chỉ có khoảng 40% người dân ở Catalan ủng hộ độc lập, dù vậy, phần lớn họ đồng ý với việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý. Khu tự trị 7,5 triệu dân này là vùng giàu có nhất Tây Ban Nha với quy mô nền kinh tế còn lớn hơn cửa Bồ Đào Nha. Ảnh: Reuters.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy chỉ có khoảng 40% người dân ở Catalan ủng hộ độc lập, dù vậy, phần lớn họ đồng ý với việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý. Khu tự trị 7,5 triệu dân này là vùng giàu có nhất Tây Ban Nha với quy mô nền kinh tế còn lớn hơn cửa Bồ Đào Nha. Ảnh: Reuters.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.