Cảnh sát biển Việt Nam được tăng thêm phạm vi hoạt động

Luật Cảnh sát biển Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2019. Đây là đạo luật có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, quy định cụ thể những hoạt động của cảnh sát biển Việt Nam.

Cảnh sát biển Việt Nam được tăng thêm phạm vi hoạt động
Nhân dịp này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, về hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước là nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển sau khi Luật có hiệu lực.
Phóng viên: Những nội dung chính và những điểm mới của Luật Cảnh sát biển Việt Nam là gì, thưa Trung tướng?
Canh sat bien Viet Nam duoc tang them pham vi hoat dong
 Cảnh sát biển Việt Nam.
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn: Luật Cảnh sát biển Việt Nam được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 ngày 19-11-2018 với 8 Chương, 41 Điều, bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1-7-2019.
Luật quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; chế độ, chính sách đối với Cảnh sát biển Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Tại Khoản 2, Điều 11 quy định: “Trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hòa bình, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, Cảnh sát biển Việt Nam được hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam”. Đây là điểm mới về phạm vi hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam quy định trong Luật là hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam. Cụm từ “ngoài vùng biển Việt Nam” có thể được hiểu bao gồm: các địa bàn liên quan và vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam (đất liền, vùng biển quốc tế).
Điều 12 Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định rõ bảy biện pháp công tác Cảnh sát biển gồm: vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn trên biển theo quy định của pháp luật; Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định việc sử dụng các biện pháp công tác Cảnh sát biển, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết định của mình. Hiện nay, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về biện pháp công tác Cảnh sát biển.
Quy định tại Điều 12 Luật Cảnh sát biển Việt Nam tạo cơ sở pháp lý để Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; thể hiện đúng vị trí, vai trò là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật trên biển.
Đây là quy định mới, rõ ràng hơn so với Pháp lệnh năm 2008; khắc phục được bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành đang chưa có quy định về biện pháp công tác Cảnh sát biển.
Bên cạnh đó, so với Pháp lệnh, Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định rõ ràng hơn về hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam, bố cục một mục riêng, gồm ba điều về nguyên tắc, nội dung và hình thức hợp tác quốc tế tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi để Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện trách nhiệm quốc gia ven biển theo quy định của các Điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên.
Phóng viên: Thưa Trung tướng, theo Luật thì Cảnh sát biển được quyền truy đuổi tàu thuyền trên biển, ông có thể nói rõ về việc này?
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn: Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện nhiều hoạt động có liên quan tới hạn chế quyền con người, quyền công dân. Cảnh sát biển Việt Nam đã thường xuyên sử dụng các quyền này để đấu tranh, ngăn chặn những hành vi xâm phạm vùng biển Việt Nam; khai thác thủy sản bất hợp pháp; nghiên cứu, thăm dò dầu khí, khoáng sản; buôn lậu, buôn bán, vận chuyển hàng hóa trái phép; buôn lậu ma túy trên biển; trấn áp cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền.
Vì vậy, để bảo đảm tuân thủ Khoản 2, Điều 14 Hiến pháp năm 2013 về “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật…”, Chương 3, Luật Cảnh sát biển Việt Nam đã có những quy định cụ thể, rõ ràng về trình tự, thủ tục, thẩm quyền của Cảnh sát biển Việt Nam trong từng hoạt động như: tuần tra, kiểm tra, kiểm soát; huy động nhân lực, tàu thuyền, phương tiện dân sự; thực hiện quyền truy đuổi tàu thuyền trên biển; sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; công bố cấp độ an ninh hàng hải…
Phóng viên: Luật Cảnh sát biển Việt Nam có nêu trách nhiệm và chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát biển Việt Nam, đề nghị Trung tướng nói rõ hơn về vấn đề này?.
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn: Xuất phát từ đặc điểm môi trường hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam trên các vùng biển rộng, có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khó khăn nên nhiều trường hợp cần có sự tham gia, phối hợp công tác, hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan, cá nhân, tổ chức để thực hiện nhiệm vụ.
Vì vậy, Luật Cảnh sát biển Việt Nam đã có những quy định cụ thể để bảo đảm chế độ, chính sách cho tổ chức, cá nhân hỗ trợ Cảnh sát biển Việt Nam cụ thể trong các điều luật. Như tại Điều 6 quy định “Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định về trách nhiệm và chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát biển Việt Nam” và Điều 16 quy định về huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của Cảnh sát biển Việt Nam.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Trung tướng!

Một chiến sĩ cảnh sát biển hi sinh khi làm nhiệm vụ

Chiến sĩ Cảnh sát biển Phạm Văn Huy hi sinh khi đang làm nhiệm vụ tuần tra trên vùng biển thuộc huyện đảo Cát Hải, Hải Phòng.

Một chiến sĩ cảnh sát biển hi sinh khi làm nhiệm vụ
Đầu giờ chiều 22/6, Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 đã tìm thấy và vớt được thi thể thượng úy Phạm Văn Huy bị mất tích từ đêm 20/6.
Lãnh đạo Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 cho biết thông tin ban đầu, tối 20/6 thượng úy Huy cùng một số cán bộ, chiến sĩ cảnh sát biển làm nhiệm vụ tuần tra trên vùng biển thuộc huyện đảo Cát Hải, TP Hải Phòng.

Tình hình biển Đông phức tạp, Luật Cảnh sát biển cấp bách vô cùng

(Kiến Thức) - Hầu hết các đại biểu đều thống nhất rằng, Luật Cảnh sát biển là rất cấp thiết khi mà tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, tình huống liên quan tới an ninh, quốc phòng liên tiếp xảy ra.

Tình hình biển Đông phức tạp, Luật Cảnh sát biển cấp bách vô cùng
Hôm nay (8/6), tham gia thảo luận dự án Luật Cảnh sát biển Việt Nam, các đại biểu bày tỏ đồng tình với việc cần thiết phải ra đời Luật Cảnh sát biển.
Đại biểu Phạm Đình Cúc (Bà Rịa - Vũng Tàu) nhận định, biển Đông được đánh giá là một trong những vùng biển có nhiều tranh chấp phức tạp nhất thế giới. Không chỉ liên quan đến lợi ích của nhiều nước ven biển Đông mà còn liên quan đến lợi ích chính trị của nhiều cường quốc, hải dương trên thế giới.

Có nên quy định cảnh sát biển là lực lượng vũ trang?

(Kiến Thức) - Trong khi đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn Kon Tum) cho rằng việc quy định cảnh sát biển là lực lượng vũ trang là phù hợp thì không ít đại biểu cho là một vấn đề rất nhạy cảm, mâu thuẫn với quy định hiện hành.

Có nên quy định cảnh sát biển là lực lượng vũ trang?
Trong phiên thảo luận về Luật Cảnh sát biển ngày hôm qua (8/6), đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên) quan ngại nếu quy định lực lượng cảnh sát biển là lực lượng vũ trang sẽ mâu thuẫn với với quy định hiện hành là “thành phần lực lượng vũ trang bao gồm Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân và dân quân tự vệ”.
“Nếu là lực lượng vũ trang quy định trong này sẽ thấy mâu thuẫn ngay với Điều 23 của Luật Quốc phòng vừa thông qua. Điều 23 quy định lực lượng vũ trang, thành phần lực lượng vũ trang là Quân đội nhân dân Việt Nam, công an nhân dân và dân quân tự vệ. Vậy các đại biểu tranh luận đều rất có lý, bây giờ quy định như thế nào để phù hợp với pháp luật đúng vị trí của lực lượng này và đặc biệt là tạo cơ sở pháp lý cho lực lượng này làm tốt hơn được quy định trong luật và phù hợp với thực tế”, đại biểu Dung nói.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.