Cảnh phun trào như "ngày tận thế" của núi lửa mạnh nhất thế giới

Rạng sáng 11/4, Shiveluch, một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới, bắt đầu phun dung nham và tro bụi cao tới 20km lên bầu trời vùng Kamchatka ở Viễn Đông nước Nga.

Núi lửa Shiveluch ở Viễn Đông Nga đã bắt đầu phun trào vào rạng sáng 11/4 theo giờ địa phương, tung một cột tro bụi cao tới 20 km vào bầu khí quyển. Chính quyền vùng Kamchatka đang theo dõi dòng dung nham, trong khi cư dân của các thị trấn gần đó được yêu cầu ở trong nhà và đeo khẩu trang.
Vụ phun trào bắt đầu vào khoảng 1 giờ sáng và đạt cực đại ngay trước 6 giờ sáng, theo các nhà nghiên cứu núi lửa từ chi nhánh địa phương của Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Những đám tro nóng bốc lên bầu trời, sau đó là những tảng đá cùng với dòng dung nham chảy xuống từ ngọn núi cao 2.500 mét so với mực nước biển Thái Bình Dương.
Các thiết bị và giám sát vệ tinh vào sáng 11/4 xác nhận tro bụi đã bay cao tới 20 km trong bầu khí quyển. Sự kiện núi Shiveluch phun trào được quan sát bởi các trạm giám sát cách đó hơn 100 km.
Các nhà khoa học và cư dân địa phương đã chụp được đám mây bụi khổng lồ, vừa đáng sợ và tuyệt đẹp phía trên núi Shiveluch, đồng thời chia sẻ video về một lớp tro dày bao phủ các phương tiện và nhà cửa ở các thị trấn gần đó.
>>> Mời độc giả xem video cảnh tượng núi lửa Shiveluch phun trào hùng vĩ và đáng sợ (Nguồn: Telegram/RT)
Danila Chebrov, giám đốc chi nhánh Kamchatka của Cơ quan Địa chất liên bang Nga, cho biết: “Thật may, núi lửa đã không bắt đầu phun trào trong mùa du lịch, khi nhiều du khách chủ quan, phớt lờ cảnh báo và đi lạc vào khu vực cấm".
Ở Klyuchi, cách Shiveluch khoảng 47 km, bầu trời chuyển sang màu đen. Các trường học địa phương buộc phải chuyển sang học từ xa; người dân được yêu cầu ở nhà, và đeo khẩu trang nếu họ cần ra ngoài vì bất kỳ lý do gì do tro bụi.
Đám mây tro sau vụ phun trào trôi dạt về phía tây và nam và có kích thước 400 km x 270 km - theo chi nhánh Khảo sát Địa vật lý Kamchatka của Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết trên Telegram. Báo cáo phương tiện truyền thông Nga chỉ ra rằng đám mây này đang tiếp tục lan rộng.
Hãng tin TASS trích dẫn nguồn Viện Núi lửa và Địa chấn học Nga cho hay, lượng tro bụi đo được là 8,5 cm, cao nhất trong vòng 60 năm.
Khi dung nham chảy xuống từ núi lửa, nó làm tan chảy tuyết trên sườn Shiveluch, gia tăng nguy cơ lở đất. Con đường dọc theo sông Kamchatka, nối Klyuchi với Mayskoe và Kozyrevsk xa hơn trong đất liền, đang được giám sát và chính quyền khuyến cáo mọi người nên tránh xa khu vực này ngay lập tức.
Một "báo động đỏ" với đi lại hàng không được ban bố trên bán đảo Kamchatka sau vụ núi lửa Shiveluch phun trào. Giao thông hàng không đã được định tuyến lại sau vụ phun trào vào cuối tuần trước tại Bezymianny, một ngọn núi lửa khác ở phía nam, gây ra đám tro bụi cao 12 km. Một khu vực hạn chế dài 25 km khi đó đã được thiết lập xung quanh cả hai ngọn núi lửa, đề phòng vụ phun trào tại Shiveluch.
Shiveluch là một trong những ngọn núi lửa lớn nhất của Kamchatka và là một trong những ngọn núi hoạt động mạnh nhất trên hành tinh.
Ước tính Shiveluch đã có khoảng 60 vụ phun trào đáng kể trong 10.000 năm qua, trong đó vụ phun trào lớn gần đây nhất là vào năm 2007. Ngọn núi lửa này có hai phần chính, phần nhỏ hơn - Young Shiveluch - được các nhà khoa học báo cáo là đang hoạt động cực kỳ tích cực trong những tháng gần đây, với đỉnh cao 2.800 mét nhô ra từ phần lớn - Old Shiveluch cao 3.283 mét.

Chàng trai Việt chinh phục cung đường ma mị đẹp nhất Đông Java

Chàng trai Hưng Thịnh (TP.Hồ Chí Minh) quyết định trở lại với niềm đam mê xê dịch của mình bằng một chuyến đi rất đặc biệt: chinh phục ngọn núi lửa đang hoạt động ở Indonesia.

Không giống như những chuyến đi du lịch bình thường, chỉ cần xách balo lên và đi. Để chuẩn bị cho chuyến hành trình chinh phục núi lửa Bromo, Hưng Thịnh đã mất 2 tháng trước đó để rèn luyện thể lực, tăng sức bền. Bởi chặng đường trong chuyến đi đa phần là đi bộ và leo núi trong rất nhiều giờ với độ nguy hiểm cao.

Quyết định thực hiện chuyến thám hiểm theo dạng tự túc chứ không đăng kí theo tour, chàng trai trẻ đã phải nghiên cứu rất kỹ những thông tin về điểm đến, hành trình cụ thể, hình thức di chuyển cũng như những trang bị cần thiết. “Thật sự mình đã khá hồi hộp và lo lắng, bởi mình sẽ phải đối diện với rất nhiều thử thách chưa từng trải qua.”, Hưng Thịnh chia sẻ.

Bất ngờ phát hiện miệng núi lửa trên sao Hỏa “chứa đầy” đá quý

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra "vầng hào quang" bí ẩn bao quanh các vết nứt trên bề mặt sao Hỏa.

Bat ngo phat hien mieng nui lua tren sao Hoa “chua day” da quy
 Các nhà khoa học thường tập trung vào nước khi tìm kiếm dấu hiệu của sự sống ngoài trái đất. Nhưng do nước không còn chảy trên sao Hỏa nên các nhà khoa học phải săn lùng các dấu hiệu địa chất của nước từng tồn tại ở đó.

Đọc nhiều nhất

Tin mới