"Cánh cú mèo" giúp con người chế tạo động cơ và máy bay

Nhờ việc mô phỏng cấu tạo đôi cánh của kẻ săn mồi kia, các nhà khoa học đã có thể giảm thiểu được tiếng ồn của động cơ và máy bay.

"Cánh cú mèo" giúp con người chế tạo động cơ và máy bay

Nhờ những mép răng cưa ở đầu cánh, loài cú mèo được biết đến như những sát thủ thầm lặng; chúng vút qua hàng cây và quắp con mồi trong khi nạn nhân còn ngơ ngác không hiểu chuyện gì.

Nhờ việc mô phỏng cấu tạo đôi cánh của kẻ săn mồi kia, các nhà khoa học đã có thể giảm thiểu được tiếng ồn của động cơ và máy bay.

Ứng dụng trên máy móc con người

Nhóm chuyên gia thuộc Đại học Chiba, Nhật Bản đã phát hiện ra rằng, các khía răng cưa trên cánh chim cú có thể kiểm soát quá trình chuyển đổi dòng không khí hỗn độn và dòng không khí hợp lý. Ngoài ra họ còn cho biết: Những nguyên tắc tương tự cũng có thể được sử dụng trong thiết kế máy móc của con người. Nghiên cứu này vừa được công bố trong “iopscience” vào ngày 04/07 mới đây.

Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng mép răng cưa có thể giúp giảm tiếng ồn khi không khí thổi qua tấm kim loại. Nhằm tăng độ tin cậy, nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình máy tính để đo âm thanh trên các ống thông gió ứng dụng thiết kế mới.

"Cánh cú mèo" giúp con người chế tạo động cơ và máy bay ảnh 1

Các nhà khoa học phát hiện khía răng cưa trên cánh cú mèo có khả năng giảm tiếng ồn (Ảnh: Shutterstock).

Hao Liu - trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: "Cú mèo được biết đến với khả năng bay không gây tiếng động là nhờ những đặc điểm thiết kế độc đáo trên cánh của chúng. Ngoài sở hữu phần bề mặt mượt như nhung, loài chim còn có phần răng cưa ở đầu mũi cánh và hai bên rìa cánh giúp giảm thiểu tiếng ồn tối đa khi hoạt động”.

Kết quả cho thấy: các khía răng cưa ở đầu cánh có thể kiểm soát thụ động sự chuyển đổi giữa dòng chảy không khí ổn định và dòng không khí hỗn loạn trên bề mặt ở góc độ tấn công (AoA) – góc độ gió thổi vào cánh (thường giao động giữa 0 và 20 độ).

Nói cách khác, những khía răng cưa này rất quan trọng trong việc quản lý sức mạnh khí động học và giảm thiểu tiếng ồn. Chúng chia nhỏ luồng không khí có tần số cao đập vào cánh thành các luồng không khí nhỏ hơn, không khí tiếp xúc sẽ dịu hơn và êm hơn.

Các nhà khoa học cho biết có sự cân bằng giữa khả năng sản xuất lực và ức chế tiếng ồn. Ở AoA dưới 15 độ, cánh của chim cú có khía răng cưa sản xuất lực khí động học yếu hơn loại cánh không có khía răng cưa của các loài chim khác.

Tuy nhiên, khi AoA trên 15 độ (thường thấy khi một con cú đang bay) thì khả năng sản xuất khí động học cũng như giảm tiếng ồn được cải thiện đáng kể, nhóm nghiên cứu nói thêm.

Cần thêm nhiều năm nghiên cứu

Mặc dù phải thêm nhiều năm nghiên cứu nữa các nhà khoa học mới có thể đưa những phát hiện này vào hoạt động thiết kế động cơ, máy bay và bất cứ thứ gì khác tương tác với luồng không khí khi hoạt động. Nhưng vào thời điểm hiện tại đã có một cơ sở nghiên cứu được xây dựng để giải quyết vấn đề trên.

Liu cho biết: "Nếu áp dụng những thành tựu trong nghiên cứu các khía răng cưa của chim cú cho các cánh động cơ, cánh máy bay hoặc máy bay không người lái; chúng ta có thể tạo ra một thế hệ máy móc vận hành êm ái, yên tĩnh mà vẫn hiệu quả”.

"Hiện tại, tiếng ồn là rào cản chính trong việc xây dựng và phát triển các động cơ gió. Nếu quả thực có thể khiến các động cơ kia “im lặng” khi làm việc, thì nghiên cứu này là một công trình rất đáng để đầu tư", trưởng nhóm nghiên cứu chia sẻ.

Cú mèo: Loài chim sở hữu một khuôn mặt phẳng với đôi mắt to. Chúng thường săn bắt những động vật có vú nhỏ làm thức ăn vào ban đêm.

Đặc tính của loài chim

Trời chập choạng tối là lúc chúng đi kiếm ăn. Thức ăn ưa thích của các loài này chủ yếu là chuột, chim và côn trùng. Chim cú thường làm tổ trong các hốc cây, đôi khi trên nóc nhà. Con non thường được cả bố và mẹ chăm sóc, đến khi trưởng thành chúng tự tách khỏi bố mẹ và tạo cho mình cuộc sống riêng. Thường, chúng ít thay đổi khu vực kiếm ăn và nơi làm tổ, chỉ khi có sự xáo trộn (thường là môi trường sống bị tàn phá) chúng mới bỏ đi nơi khác.

Vào mùa sinh sản, tiếng kêu của chúng vang vọng khắp nơi, có thể vang xa trong vòng bán kính một cây số, chủ yếu để gọi bạn tình và khẳng định nơi chúng đang sống. Những con có tiếng kêu to và thanh thường dễ hấp dẫn bạn tình hơn. Chúng kêu suốt đêm, cho đến khi có bạn tình mới dần bớt lại.

Ngoài ra, tiếng kêu của chúng còn báo hiệu một buổi tối kiếm ăn bắt đầu, nhưng tiếng kêu này ngắn hơn so với vào mùa sinh sản. Và còn tiếng kêu đói của con non khi bố mẹ chưa kịp mang mồi về.

Chuyên gia Việt “bắt bệnh” và bày cách né tiếng ồn chói tai

Tiếng còi xe, tiếng máy sấy tóc, tiếng nhạc, tiếng trẻ nhỏ khóc, tiếng động vật kêu…. không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Ngưỡng gây chói tai của tiếng ồn? làm thế nào để “né” được tiếng ồn…?

Chuyên gia Việt “bắt bệnh” và bày cách né tiếng ồn chói tai
Chuyen gia Viet “bat benh” va bay cach ne tieng on choi tai
 TS. Nguyễn Phan Kiên, Viện Điện tử Viễn thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, các nhà khoa học sử dụng dBA (decibenA) để quy chung về âm thanh tương đương. Đối với tai người thì ngưỡng gây chói tai của tiếng ồn vào khoảng 120dBA. Như vậy, âm thanh cứ vượt quá 120dBA sẽ làm người nghe khó chịu và nó sẽ ảnh hưởng tới khả năng nghe nếu trong trường hợp chịu tác động lâu dài.

Ông lão nhặt 2 con chim về nhà nuôi nhưng ngay lập tức “tiễn khách”

Hai chú chim này có lai lịch gì đặc biệt khiến ông lão nhận nuôi chúng phải lập tức "tiễn khách" khi có người nói về chúng? Hãy cùng khám phá trong bài viết sau đây.

Ông lão nhặt 2 con chim về nhà nuôi nhưng ngay lập tức “tiễn khách”
Ông lão đã nhận nuôi 2 chú chim như thế nào?

Cứu mạng con cú, người đàn ông được “quà cáp” suốt vài năm sau

Sau lần cưu mang một chú cú bị thương, người đàn ông này đã được "trả ơn" suốt nhiều năm sau.

Cứu mạng con cú, người đàn ông được “quà cáp” suốt vài năm sau

Vào năm 2011, trong một lần đi dạo trong trang trại ở Nam Phi, người đàn ông đã tình cờ phát hiện một con cú với vết thương ở cánh, ông ngay lập tức đưa nó về nhà và xây một chiếc ổ tạm thời. Hàng ngày, ông đều chăm sóc và cho nó ăn với hy vọng con cú mau chóng khỏe mạnh.

Cuu mang con cu, nguoi dan ong duoc “qua cap” suot vai nam sau

Con cú được chăm sóc vô cùng tận tình (Ảnh: Sohu)

Thời gian trôi đi, tình cảm của người đàn ông và con cú trở nên vô cùng gắn kết. Trong khoảng thời gian ở đây, nó cũng đã kết bạn được với những chú mèo trong nhà và trở thành một thành viên của gia đình ông chủ.

Sau hơn hai tháng được chăm sóc chu đáo, cánh của cú cuối cùng cũng bình phục. Mặc dù nó có vẻ thích thú với cuộc sống của con người nhưng chủ nhân vẫn quyết định trả nó về với tự nhiên.

Nhưng không bao lâu sau, ông chủ phát hiện con cú đã quay về, nó sẽ ở lại trang trại vào ban ngày và rời đi khi đêm tới. Tuy nhiên, nó không về tay không mà mỗi lần đều mang theo một món quà vô cùng "hoành tráng"!

Cuu mang con cu, nguoi dan ong duoc “qua cap” suot vai nam sau-Hinh-2

Dù đã về với tự nhiên nhưng con cú không quên quay về gặp chủ nhân đều đặn hàng ngày (Ảnh: Sohu)

Con cú mỗi lần về nhà cũ sẽ mang theo một con chuột, đôi khi là cả rắn, nó còn chia sẻ mồi cho những con mèo trong nhà. Điều đặc biệt là, những con vật nó đem tới không chỉ dành cho mèo mà còn là "món quà" tặng chủ nhân. Cú còn đợi ở trên giường của ân nhân và ngậm sẵn một con chuột trong miệng.

Cuu mang con cu, nguoi dan ong duoc “qua cap” suot vai nam sau-Hinh-3

Chia sẻ món mồi cho các chú mèo trong nhà chủ nhân (Ảnh: Sohu)

Cuu mang con cu, nguoi dan ong duoc “qua cap” suot vai nam sau-Hinh-4

Cuu mang con cu, nguoi dan ong duoc “qua cap” suot vai nam sau-Hinh-5

Mang quà lên tận giường trao cho ân nhân. (Ảnh: Sohu)

Qua nhiều năm, con cú vẫn đều đặn đem tới nhà chủ nhân những món quà độc đáo. Mặc dù ông hiểu rõ con cú muốn trả ơn vì đã cứu mạng nó, nhưng đôi khi người chủ vẫn phải thở dài và hy vọng rằng một ngày nào đó những món quà sẽ được thay đổi, vì không phải ai cũng có thể đón nhận những món quà như hiện tại.

Cuu mang con cu, nguoi dan ong duoc “qua cap” suot vai nam sau-Hinh-6

Luôn có những món quà đặc biệt do chú cú này đem tới (Ảnh: Sohu)

Cú mèo vốn được coi là biểu tượng của sự thông minh, khôn ngoan và tinh tường. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, loài chim cú này cũng có nhiều ý nghĩa tốt đẹp.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới